CHƯƠNG MỘT
VIỆT NAM
Việt Nam là một đất nước nhỏ bé ở bán đảo Đông Dương vùng Đông Nam Châu Á. Đất nước Việt Nam hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương với diện tích khoảng 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.(1) Đất nước Việt Nam tuy nhỏ nhưng dân tộc Việt có một lịch sử lâu đời với một nền văn minh lúa nước được xem là sớm nhất của nhân loại. Sử gia thời danh Arnold Toynbee đã nhận định nền văn minh Việt là một trong 35 nền văn minh tối cổ còn tồn tại tới ngày nay.
Ngày nay, giới nghiên cứu đã thống nhất một nhận định chung cho rằng Đông Nam Á với nền văn hóa Hòa Bình của những cư dân Hoabinhian-Protoviets, là một trong những cái nôi cổ nhất phát xuất nền văn minh của nhân loại. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm giao lưu của các nền văn hoá nên Việt Nam là nơi hội tụ hầu hết mọi đặc trưng văn hóa của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, các nhà Đông Nam Á học đã gọi Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ.(2)
Vận mệnh dân tộc Việt trải qua nhiều thăng trầm dâu bể, hết gần một ngàn năm nô lệ của giặc Tàu lại đến trăm năm đô hộ của giặc Tây, dân tộc chưa giành lại được nền độc lập thì dân tộc Việt lại lâm vào cuộc chiến tranh ý hệ tương tàn để lại một hậu quả bi thảm nhất trong lịch sử là một đất nước Việt Nam nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới. Hàng triệu người dân vô tội đã hy sinh, hàng triệu gia đình ly tán, hàng triệu người dân đã phải bỏ nước đi tìm tự do.
Vị trí địa lý thiên nhiên đã tạo nên một Việt Nam “Địa linh Nhân kiệt” như học giả Hans Stille, chủ tịch ủy ban kiến tạo thế giới đã nhận định:“ Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi do lòng đất chứa hầu hết các yếu tố cấu tạo chính của vỏ trái đât. Việt Nam lại nằm trên bản lề của đại lục phương Bắc và đại lục phương Nam của trái đất, của múi lục địa và múi đại dương. Chính vì vây, Việt Nam mới ở trên bản lề của 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ hành tinh Thái Bình Dương và Địa Trung Hải”.
Việt Nam nằm giữa con đường giao thương quốc tế từ Đông sang Tây và ngược laị, nên được xem như ngã tư quốc tế. Tiềm năng kinh tê dồi dào cũng như vị trí địa lý chiến lược hết sức quan trọng khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của các cuộc xâm lược, nơi đối đầu của các thế lực quốc tế. Tuy nhiên, vận mệnh thăng trầm của lịch sử cũng tạo điều kiện thuận lợi để dân tộc Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh Đông Tây rồi dung hóa tinh hoa của các nền văn minh của nhân loại, tổng hợp thành nền văn minh Việt Nam hiện đại.
Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại, sự thật khách quan của lịch sử đã được phục hồi làm đảo lộn tất cả nhận thức từ trước tới nay về chủng tộc và nền văn minh nhân loại. Đó là kết quả mới nhất về mã di truyền DNA đã khẳng định tộc Việt và Hán tộc là 2 tộc người khác nhau và Việt tộc là một đại chủng mà địa bàn cư trú trải rộng từ châu Á sang tới châu Mỹ với nền văn minh Hòa Bình tỏa rạng khắp thế giới.(3)
ĐẤT NƯỚC TÔI
Đất nước Việt Nam rộng 331.212 km², phía Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp vịnh Thái Lan, Tây giáp Lào và Cambodia, Đông giáp Thái Bình Dương. Nếu tính từ đỉnh cao phía Bắc trải dài xuống tới cực Nam là 1.650 km (từ vĩ tuyến 8027’ đến vĩ tuyến 23023’, Kinh tuyến 10208’). Việt Nam phiá Bắc giáp với Trung Quốc, phiá Tây giáp Lào và Cambodia, tổng cộng đường biên giới dài 4.639 cây số.(4)
Hình thể đất nước Việt Nam hình chữ S nên xem như một cái đòn gánh với đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt và đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Việt, ở giữa là một giải đất hẹp tính từ Đông sang Tây chỉ khoảng 50 km. Việt Nam nằm bên bờ Thái Bình Dương, bờ biển trải dài từ tỉnh Quảng Ninh cực Bắc trải dài xuống mũi Cà Mâu khoảng 2828 hải lý tức 3.444 km theo đường ven biển.(5)
Việt Nam nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi với một bờ biển dài như một cái bao lơn nhìn ra biển Thái Bình Dương, kiểm soát toàn bộ hải trình từ Biển Đông Bắc Thái Bình Dương xuống phương Nam và ngược lại. Con đường hàng hải quốc tế này phải đi qua vùng biển Đông của Việt Nam rồi qua vịnh Thái Lan, eo biển Mallacca sang Ấn Độ Dương lên Địa Trung Hải rồi tới các hải cảng ở Âu Châu và ngược lại. Chính vì vậy, Việt Nam giữ một vị trí “ngã tư giao thương quốc tế” đồng thời chiếm giữ một vai trò “địa lý chiến lược” của cả vùng Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Thái Bình Dương nằm ở phiá Đông nước Việt Nam nên từ xa xưa chúng ta đã gọi là biển Đông. Thái Bình Dương là biển rộng thứ ba thế giới với diện tích khoảng 3.447. 000 km2, độ sâu trung bình 1.400 m. Biển Đông của Việt Nam là một phần của Thái Bình Dương được bao bọc bởi các quần đảo Philippine và Indonesia nên phải gọi là vùng biển Đông Nam Á mới chính xác.
Theo bản thống kê mới nhất thì Việt Nam có 65 đảo là có dân cư sinh sống, 6 đảo lớn là Phú Quốc dân số 50 ngàn, Cái Bầu dân số 20 ngàn, Phú Quí 18 ngàn, Lý Sơn 16 ngàn, Cát Bà 15 ngàn và Cát Hải 13 ngàn người. Chỉ riêng vùng biển Quảng Ninh ở vịnh Bắc Việt đã có hơn 2 ngàn đảo chiếm 2/3 tổng số đảo trong cả nước. Trong vịnh Hạ Long có hàng ngàn đảo đá vôi bị xâm thực bào mòn tạo nên những hình dạng thiên nhiên vô cùng nên thơ, cảnh sắc đẹp đẽ độc đáo vô cùng. Bên trong là những hang động thạch nhũ kỳ thú nên được tổ chức văn hóa và giáo dục Liên Hiệp Quốc xếp hạng là kỳ quan thế giới. Đặc biệt vùng này có bến Vân Đồn với Hợp Phố là 2 thương cảng sầm uất của người Việt cổ từ xa xưa. Cửa biển Vân Đồn với những chiến tích lẫy lừng trong lịch sử Việt và đảo Bái Tử Long nằm cách bờ biển 110 km giữ một vị trí phòng thủ hết sức quan trọng.
