Monday, November 18, 2013



Trà Mi-VOA

Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 được mọi người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ,

đa đảng tại Việt Nam trong và sau khi anh du học từ Pháp về


Ân xá Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ vừa tổ chức cuộc chạy đua vinh danh một nhà đấu tranh dân chủ trẻ đang bị Việt Nam cầm tù với bản án 7 năm về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Cuộc chạy bộ vì nhân quyền RunforRights hôm 12/10 ở thành phố Arlington, bang Virginia, được dành tặng cho nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, thu hút sự tham gia của khoảng 100 cư dân thủ đô DC và hai bang phụ cận là Virginia và Maryland.


Bà Claudia Vandermade và một thành viên trong cuộc đua

Người đứng ra tổ chức sự kiện, điều phối viên Mạng lưới Hành động của Ân xá Quốc tế chuyên trách về Đông Nam Á, bà Claudia Vandermade, nói về mục đích của cuộc đua:


“Chúng tôi tổ chức sự kiện này không chỉ để gây quỹ mà còn để đánh động sự quan tâm của công luận về nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung bị tù đày chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Chúng tôi muốn nêu bật trường hợp của Trung qua cuộc chạy bộ để thấy rõ sự tương phản một bên là được tự do chạy nhảy ngoài trời và một bên là bị nhốt giam trong ngục tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận.”

Bà Vandermade cho biết sở dĩ Ân xá Quốc tế chọn Tiến Trung trong số nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam để vinh danh trong sự kiện này là vì Trung là một trong hai trường hợp Ân xá Quốc tế vừa nhận bảo trợ, cùng với nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thọ án 16 năm tù về cùng tội danh với Trung.

Một thành viên trong cuộc đua RunforRights vì Nguyễn Tiến Trung, bà Kate Fink, cho biết cảm nghĩ khi tham gia sự kiện này:

“Người dân Mỹ quan tâm về quyền tự do ngôn luận và các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới và cuộc chạy đua là cơ hội tốt để chúng tôi thể hiện điều này. Tôi nghĩ mọi người chúng ta cần phải lan truyền rộng rãi thông tin về các trường hợp tù đày chỉ vì bày tỏ chính kiến như Tiến Trung tại Việt Nam cho càng nhiều người biết càng tốt và tăng thêm áp lực với Hà Nội rằng họ cần phải ngừng tay, không thể bỏ tù người ta chỉ vì họ nói lên những điều chính phủ không thích nghe.”

Cuộc chạy đua Run for Rights


Một vận động viên khác góp mặt trong cuộc chạy bộ cho nhân quyền được Ân xá Quốc tế dành tặng Tiến Trung, bà Beckly Farrar, nói:

“Đây là điển hình những hoạt động của chúng tôi trong công cuộc vận động cho tù nhân lương tâm trên thế giới. Trung bị tù chỉ vì thể hiện quan điểm cá nhân, quyền tự do ngôn luận của công dân. Cho nên tôi ủng hộ anh ấy.”


Thân phụ Nguyễn Tiến Trung nói những sự ủng hộ và vận động cho Trung như thế này Trung không được biết vì theo quy định trại giam, các buổi thăm nuôi hằng tháng của gia đình chỉ giới hạn trong phạm vi thăm hỏi sức khỏe và tình trạng gia đình mà thôi.

Sau cuộc thăm gặp Trung gần đây nhất hôm 2/11 tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn, ông Nguyễn Tự Tu cho hay:

“Tuy bị biệt giam, nhưng Trung vận động tập thể dục nhiều nên sức khỏe tốt. Tinh thần vẫn vui vẻ, lạc quan. Chỉ mong sao Trung sớm được trả tự do. Trung cũng có hy vọng trước ngày 2/9 vừa rồi, nhưng thất vọng. Trại giam cũng đề nghị giảm án cho Trung nhưng lên trên người ta không đồng ý. Điều kiện giảm án là Trung cải tạo tốt trong tù, chấp hành nội quy, quy định tốt. Gia đình chúng tôi rất cảm ơn các tổ chức vận động đòi trả tự do cho Trung. Gia đình rất cảm kích.”

Ân xá Quốc tế nói họ hết sức quan ngại trước thực trạng Hà Nội tiếp tục cầm tù các nhà bất đồng chính kiến, hệ thống luật pháp Việt Nam xét xử dựa vào các bản án được chỉ định trước từ cấp trên, và sự tồn tại của các điều luật bao quát về an ninh quốc gia như điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, những rào cản trấn áp quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội của công dân.