Quần đảo Hoàng sa nằm trong kinh độ 110 đến 113 độ và vĩ độ 15, 45’ đến 17,15’ Bắc ngang với vĩ độ của Huế và Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 3 nhóm đảo là nhóm Nguyệt Thiềm, nhóm Tuyên Đức và nhóm Linh Côn với hơn 30 đảo, bãi đá ngầm và San hô với diện tích khoảng 15.000 km2. Về lịch sử thì không chỉ quần đảo Trường Sa mà ngay cả đảo Hải Nam và cả lãnh thổ Trung Quốc bây giờ là vùng cư trú của cộng đồng Bách Việt cách đây hơn 6 ngàn năm. Chính sách sử Trung Quốc chép rằng sau khi chiếm được Nam Việt, năm 107 TDL triều Hán đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ bộ gồm 9 quận Nam Hải (Quảng Đông), Thương Ngô (Quảng Tây), Uất Lâm (Quảng Tây), Hợp Phố (Quảng Châu), Giao Chỉ (Bắc Việt Nam), Cửu Chân (từ Vân Nam xuống tới Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An), Châu Nhai (Đảo Hải Nam), Đạm Nhĩ (nay là Đam Châu thuộc đảo Hải Nam). Trị sở Giao Chỉ bộ do viên Thứ Sử đứng đầu đóng ở Thương Ngô (Quảng Tây bây giờ). Mỗi quận cử 1 viên quan Thái Thú người Hán cai trị, các huyện vẫn do các Lạc tướng được triều Hán sắc phong là Huyện lệnh có ấn đồng giải xanh (thắt lưng xanh) trực tiếp cai trị như trước. Thực tế này, một lần nữa khẳng định vùng lưu vực 2 con sông Hoàng Hà-Dương Tử xuống vùng Nam Trung Hoa (Hoa Nam) kể cả đảo Hải Nam là của Bách Việt mà Hán tộc đã xâm lược vào thời Hán Vũ Đế năm 111TDL.
Sử sách Trung Quốc chép rằng sau khi chiếm được Nam Việt rồi thì Lộ Bác Đức phải nhờ Giám Cư Ông là người Việt ở Quế Lâm chiêu dụ Âu Lạc về thuộc Nam Việt. Theo “Giao Châu Ngoại vực ký” thì “Hai viên Điển sứ của Triệu Đà ở Âu Lạc đến dâng nộp sổ bộ hộ khẩu 2 quận, 100 con trâu và 1000 vò rượu rồi giao cho 2 viên Điển sứ cai trị như xưa”. Như vậy, ngay từ thời Triệu Vũ Đế Âu Lạc cũng như thời Hán đánh chiếm Nam Việt, Âu Lạc vẫn tự trị. Sau khi quân Hán chiếm Nam Việt, quân dân Nam Việt một số với cư dân Lạc Lê ở đảo Hải Nam tiếp tục chiến đấu chống quân Hán nên năm 81TDL, Hán triều phải bỏ Đạm Nhĩ sát nhập vào châu Nhai và đến năm 46TDL, quân Hán lại phải bỏ Châu Nhai vì bị thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, Hán triều phải bãi chức, triệu hồi Tích Quang về kinh. Như vậy, cả đảo Hải Nam(6), Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc Việt Nam ngay từ thời Hán. Đây là chứng cớ hùng hồn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt tộc.
Dưới triều Nguyễn, quần đảo này trực thuộc phủ Quảng Ngãi tỉnh Quảng Nam do triều đình trực tiếp cai quản quần đảo này. Năm 1938, quần đảo này là đơn vị hành chánh Đại lý Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Hoàng Sa là xã Định Hải, quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam. Quần đảo Trường sa nằm ở kinh độ từ 111 độ 30’ đến 117 độ Đông và vĩ độ từ 6 độ 50’ đến 12 độ Bắc. Quần đảo này án ngữ vùng biển ngoài khơi từ Khánh Hoà xuống tới Nam Việt. Quần đảo Trường Sa có trên 100 đảo lớn nhỏ với diện tích khoảng 180.000 km2. Trước đây, quần đảo này thuộc phủ Quảng Nghĩa, năm 1933 thuộc tỉnh Bà Rịa, năm 1956 thuộc tỉnh Phước Tuy, nay là huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Ngoài tài nguyên với khối lượng dầu hỏa ẩn tàng dưới thềm lục địa, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chiếm giữ một vị trí chiến lược quốc tế hết sức quan trọng, khống chế toàn bộ hải trình từ Đông sang Tây và ngược lại. Tổng số các đảo, đụn, cồn, đá, bãi cạn bãi ngầm thuộc Hoàng Sa là 130.(7)
Việt Nam hiện là thành viên của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á viết tắt là ASEAN bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myannar, Philippine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.(8)
THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Đất nước Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên với những mỏ quí kim vàng, bạc, măng gan, Bô xít, Chromát, phốt phát, than đá… Bờ biển Việt Nam dài 3.444 km với thềm lục địa ẩn chứa nguồn khoáng sản dầu mỏ có trữ lượng dầu cao nhưng tiềm năng phong phú của đất nước chưa được khai thác đúng mức. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với tam giác châu thổ sông Hồng từ Việt Trì ra tới vịnh Bắc Việt rộng khoảng 15 ngàn cây số vuông. Cách đây khoảng hơn 8.500 năm, vùng đồng bằng này trải dài tới đảo Hải Nam gọi là Nanhailand và Sundaland là bán đảo Đông Dương trải dài xuống tới Indonesia. Đây là thời kỳ biển tiến, mực nước biển dâng lên khoảng 130 mét tạo thành vịnh Bắc Việt ngăn cách đảo Hải Nam với đồng bằng Bắc Việt và mũi cà Mâu với quần đảo Indonesia hiện nay.(9)
Việt Nam ở vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối và mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 cm nên gây ra nạn lũ lụt ở một số nơi. Nằm ở miền nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam với những vùng đất thấp, núi cao, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm ở thượng du Bắc Việt và cao nguyên Trung Việt. Miền Bắc Việt Nam khí hậu chia ra 4 mùa khá rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Đông từ tháng 9 đến tháng 12, tháng lạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 và nơi lạnh nhất là đỉnh Sapa nhiệt độ xuống tới 50 C, mùa Hạ 37°C tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ cao nhất khoảng 370 C.(10)
BẢN ĐỒ VIỆT NAM
MIỀN BẮC VIỆT NAM
Tam giác châu thổ sông Hồng là vùng đất sinh tụ tự lâu đời của người Việt cổ từ đỉnh tam giác Việt Trì trải dài tới giáp vịnh Bắc Việt. Sông Hồng dài khoảng 1.200 km phát nguyên từ vùng Vân Nam chạy vào Bắc Việt với những hợp lưu là sông Lô và sông Đà với khối lượng phù sa khổng lồ 500 triệu mét khối mỗi giây. Vào mùa mưc lũ, lưu lượng tăng gấp 60 lần khiến người dân vùng này phải đắp đê, tu sửa hàng năm nhưng đôi khi vẫn xảy ra nạn vỡ đê, lũ lụt tràn ngập lên tới 14 mét. Mặt khác, khối lượng phù sa lắng đọng cũng tạo thêm màu mỡ phì nhiêu cho tam giác châu thổ sông Hồng để trở thành những cánh đồng lúa nước phì nhiêu và mỗi năm lấn ra biển khoảng 100 mét.
Vùng thượng du Bắc Việt ở phía Đông và Tây Bắc Việt trải dài xuống trung du gồm nhiều rặng núi cao nên có tên gọi là “Thập vạn Đại sơn” rừng rậm che phủ quanh năm. Ngọn núi cao nhất Việt Nam là ngọn Phăng Si Păng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 3.142 mét. Những rặng núi ở Bắc Việt Nam chạy dài ra tới vịnh Bắc Việt tạo nên những kỳ quan của thế giới như vịnh Hạ Long. Cách đây khoảng 8.500 năm, đồng bằng Bắc Việt còn chạy dài tới bờ biển phiá Đông của đảo Hải Nam. Sau nạn biển tiến, mực nước biển dâng cao tạo thành vịnh Bắc Việt chia cắt đảo Hải Nam với đồng bằng Bắc Việt hiện tại. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La và đặt tên là Thăng Long, kinh đô của nhà Lý. Mãi đến năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn mới đổi tên là Hà Nội nên Hà Nội được xem là vùng đất “ngàn năm văn vật” của Việt Nam.
MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Hệ thống núi non trải dài từ Hi Mã Lạp Sơn chạy dài xuống hướng Đông Nam, qua Vân Nam xuống Bắc Việt chia ra miền Miền Tây Bắc và Đông Bắc. Đến Trung Việt thì những dải núi chia cắt ngang miền Trung thành những đồng bằng hẹp rồi chạy thẳng ra biển nên có tên là Hoành Sơn. Vị trí địa lý thiên nhiên của miền Trung đã tạo nên những thắng cảnh như đèo Hải Vân, một vùng núi non trùng điệp trong đó có núi Bạch Mã nổi tiếng, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Nha Trang cát trắng. Ở phía Tây rặng Trường Sơn là vùng cao nguyên rộng 51.800 km2 với những đỉnh núi lởm chởm, rừng rậm cao nguyên chiếm tới 22% rừng của cả nước. Vùng cao nguyên đất đỏ rộng khoảng 51.800 km2, thời Pháp thuộc đặt tên là Liangbiang (Lâm Viên) gồm các tỉnh Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Phú Bổn, Quảng Đức, Lâm Đồng là những nơi mà đa số dân cư ngụ là đồng bào Thượng bao gồm các sắc tộc Rhadé, Banhar, Churu, Kaho, Mạ, Stiêng …
Cao nguyên nổi tiếng với ngọn núi Lâm Viên, thành phố Đà Lạt cảnh đẹp như mơ. Miền Trung còn được biết tới với đèo Hải Vân trên mây dưới biển của hải cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh. Đặc biệt, Thành nội trong Hoàng cung của Triều Nguyễn với kiến trúc Việt cổ độc đáo nóc oằn, mái và đầu dao cong vút đã được tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hiệp Quốc Unesco công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Miền Trung đất đai khô cằn, con người miền Trung sinh ra đã phải đấu tranh với thiên nhiên nên ý chí cao, chịu đựng được mọi gian khổ thử thách. Dải núi Hoành Sơn chia cắt miền Trung thành từng mảnh nên chỉ có những đồng bằng hẹp đất hằn lên sỏi đá. Vùng lưu vực sông Cả, sông Mã là vùng đồng bằng tương đối rộng nhất nơi sinh tụ người Việt cổ với nền văn hóa Đông Sơn còn lưu lại ấn tích “Văn minh Trống đồng” đặc trưng của Việt tộc. Vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Bình Định với nền văn hóa Sa Huỳnh Champa nổi tiếng một thời.
MIỀN NAM VIỆT NAM
Miền Nam mưa nắng hai mùa nổi tiếng với đô thành Sài Gòn ngày xưa có tên là Bến Nghé, nơi đất lành chim đậu, khí hậu ấm áp dân tình vui vẻ, trạm dừng chân của một thời “Mở đất phương Nam”. Miền Nam với hệ thống kinh rạch chằng chịt tạo nên vùng đất phì nhiêu được xem như là vựa lúa của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất rộng bao la với diện tích 40.000 km2, mặt đất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 3 m. Sông Cửu Long có một khối lượng phù sa khổng lồ tính ra mỗi năm khoảng 1 tỷ mét khối. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trũng với rất nhiều sông ngòi kinh lạch, một vùng sông nước mêng mông với cánh đồng xanh vút tận chân trời “cò bay thẳng cánh” là một vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta thường goi là miền Tây với những vườn trái cây xanh tươi cung cấp cho chúng ta đủ loại trái cây ngon ngọt quanh năm…
Sông Cửu Long phát tích từ cao nguyên Tây Tạng chạy dài 4.500km là một trong 12 con sông dài nhất thế giới. Sông chảy từ thượng nguồn xuống Vân Nam Trung Quốc, Lào, Cambodia có tên gọi là sông Mékong, đến Phnom Pênh vào lãnh thổ Việt nam chia làm 2 nhánh dài 230km gọi là: Tiền Giang và Hậu Giang rồi chảy ra 9 cửa biển nên dân gian đặt tên gọi là Cửu Long Giang mà người xưa gọi một cách trìu mến là dòng sông mẹ. Đặc biệt, một nhánh sông từ hồ Tonlésap chảy vào sông Mê Kông ở Phnôm Pênh tạo thành một hồ nước ngọt rộng lớn nên còn có tên là Biển hồ. Chính nhờ biển hồ rộng bao la này khi mùa mưa nước chảy vào hồ diện tích lên tới 10.000 km2 đã điều hòa mực nước khiến đồng bằng Cửu Long bớt đi nạn ngập lụt. Trước đây, vùng lưu vực sông Cửu Long trải dài tới Mã lai, Nam Dương và cả Úc châu nữa được các nhà nghiên cứu gọi là Sundaland. Khoảng 8.000 năm trước, mực nước biển dâng lên mới tách Úc châu (Australia), Nam Dương (Indonesia) ra khỏi lục địa Sundaland như ngày nay.
Miền Nam với nền văn hóa Óc Eo Phù Nam rực rỡ một thời được xem là nơi “Đất lành chim đậu” với khí hậu dễ chịu “Mưa nắng hai mùa”. Nhiệt độ của 2 mùa chỉ chênh lệch nhau vài độ từ 21°C đến 28°C, đất đai phì nhiêu nên tâm tính người miền Nam hiền hòa chân chất. Hà Tiên của Miền Nam nổi danh là đất văn vật với Tao Đàn Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tứ từ năm 1736 mà ngay cả đất Thuận Hóa cũng không có được.(11)
Chùa Một Cột Hà Nội
Vịnh Hạ Long
Ngọ Môn vào Đại Nội
Cung Điện Triều Nguyễn
Vịnh Cam Ranh, quân cảng lý tưởng của thế giới.
Chợ Bến Thành Sài Gòn
Bãi biển Hà Tiên
BIỂN VIỆT NAM
BIỂN VÀ BỜ BIỂN VIỆT NAM
Giới hàng hải quốc tế đã
biết tới vịnh Giao Chỉ từ rất lâu nhưng mãi đến một thế
kỷ sau Dương lịch, nhà hàng hải lừng danh Ptolemy khi vẽ bản đồ thế giới mới gọi là vùng biển bán đảo Đông Dương (Indochine) là “Bán đảo vàng”. Ptolemy đã vẽ
hải đồ với những chú giải chi tiết từ các hải cảng tới một hải cảng “Giao Chỉ”
được ghi là Cattigara hay Kattigara với tọa độ 177 độ Đông kinh tuyến và 8 độ
30 Nam vĩ tuyến. Các nhà nghiên cứu ở Trường Viễn Đông Bác cổ phỏng định là
Kattigara nằm ở vùng Quảng Yên Hòn Gai. Theo danh từ chuyên môn của giới hàng
hải Katti theo nghĩa Bắc Âu là tàu thuyền và gara là đường biển nhưng Kattigara
nằm trong vùng kẻ chợ nên Kattigara có thể là Kẻ thị Gay tức thành phố ghe
thuyền và Kattigara chính là Hòn Gay.(12)
Miền Trung Việt Nam với những dải núi “Hoành Sơn” chạy từ Tậy Bắc trải dài
ra biển, chia cắt thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Miền Trung với
vị trí điạ lý thiên nhiên phía Tây là rặng Trường Sơn, miền
duyên hải phía Đông bờ biển cong như hình cây cung với những vịnh ăn sâu
vào đất liền đã tạo thành những thương cảng lý tưởng, cửa ngõ của giao thương
quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông qua Tây và ngược lại. Yocco
Ishi trong tác phẩm “Minh họa Lịch sử thế giới cổ” đã đề cập tới con đường hàng
hải từ Nhật Bản đi qua ven biển Hoa Nam xuống ven biển miền Trung Việt Nam qua
đất Phù Nam rồi tới bán đảo Mã lai qua vịnh Thái lan vào Ấn Độ Dương. Hai cảng Cửa Việt và Cửa Tùng đã là nơi các thương thuyền quốc
tế cập bến để trao đổi mua bán các mặt hàng quí hiếm như hương liệu, lưu li, gỗ
quí Trầm Hương. Biển Đông với con đường thương
mại quốc tế thời cổ, đường di cư của các tộc người, đường giao lưu văn hoá và
cũng là con đường gốm sứ tơ lụa từ hàng ngàn năm trước. Đó là con đường hàng hải xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific), xuyên Ấn
Độ Dương và đường ven biển nối từ cảng Alexandrie bên bờ Địa Trung Hải qua ven
biển Ấn Độ, vịnh Thái Lan tới Cam Ranh, Cửa Tùng, Cửa Việt, Vân Đồn Kattigara (Kauchi) đến Quảng Châu, Phúc Kiến, Triết Giang.
Con đường này phải đi qua biển Đông dọc theo ven biển miền Trung từ Nha Trang
Cam Ranh, Quảng Nam Quảng Trị mà các bản đồ và sách vở Ả Rập thế kỷ thứ 8 đến
thế kỷ thứ 13 ghi là biển Chămpa.(13)
Biển Thái Bình
Dương nằm ở phiá Đông của Việt Nam nên gọi là Biển Đông. Các nhà hàng hải ngoại
quốc khi đế vùng này gọi là biển Champa trên đường tới Trung Hoa thường gọi là
Biển ở
phía Nam Trung Hoa nên TQ tự nhận là biển Nam Trung
Hoa. Quận
Nam Hải thời đó là phần đất thuộc tỉnh Quảng Đông bây giờ nên sách sử TQ viết
biển Nam Hải tức là biển Quảng Đông mà thôi. Nam Hải hay Trướng hải là vùng
biển Hoa Nam cách huyện Hải Phong tỉnh Quảng Đông 50 dặm. “Tân Từ điển Thực
dụng Hán Anh” xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 viết: “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ eo biển Đài Loan đến Quảng Đông”. Học giả Lê Quí Đôn trong sách “Vân Đài Loại
ngữ” viết:“Quảng Đông ngày xưa thời quốc
gia Nam Việt là Phiên Ngung, còn gọi là Dương Thành, Dương Châu, Dương Thủy,
Long Uyên, Long Biên, Quảng Châu Loan”. Trước đây, các nhà hàng hải phương
Tây không hiểu rõ vấn đề chủ quyền biển Đông Nam Á nên gọi vùng biển này là
biển Nam Trung Hoa. Thực tế này chính “Từ Nguyên cải biên bản” xuất bản năm
1951 và 1984 ghi rõ là người ngoại quốc gọi Nam Hải là biển Nam Trung Quốc (Nam
Trung Quốc hải).(14)
Hội nghị
các nhà Trung Hoa Học vể nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa năm 1978 tại đại học
Berkerley Hoa Kỳ đã xác nhận “Di-Việt” là những cư dân đầu tiên trên lãnh thổ
Trung Quốc bây giờ. Chính cổ sử Trung Quốc cũng xác nhận những cuộc xâm lăng
của Hán tộc khiến Việt tộc phải chạy xuống phần đất Việt Nam bây giờ. Sách sử
Việt Nam ghi rõ thời nhà Nguyễn, triều đình đã thiết lập chủ quyền trên những
quần đảo này. Ngay từ năm 1776, nhà bác học Lê Quí Đôn viết “Phủ Biên Tạp Lục” đã
xác định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam như sau:“…
Ở ngoài cửa biển lớn thuộc về địa phận xã An Vinh huyện Bình Sơn, phủ Quảng
Nghĩa có một hòn núi mang tên Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ
Chính, dân cư trồng đậu ra biển bốn trống canh thì đến. Phía ngoài nữa lại có
đảo Đại Trường Sa, trước kia nơi đây có nhiều hải vật và những hóa vật được chở
đi bán các nơi nên triều đình có lập đội Hoàng Sa để thu nhặt các hải vật.
Người ta phải đi 3 ngày đêm mới đến được đảo Đại Trường Sa. Như thế là đảo Đại
Trường Sa đã đến gần xứ Bắc Hải …Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh,
ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn
130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc
vài canh thì đến”.
Đặc biệt, bản đồ cổ nhất là Toàn tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ Thư là bộ
sách địa lý gồm 4 quyển viết về địa lý hình thể, sông núi, đường lộ giao thông
và đặc biệt là vẽ cả các hải đảo được ghi chú bằng chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.
Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ Thư trong “Hồng Đức Bản đồ” được khắc in từ đời Hồng Đức
tức đời vua Lê Thánh Tôn khoảng năm 1630-1653 do Đỗ Bá biên soạn. Trong khi đó,
bản đồ Trung Quốc ấn hành năm 1909 chỉ vẽ đảo Hải Nam là phần cực Nam của Trung
Quốc mà không hề vẽ Hoàng sa mà họ gọi là Tây Sa và Trường Sa mà họ gọi là Nam
Sa.
Trong An Nam Đại Quốc Họa Đồ ghi rõ “Hoàng Ðế Gia Long đã đặt đảo đó dưới quyền của nhà Vua, và năm
1816, Hoàng Ðế đã long trọng trương lá cờ Nam Kỳ ở trên đảo.”. Năm 1835, Vua Minh Mạng đã sai đội hải thuyền
chở gạch đá ra Hoàng Sa dựng chùa “Phật Cổ Tự” và dựng tấm bia “Vạn Lý Ba Ðình”
(nghĩa là sóng êm nơi xa vạn lý) làm dấu tích. Theo “Quốc Triều Chính Biên Toát
Yếu” thì Vua Minh Mạng đã thân chinh đến quần đảo Hoàng sa năm 1836 để quan sát
việc đo đạc, xác định vị trí và lập họa đồ. Đại Nam Thực lục Chính biên kỷ thứ
hai, quyển 154 chép: Thực lục Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế: “Năm Ất Mùi, Minh Mạng thứ 16 (1835): Dựng “Thần tử” ở đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nghĩa”. Đây là nguồn
sử liệu thành văn của các sử gia triều Lê và Nguyễn được xem là những chứng cứ
lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam liên tục từ xa xưa đến thế
kỷ XVII. Mặt khác, các hiệp ước quốc tế về
Việt Nam như Hiệp Ước San Francisco 1950, Hiệp Định Genève 1954, Hiệp Định
Paris 1973 đều xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Ngoài
ra, một chứng cớ không thể phản bác được là chính sách sử Trung Quốc đã xác
nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa
Tổng Đồ do Chính Phủ TQ ấn
hành năm 1894 thì “lãnh
thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Sang đầu thế kỷ 20 sự
kiện này lại được xác nhận trong cuốn “Trung
Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư” xuất bản năm 1906: “Điểm cực Nam
của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại Vĩ
Tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ Vĩ
Tuyến 20 (ngang Thanh Hóa) đến Vĩ Tuyến 18 (ngang Nghệ Tĩnh). Trong khi đó quần
đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía Nam, từ Vĩ Tuyến 17 đến Vĩ Tuyến 15 (Quảng Trị,
Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi), và quần đảo Trường Sa tại các Vĩ Tuyến 12-8
(Cam Ranh-Cà Mâu). Sử gia Chu Khứ Phi đời Tống trong “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” xác
nhận vùng biển Việt Nam là Giao Chỉ Dương. Mãi đến đời Thanh, sách “ Hải Quốc
Văn Kiến Lục” (năm 1744) của học giả Trần Luân Quýnh vẫn gọi vùng biển Đông Hải
là Việt Hải hay Việt Dương. Trong bản đồ “Đại Thanh Đế Quốc” do Chính Phủ Trung Quốc ấn hành cũng
không vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như không ghi các danh xưng
Hán hóa như Tây Sa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức.
Đặc biệt, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký
và Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) lại ghi rõ: “Vạn Lý
Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên giậu
che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Đặc biệt bộ bản đồ “Hoàng Triều
Trực tỉnh Địa Dư Toàn đồ” do triều Thanh Trung Quốc ấn hành năm 1904 chỉ vẽ đảo
Hải Nam là biên giới tận cùng phía Nam của Trung Quốc. Đây là một chứng cớ hùng
hồn, một sự thật lịch sử không thể phản bác được về chủ quyền Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam đã được chứng minh bởi chính sách lịch sử cũng như sách giáo
khoa của Trung Quốc.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Triều Thanh (TQ) ấn hành
năm 1904 thừa nhận chủ quyền quản lý của TQ chỉ đến đảo Hải Nam (không hề có
Hoàng Sa, Trường Sa).
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel), với tên gọi "Baixos de Chapar ou de Pulls Scir",
tức là Bãi cát Chămpa (bãi đá ngầm), nằm trong Vịnh Cochinchine (Golfe de la
Cochin Chine), phần phía đông bắc của bản đồ khu vực Đông Nam Á do
Jean-Baptiste Nolin (1657-1708) vẽ năm
1687.
Hoàng Sa (phía
dưới, bên trái, ghi là "Bãi Cát Vàng"), trong tập Thiên Nam tứ chí
lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời vua Lê Hy Tông.
Bản đồ Việt Nam với Trường Sa
vẽ năm 1754
(Histoire Générale
des Voyages của Jacob van derSchley)
Bản đồ cổ của ngoại quốc AJ.L. Taberd,
Dictionarium Anamatico-Latinum
(Serampore 1838) vẽ đảo Cát Vàng xác nhận chủ quyền lịch sử Hoàng Sa của Việt
Nam.
Hoàng Sa (Bãi Cát Vàng) trong bản đồ của sách Phủ Biên Tạp Lục do
học giả Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776.
Nguồn: Học Giả Vũ Hữu
San
DÂN
TỘC VIỆT NAM
Sự hình thành loại hình nhân chủng Việt Nam
hiện nay phải trải qua cả một trình tự phức tạp lâu dài. Trước đây các nhà nhân
chủng học, khảo tiền sử cho rằng người Việt là người Indonesian thuộc chủng
Mông cổ phương Nam (Nam Mongoloid) mà chúng tôi gọi là Hoabinhian tức
Protoviets thuộc chủng Hoabinhoid. Các nhà nhân loại học và giải phẫu học tìm
thấy một số đặc điểm Indonesian trong cơ thể người Việt Nam hiện nay như về
chiều cao, về cấu tạo máu cũng như sự xuất hiện của sọ tròn. Đặc biệt là nhà
khảo cổ Pháp E. Patte đã tìm thấy đặc điểm Indonesian còn bảo lưu ở xương sọ.
Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận yếu tố Indonesian không những có ở đồng bào
Thượng trên Tây nguyên mà còn tìm thấy ở đồng bào Mường, Thổ, Mán ở thượng du
Bắc Việt. Mặt khác, khoa Khảo tiền sử cũng xác nhận là giống Indonesian có mặt
trên đất nước ta ngay từ thời đồ đá và họ là chủ thể đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành nền văn hoá cổ từ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn đến Vân Nam
Ba Thục, Ngưỡng Thiều, Long Sơn, Hà Mẫu Độ, Phùng Nguyên, Đông Sơn, Sa Huỳnh và
Óc Eo.
Các nhà nhân chủng cho rằng sự hợp chủng
ngay từ thời đồ đá giữa đã hình thành Indonesian thuộc nhân chủng Nam Á
Hoabinhoid. Người Việt là điển hình cho các dân tộc Đông Nam Á lục địa và Đông
Nam Á hải đảo với những đặc tính sau: tóc đen, thẳng và cứng, thân mao kém phát
triển, mũi hơi thấp, chỉ số mũi rộng, mắt đen, một số mắt một mí gọi là mí mắt
Mông Cổ Epicanthus, hai gò má hơi cao, mặt rộng có chỉ số 49,9 hình trái xoan
vóc dáng tầm thước, nhanh nhẹn, da vàng. Người Việt Nam hiện đại đầu ngắn sọ
tròn cũng như cư dân vùng Đông Nam Á gọi chung là loại hình nhân chủng Nam Á
Hoabinhoid. Cách đây hơn 6 ngàn năm, các nhà Khảo Tiền sử đã đo chỉ số sọ của
cư dân xuất phát từ cao nguyên cao nguyên Malaya chân núi Hy Mã Lạp Sơn (HiMalaya)
nên phải gọi là Malaynesian mới chính xác. Sau khi nước biển rút cách đây
khoảng 6 ngàn năm, họ di cư xuống miền lưu vực 2 con sông Hoàng Hà Dương Tử mà
cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt (Malayo-Viets).
Năm 1962, J Coedès Giám đốc trường Viễn
Đông Bác cổ công bố kết quả đo chỉ số sọ, dung lượng sọ của người Việt như sau:
-
Sọ Việt thuộc loại sọ tròn (Brachycephale)
-
Chỉ số sọ trung bình: 82.13.
-
Dung lượng sọ: 1341.48.
Chỉ
số sọ giữa 3 miền Bắc, Trung và Nam như sau:
- Chỉ số sọ người miền Bắc: 82,49.
-
Chỉ số sọ của đồng bào thượng du: 82,85.
- Chỉ số sọ người miền Trung: 82,14.
-
Chỉ số sọ người miền Nam: 81,76.
Căn
cứ vào kết quả đo chỉ số sọ của đồng bào thiểu số thượng du Bắc Việt như Thái,
Mường, Mán, Tày, Nùng, Thổ … và đồng bào Thượng ở cao nguyên Trung Việt so với
người Việt chỉ số sọ không cách biệt quá 2 đơn vị nên thuộc cùng chủng tộc. các
nhà Khảo Tiền sử đã kết luận rằng tất cả người Việt Nam, người ở miền Nam Trung
Quốc (Hoa Nam) cũng như các dân tộc ở vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo như
Thái (Thailand), Lào, Miên (Cambodia), Miến Điện (Myannmar), Mã Lai (Malaysia),
Nam Dương (Indonesia), Phi Luật Tân (Philippine), Tân Gia Ba (Singapore) đều
cùng một chủng tộc vì có chung một chỉ số sọ trung bình là 82,48 và thuộc loại
sọ tròn.(15)
Khoa Khảo Tiền sử cho biết sọ của người
Trung Quốc (Hán tộc) là sọ dài, dung lượng sọ là 1440 có chỉ số sọ trung bình
là 76,51 và người ở miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam) là 81.22. Theo các nhà nhân
chủng thì nếu chỉ số sọ cách biệt quá 2 đơn vị thì thuộc 2 chủng tộc khác nhau.
Như vậy, Việt tộc hoàn toàn khác biệt với người Trung Quốc (Tàu, Hán) và cùng
chủng tộc với người Trung Quốc ở miền Đông Bắc và miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam).
Người miền Nam Trung Quốc chính là người Việt cổ bị Hán tộc thống trị đồng hóa
hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn giữ những phong tục tập quán của người Viêt cổ
nên không bao giờ trở thành người Trung Quốc được. Chính vì vậy, chúng ta phải
nói cho chính xác rằng người Trung Quốc (Tàu) ở Nam Trung Quốc cũng như người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn là
người Trung Quốc (Tàu) gốc Việt mới đúng.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu phân tích cấu
trúc mã di truyền mới đây nhất, thuyết phục nhất một lần nữa khẳng định là Việt
tộc và Hán tộc là 2 chủng tộc khác nhau và cư dân ở miền Nam Trung Quốc (Hoa
Nam), Việt Nam, cư dân Đông Nam Á và cả thổ dân châu Mỹ cùng một cội nguồn phát
tích từ Hoabinhian của đại chủng Protoviets tức Malayo-Viets (Bách Việt). Thực
tế mang tính khoa học đầy thuyết phục này phản bác mọi quan niệm sai lầm từ
trước đến nay.
NGƯỜI
VIỆT NAM
Người Việt là cư dân sống về nghề nông,
trồng lúa nước, dùng đũa ăn cơm nên vóc dáng nhỏ, mình thon và nước da trắng
hơn Hán tộc du mục ở phương Bắc, sống trên lưng ngựa nên dùng tay ăn thịt, ăn
bánh bao làm bằng lúa mạch. Vóc dáng
người Việt thon nhỏ nhưng hết sức rắn chắc nhanh nhẹn, mặt xương xương có nét
sắc sảo, trán cao và rộng, đôi mắt tinh anh đen láy, râu tóc đen, mũi vừa phải,
da vàng nhưng ở gần xích đạo nên thường rám đen vì nắng, phụ nữ có nước da
trắng đẹp.
Vào đầu thời Hùng Vương, người Việt cổ ở
nhà sàn để tránh thú dữ. Đàn ông tóc cắt ngắn hoặc búi tó lại, đóng khố để dễ
đi lại trong rừng. Người Việt cổ ở miền đồng bằng duyên hải gắn bó với cuộc
sống trên sông nước. Phụ nữ thì mặc váy, áo trùng qua đầu. Người Việt mặc áo
cài nút bên trái là bản sắc riêng biệt của người Việt khác với người Trung Quốc,
phụ nữ mặc áo tứ thân, đội nón quai thao, khăn mỏ quạ và làm nhà ở trên đất.
Ngày nay thì người Việt mặc Âu phục, phụ nữ
theo đúng thời trang hiện đại nhưng vẫn giữ chiếc áo dài truyền thống, đàn ông
vẫn mặc quốc phục “Áo dài khăn đóng” trong những dịp lễ tết hội hè theo đúng
truyền thống Việt.
TÂM TÍNH NGƯỜI VIỆT
Người Việt vốn hiền hòa, luôn luôn lạc quan
yêu đời, có lòng hiếu thảo với cha mẹ, tình chung thủy vợ chồng, thành tín với
bạn bè và đặc biệt biết trọng tình nghĩa thầy trò, trọng lễ nghĩa liêm sỉ. Tính
tình cởi mở, hiếu khách, có lòng nhân ái yêu thương đùm bọc người hoạn nạn,
giúp đỡ kẻ khốn cùng. Người Việt Nam hiếu học, thông minh, có óc sáng tạo, khéo
léo tay chân, có ý chí tiến thủ cao, có đức tính trầm tĩnh, chín chắn, thành
thật trung tín. Tuy vậy, người Việt lại có nhiều tham vọng hơn người, bản tính
siêng năng hà tiện và ham thích lợi lộc. Người Việt thông minh trí tuệ nhưng
lại có vẻ láu lỉnh, hay chê bai ghen ghét người khác.
Là cư dân nông nghiệp sống ở vùng đồng bằng
ven biển Đông nên có một đời sống tâm linh cao, cuộc sống thiên về tình cảm
lãng mạn, ưa thích văn nghệ lễ tết hội hè. Người Việt vốn bản tính hồn nhiên
tươi trẻ, lạc quan yêu đời, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi nên được người
ngoại quốc trân trọng đức tính niềm nở hiếu khách của người Việt. Nếu so sánh
một người Việt Nam với các dân tộc khác thì người Việt không thua kém gì người
bất cứ nước nào nhưng do có tính “anh hùng” cá nhân, tự cao tự đại nên không có
tinh thần đoàn kết trong thời bình(16).
Thêm vào đó sự tinh anh đôi khi trở thành tinh ranh, ranh mãnh, thích khoe
khoang phô trương lại hay trêu chọc, chế riễu người khác …
Trong suốt dòng lịch sử phải thường xuyên
đương đầu với Hán tộc xâm lược để sống còn nên người Việt Nam có lòng yêu nước
cao độ, sẵn sàng hi sinh tính mạng “Xem
cái chết nhẹ như lông hồng”, sẵn sàng hy sinh tài sản để chống lại kẻ thù
xâm lược. Sách “Tùy thư Địa lý chí” của Trung Quốc chép:“Từ Ngũ Lĩnh trở về Nam, Nam Hải (Quảng Đông), Giao Chỉ mới là nơi đô
hội, sinh sống ở gần biển nên có nhiều tê giác, voi, đồi mồi, vàng ngọc, trân
châu quí báu nên người dân buôn bán giàu có. Tính khí người dân khinh hãn, dễ
gây chuyện làm loạn, búi tóc sau gáy, ngồi chàng hảng (ngồi xổm) đó là phong
tục xưa của người họ Lý (Việt Cổ) chánh trực thượng tín. Các bọn mọi thì dũng
cảm tự lập, đều ưa của coi thường cái chết, chỉ lấy sự giàu có làm hùng, ở tổ
(nhà sàn) bên sườn núi, làm việc siêng năng cày cấy, khắc gỗ làm phù khế, lời
đã hứa thì đến chết cũng không thay đổi. Đó là thường tính của người Việt. Cha
con làm nghề khác nhau. Cha nghèo thì sống với các con, các bọn Lý Lào cũng
thế. Họ đúc đồng làm trống lớn, khi đúc xong treo trống ở trong sân nhà rồi tổ
chức tiệc rượu mời gần xa đến dự, mời người con gái nhà giàu quyền thế cầm dùi,
đánh trống xong để lại cho chủ nhân đặt tên là cái Thoa (dùi trống), tục ưa
đánh nhau gây nhiều thù oán. Muốn đánh nhau thì cho trống dấy lên người tới như
mây, kẻ có trống được đặt hiệu là Đô lão, mọi người trong làng xa gần đều suy
phục. Truyền thống này bắt nguồn từ xa xưa từ khi Úy Đà (Triệu Đà) xưng là Man
Di đại trưởng lão phu vì vậy người Lý vẫn gọi những người họ tôn trọng là Đà
lão về sau đọc chệch ra là Đô lão”. Sách
“Việt” chép: “Người Việt sống trên sông
nước mà ở trên núi, lấy thuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa. Đi như gió thổi mà về
thì khó theo. Đã đánh là quyết đánh không sợ chết, ấy là thường tánh của người
Việt…”. Đặc biệt, người Việt Nam đối xử với nhau trong tình ruột thịt nghĩa
đồng bào nên thường xưng hô với bà con hàng xóm như người thân thương ruột thịt
qua cách gọi là bà Tư, bác Tám, cô Ba, chú Hai và xưng là con. Tình nghĩa đồng
bào phát xuất từ truyền thuyết “Một mẹ trăm con”. Chính vì cùng chung một bào
thai mẹ nên lòng “yêu nước Việt Nam” luôn gắn liền với “thương nòi giống Rồng
Tiên” hơn các dân tộc khác. Paul Mus, nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn hoá Việt
Nam đã viết: “Việt Nam đầy rẫy những
triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều sâu tư tưởng, biết
suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì càng nhiều, đó là
xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ lâu rồi”.
TÂM LINH VIỆT
Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết
lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn,
tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở
trăm con”. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha
đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo
đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua
đền thờ gọi là “Văn miếu”: “Văn Miếu
không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh
hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức
để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam”.
Đối với người Việt, việc thờ cúng ông bà
tiên tổ là đạo lý làm người trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa
người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn
là chú trọng đến ngày sinh nhật của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều
đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày kỵ giỗ người thân trong gia
đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt đạo” thể hiện đạo lý làm người của Việt
tộc. Linh mục Cadière một thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải
thốt lên “Việt Nam là một dân tộc có tinh
thần tôn giáo cao độ”. Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận
rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm
linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”. Thật vậy, người ngoại quốc
ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt
Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất
động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ
với tất cả tấm lòng chí thành. Đây chính là điểm độc đáo thấm đậm bản sắc dân
tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ của Việt Nam. Thật vậy,
trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện trên bàn thờ Gia Tiên mà đền
thờ ở ngay trong tâm thức mỗi người. Người Việt không tham dự vào các buổi lễ
để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người Tư tế, với
tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”. Điều này thể hiện giá trị
cao đẹp đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Việt cổ.
Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người
thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh
này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn
là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc.
Đạo thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam
mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ XIX đã ân cần nhắc nhở: “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông
cha không thờ”.
“Công cha như núi
Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính
cha,
Cho tròn đạo hiếu mới
là đạo con ..!
(17)
Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm
linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay
và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh đời
sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm
thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho
mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng
vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và
ấm no hạnh phúc thực sự cho mỗi con dân đất Việt.
Ngay tự thuở xa xưa, khi tiền nhân Việt
chúng ta chọn vật Tổ biểu trưng là Rồng-Tiên thì người Việt cổ đã có một ý thức
chung về cộng đồng để gắn bó sống chết với nhau trên một niềm tin tâm linh
thiêng liêng rằng họ là con của bố Rồng mẹ Tiên. Chính cái ý thức chung về vật
tổ biểu trưng mang tính tâm linh thiêng liêng cao cả để mọi người chung sống
trong tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau đời này nối tiếp đời khác, đã trở thành
một biểu tượng thiêng liêng của đời sống con người. Đó chính là hồn nước mà
tiền nhân chúng ta gọi là “Hồn thiêng sông núi”.
Truyền thuyết khởi nguyên dân tộc cho chúng
ta thấy rằng chúng ta cùng một mẹ sinh ra nên chúng ta mới gọi nhau là “Đồng
Bào” vì chúng ta là anh em cùng trong bào thai mẹ sinh ra. Chúng ta có chung
một ông Tổ là Quốc Tổ Hùng Vương và cũng từ ý niệm này đã hình thành hai chữ
“Tổ Quốc”, một biểu tượng tinh thần hằn sâu trong tâm khảm của mọi con dân đất
Việt. Cũng chính từ ý niệm đồng bào mà người Việt Nam khi nói tới yêu nước
thường gắn liền với thương nòi vì chúng ta là một quốc gia, một dân tộc cùng
chung một nòi giống “Tiên Rồng”, cùng chung một ông Tổ là “Quốc Tổ Hùng Vương”
và dĩ nhiên cùng chung một “Tổ Quốc Việt Nam”. Đây chính là lý do giải thích
cho người ngoại quốc, tại sao người Việt Nam là một dân tộc yêu nước nồng nàn,
một dân tộc đã liên tục chiến đấu để giành độc lập dân tộc sau gần một ngàn
năm bị Hán tộc (Trung Quốc) thống trị.
Lòng yêu nước thương nòi của người Việt Nam
thể hiện xuyên suốt tiến trình lịch sử khởi từ thời lập quốc cho đến ngày nay.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đối đầu với kẻ thù truyền kiếp hung hãn bạo
tàn, thâm độc quỉ quyệt, biết bao thế hệ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất
nước cho tổ quốc Việt Nam trường tồn, dân tộc Việt Nam bất diệt.
DÂN SỐ VIỆT NAM
Dân số Việt Nam hiện nay là 90.549.390 người
sống trên 61 tỉnh thành trên toàn quốc. Hiện có gần 4 triệu nguời Việt tị nạn
Cộng sản sống ở Hải ngoại, như vậy dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 94 triệu
người.(18) Sau
hiệp định Genève 20-7-1954, Việt Nam bị chia làm 2 theo hai chế độ khác nhau.
Miền Bắc theo Xã hội Chủ nghĩa và đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với
diện tích 156.702 km2, dân số 17 triệu người, mật độ 108,48/ km2.
Tổ chức hành chánh gồm 8 khu tự trị: khu tự trị Việt Bắc gồm Hà Giang, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn và khu tự trị Thái Mèo gồm
Lai Châu, Sơn La và một khu tự trị đặc biệt là Hồng Quảng. Ngoài 8 khu tự trị
còn lại 22 tỉnh thành: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc
Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Đông, Hòa Bình, Hà
Nam,Thái Bình, Kiến An, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và
Quảng Bình.
Miền Nam Việt Nam theo chế độ dân chủ tự
do, đặt tên nước là Việt Nam Cộng Hòa với diện tích 174.289km2, dân
số 14.275.000 người, mật độ 82 người/1km2. Thủ đô của Việt Nam Cộng
Hoà là Sài Gòn và 41 tỉnh, thị xã gồm Đô Thành Sài Gòn, Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam (quần đảo Hoàng Sa), Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức,Tuyên
Đức, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Phước Thành, Phước Long, Bình Long, Biên
Hòa, Phước Tuy (quần đảo Trường Sa), Gia Định, Bình Dương, Tây Ninh, Côn Sơn,
Long An, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình,
Phong Dinh, Chương Thiện, An Giang, Kiên Giang, Ba Xuyên, An Xuyên (Cà Mâu).
Theo
thống kê của nhà nước CHXHCNVN thì dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc trong đó dân
tộc Kinh chiếm đa số, số còn lại gồm 53 dân tộc gồm:
1. Kinh 55.900.244 người.
2. Tày 1.190.342 người.
3. Thái 1.040.549 người.
4. Mường 914.596 người.
5. Khmer 895.299 người.
6. Nùng 705.709 người.
7. Hmong 558.053 người.
8. Dao 473.945 người.
9. GiaRai 242.291 người.
10. Eđê 194.710 người.
11. Bana 136.859 người.
12. Sán,
Chay 114.012 người.
13. Chăm 98.971 người.
14. XơĐăng 96.766
người.
15. Sán Dìu 94.630
người.
16. Hrê 94.259
người.
17. Kơho
(Kaho) 92.190 người.
18. Raglai 71.696 người.
19. Mnong 67.340 người.
20. Thổ 51.274
người.
21. Stiêng 50.194
người.
22. Khơmú 42.853
người.
23. Bru Vân
Kiều 40.132
người.
24. Giáy 37.964 người.
25. Kơtu 36.967
người.
26.
Gié-Triêng 26.924 người.
27. Tà Ôi 26.044 người.
28. Mạ 25.436 người.
29. Co 22.649
người.
30. Chơro 15.022 người.
31.
Hà Nhì 12.489 người.
32. Xinh Mun 10.890 người.
33. Churu 10.746 người.
34. Lào 9.614
người.
35. La Chí 7.863
người.
36. Phù Lá 6.424
người.
37. La Hử 5.319
người.
38. Kháng 3.921
người.
39. Lự 3.684 người.
40. Pathẻn 3.680
người.
41. Lô Lô 3.134 người.
42. Chứt 2.427 người.
43. Mảng 2.247 người.
44. Cơ Lao 1.473 người.
45. Bố Y 1.420
người.
46. La Ha 1.396 người.
47. Cống 1.264 người.
48. Ngái 1.151 người.
49. Si La 594
người.
50. Pu Péo 382
người.
51. Brâu 231
người.
52. RMăm 227
người.
53. Ơđu 32 người.
Thật ra phải nói là dân tộc Việt Nam gồm 53
chi tộc Việt trong đó chi Lạc Việt ở châu Kinh chiếm đa số, còn lại gồm 52 chi
tộc mà chúng ta gọi là đồng bào thiểu số trong cộng đồng Bách Việt.(19)
Ngày nay chỉ còn 53 chi tộc Việt trong cộng đồng Bách Việt sống trên đất nước
Việt Nam và số chi tộc còn lại trong cộng đồng Bách Việt hiện còn cư trú trên
đất Trung Quốc bây giờ. Chi Lạc Việt là đông nhất 55.900.244 người và chi ít
nhất chỉ còn 32 người mà chúng ta gọi là đồng bào thiểu số là những chi tộc Việt
như đồng bào Mường, Thái, Nùng, Dao, Thổ, Hmong, Giarai, Kaho trong đại chủng
Bách Việt.
NGƯỜI VIỆT
DƯỚI MẮT NGƯỜI
NGOẠI QUỐC
Chính Khổng Tử, người thầy muôn đời của Hán
tộc đã phải thừa nhận Hán tộc là kẻ cường bạo và ca tụng nền văn minh rực rỡ,
xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt cũng như tuyên dương người
quân tử Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau:“ Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không
báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử cư xử như
vậy! Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo
mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo cư xử như
vậy”.
Hán Hiến Đế một vị vua của Hán tộc đã phải
thừa nhận nước ta là một nước văn hiến: “Giao
Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan,
nhân tài kiệt xuất ..!”. Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc cũng đã
phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy
gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”.
Điều này chứng tỏ rằng Hán tộc phải chịu ơn tộc Viêt vì đã tiếp nhận nền văn
minh của Bách Việt để rồi biến cải thành văn minh Trung Quốc. Ngay cả Tiền Hy
Tộ sử quan triều Thanh với quan niệm Đại Hán mặc dù đã sửa đổi nội dung của bộ
Đại Việt sử lược nhưng vẫn phải thừa nhận một thực tế là: “Người Việt phong tục thuần lương chân chất”.
Thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, viên quan
Toàn Quyền Đông Dương gồm Việt, Miên, Lào từ năm 1921-1926 là học giả Couve De
Pouvourville đã phải thừa nhận truyền thống cao đẹp của dân bị trị như sau: “Chúng ta thấy ở đây là cả một nền văn minh,
mọi thứ được xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kể cả khoa quản lý quốc gia
đều phát triển mạnh. Luật pháp, phong tục, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã
hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã được điều hòa và
ngày càng hoàn hảo hơn. Những vết tích man rợ đã hết từ lâu. Dân tộc này đã
sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức, trong khi người phương Tây còn ở
trong tình trạng bán khai.
Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn
kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học,
coi trọng lời nói Thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn trọng lẽ phải, ghét xa
hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy
sinh… Đó là đức tính của người dân Việt. Tất cả người Việt Nam bình thường mà
người ta gặp bất cứ nơi đâu cũng đều như thế…”.
L'aurroussau
một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định: “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ
của người Việt Nam”. Nhà sử học phương Tây Buttinger cũng thừa nhận cái sức
sống vô biên của Việt tộc
: “Từ khi người Trung Quốc khuất phục đến khi thống trị được họ, văn hoá Trung Quốc vẫn không thâm nhập được vào quần chúng Việt Nam”. Không những không thâm nhập được mà sức chiến đấu mãnh liệt của dân tộc Việt Nam để đồng hoá dân tộc thống trị hơn là bị đồng hoá vào dân tộc thống trị như nhà Việt Nam học Paul Mus đã viết:“ Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường … Việt Nam đầy rẫy những triết gia hiểu biết theo nghĩa là những con người có chiều sâu tư tưởng, biết suy nghĩ trăn trở. Càng về đồng quê, thôn cùng xóm vắng thì càng nhiều tới mức Paul Mus cho rằng đó là xã hội lý tưởng của Platon mơ ước đã hiện thực ở Việt Nam từ lâu rồi”.
Mới đây, viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ
đã nhận định 10 đặc tính căn bản của người Việt như sau:
1. Cần
cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2. Thông
minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những
khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.
Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4. Vừa
thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những
nguyên lý.
5. Yêu
thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối,
nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra,
người Việt không học vì lợi ích của
kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công
việc tốt).
6. Cởi
mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang
phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).
8. Có
tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn
và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.
Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những
lý do lặt vặt, vì thế hy
sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.
Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một
nhiệm vụ xuất sắc, 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
Học giả Phillipe Devilière chủ biên bộ bách
khoa từ điển xuất bản ở Paris 1992 trong mục Việt Nam, với sự tham gia của hơn
50 học giả Âu Mỹ, trong đó học giả
Danielle Emeri đã đặt ra câu hỏi rồi tự trả lời: “ Lịch sử Việt Nam là gì ?. Đó
là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của một dân tộc”. Nhà sử học
Phillipe Devilère khẳng định “Trải qua
hơn bốn nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi
thường. Suốt mười thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên
bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng
có thể khuất phục được dân tôc này. Lịch
sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và họ đã chứng minh khả năng đề kháng, óc
sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó
khăn nhất và kể cả không cân sức nhất … Người Việt Nam tự hào với quá khứ của
mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa
xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ
vào hiện tại và tương lai. Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở
khu vực Đông Nam Á và có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như
Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây hai tiếng Việt Nam còn mới mẻ”.
Việt Nam là một dân tộc có một lịch sử bi
hùng với những thăng trầm suy vong của vận mệnh một dân tộc. Việt Nam có một bề
dày lịch sử theo đúng nghĩa của nó, Việt Nam là cái nôi của nghề trồng lúa nước
đầu tiên trên thế giới và cũng là cái nôi của biển cả, của nghề cá và nghề đi
biển vượt đại dương trước cả Christophe Colomb hàng mấy ngàn năm. Tri thức
người Việt cổ phát triển khá cao ngay thời cổ đại, người Việt cổ đã biết làm
lịch, đúc thuyền đồng, nấu sắt, đào kênh thủy lợi, nấu thủy tinh, tìm ra La
bàn, phát kiến sinh học trước cả phương Tây. Thế nhưng Việt tộc là cư dân nông
nghiệp thuần lương hiếu hòa nên bị Hán tộc du mục xâm lấn đẩy lùi dần về phương
Nam để rồi lãnh thổ chỉ còn lại giang sơn gấm vóc trên dải đất hình chữ S ngày
nay.
Lịch
sử tiến hoá một dân tộc không bao giờ là con đường thẳng mà thăng trầm trước
những đối đầu thách thức của thời gian.
Theo sử
gia Arnold Toynbee, Việt Nam là một trong số nền văn minh tối cổ ngang hàng với
văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Hy Lạp, văn minh La Mã của nhân
loại còn tồn tại mãi tới ngày nay. Sử gia thời danh Arnold Toynbee đã nhận định
là “Nếu thiếu những bức bách đòi hỏi dân
tộc đó phải biết vận dụng một cách vượt bực khả năng xoay chuyển tình thế thì
không có điều kiện để dân tộc đó thể hiện được hết sức mạnh và sự sáng tạo của
họ. Chính những sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức để vận dụng mọi
cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế đã đưa tới những thành tựu văn hoá
lớn lao, đã tạo nên bản lĩnh của dân tộc đó”.
Chúng ta có quyền tự hào là một dân tộc có
lịch sử lâu đời với gần năm ngàn năm văn hiến, một dân tộc có sức sống mãnh
liệt nhất nên trải qua gần một ngàn năm nô lệ vẫn giành lại đươc nền đôc lập để
tồn tại mãi với thời gian. Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào chịu đựng
thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt Nam. Lịch sử cũng đã chứng minh là
dân tộc ta đã đáp ứng được những yêu cầu bức bách, những thách thức của từng
thời đại để Việt Nam còn tồn tại mãi tới ngày nay. Những kỳ tích lịch sử kể từ
thời lập quốc đến nay bắt nguồn từ truyền thống của một dân tộc có gần năm ngàn
năm văn hiến với nền văn minh đạo đức tự xa xưa. Chính truyền thống yêu nước
thương nòi của dân tộc con Rồng cháu Tiên đã viết lên những trang sử huy hoàng
có một không hai trong lịch sử nhân loại.
Lịch sử Việt Nam từ huyền sử đến hiện thực
đã là một thiên anh hùng ca bất hủ mà bản tuyên ngôn độc lập viết bằng máu của
biết bao thế hệ Việt Nam đã được danh tướng Lý Thường Kiệt tuyên cáo trước nhân
loại:
Sông núi Trời Nam của nước Nam
Sách
Trời định rõ tự muôn ngàn
Cuồng ngông giặc dữ vào xâm lấn
Chuốc
lấy bại vong lấy nhục nhằn!
PHẠM TRẦN ANH cẩn dịch
Thiếu nữ Việt Nam Thiếu nữ Thái
Thiếu nữ Nùng Thiếu nữ Hmong
Thiếu nữ Mường Thiếu nữ Chăm
Múa Quạt Mường Dân ca Quan Họ Bắc Ninh
Lễ hội Hmong với cây khèn Vũ điệu chămpa
Ca Trù Bắc Ninh Lễ Hội Katê đồng bào Chăm
No comments:
Post a Comment