Để hỗ trợ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, bà Verdermade nói, một trong những phương cách hiệu quả là gửi thư liên tục cho giới lãnh đạo Việt Nam, dù rằng không bao giờ được hồi đáp, để cho nhà cầm quyền Hà Nội biết  rằng rất nhiều người trên thế giới đang quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam:

“Trong quá trình suốt hơn 50 năm nay, Ân xá Quốc tế chúng tôi luôn tin tưởng và cũng nhận thấy rằng phương pháp này có mang lại hiệu quả. Chúng tôi đã chứng minh rằng có tác dụng và hữu ích khi để cho nhà cầm quyền thấy là thế giới biết rõ và đang theo dõi các hành động vi phạm nhân quyền của họ. Hà Nội ít bao giờ hồi đáp thư kêu gọi của quốc tế. Thế nhưng, chúng tôi không cho rằng họ không hồi đáp nghĩa là họ không lưu tâm tới vấn đề. Chúng tôi đoan chắc là họ có chú ý. Cho dù họ không công khai tỏ ra là họ lưu tâm, nhưng họ không thể khước từ những gì đang nghe được từ cộng đồng thế giới.”

Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế nói sự vận động nhắm vào chính phủ Hà Nội thôi không đủ, mà cần phải có những áp lực từ các nước có ảnh hưởng quan trọng với Việt Nam như Hoa Kỳ, chẳng hạn.

Bà Vandermade tiếp lời:

“Chúng tôi cũng không ngừng vận động giới lập pháp, hành pháp Mỹ để vấn đề nhân quyền Việt Nam luôn được đặt trong nghị trình làm việc mỗi khi chính phủ Hoa Kỳ thương thảo các vấn đề với Việt Nam. Chúng tôi có những buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại giao, làm việc với những viên chức trong Bộ đặc trách về Việt Nam để nêu trực tiếp những vấn đề chúng tôi quan tâm. Theo tôi, quan trọng là cần phải nêu lên các trường hợp cụ thể thay vì chỉ nói suông với Hà Nội rằng Washington quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, chiến dịch vận động của Ân xá Quốc tế luôn nêu lên các trường hợp cá nhân cụ thể. Khi chúng tôi nhận bảo trợ cho Duy Thức và Tiến Trung chẳng hạn, chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Qua hai bản án này, chúng tôi muốn đánh động sự quan tâm của công luận về vấn đề nhân quyền lớn hơn tại Việt Nam.”

Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện đã kết luận rằng Trần Huỳnh Duy Thức bị giam giữ tùy tiện và yêu cầu Việt Nam phải cải sửa điều này. Bà Vandermade nói Ân xá Quốc tế hân hạnh là một phần trong phong trào lớn hơn trên quốc tế kêu gọi phóng thích Duy Thức và Tiến Trung.

Tháng 3 năm nay, lần đầu tiên một đại diện của Ân xá Quốc tế đến thăm Việt Nam kể từ thập niên 1970. Bà Vandermade cho hay chuyến đi ngắn ngày của ông Frank Jannuzi, Phó giám đốc văn phòng Ân xá Quốc tế tại Hoa Kỳ, tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa phải là chuyến thăm chính thức và chưa được tiếp xúc với giới chức cấp cao của Hà Nội, nhưng cũng là một tín hiệu lạc quan mở đường cho  các kênh đối thoại nhân quyền giữa Ân xá Quốc tế với chính quyền Việt Nam.

Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 được mọi người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, đa đảng tại Việt Nam trong và sau khi anh du học từ Pháp về.

Trung khởi xướng Tập hợp Thanh niên Dân chủ vào năm 2006 với mục đích kêu gọi dân chủ hóa đất nước. Một trong những sinh hoạt nổi bật của Tập hợp này là Chương trình “Marathon Nối Vòng Tay Lớn” thu thập chữ ký gửi tới lãnh đạo các nước tới Việt Nam tham dự APEC 2006 đề nghị thúc đẩy Việt Nam cải thiện dân chủ-nhân quyền.

Khi về nước, Nguyễn Tiến Trung gia nhập đảng Dân Chủ Việt Nam do Giáo sư Hoàng Minh Chính là Tổng Thư Ký. Năm 2009, Nguyễn Tiến Trung bị khởi tố và bị bắt giam cùng với 3 nhà hoạt động Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long.

 

Tòa án VN lại lạm quyền Quốc hội?

BBC

Hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam ban hành một nghị quyết hướng dẫn việc xét xử án treo với tội phạm tham nhũng, theo đó kể từ ngày 15/12/2013, tòa án các cấp sẽ không được áp dụng án treo với loại tội phạm này.

Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho rằng mặc dù động thái có thể nhằm đáp lại các áp lực và kỳ vọng trong nước về xử lý tội tham nhũng, cách thức mà Tòa án Nhân dân Tối cao ra văn bản có thể tạo ra hiệu ứng ’tiêu cực mà theo ông là ’lạm quyền’ của Quốc hội, nếu chiểu theo các nguyên tắc về pháp lý và ra văn bản quy phạm.

Theo ông Sơn, nghị quyết 01/2013 thể hiện việc các phiên tòa từ trước đến nay, trong đó thành phần là thẩm phán và các hội thẩm nhân dân đã không làm tốt vai trò của họ trong xét xử loại tội phạm tham nhũng nên không đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.

’Chắp vá, lạm quyền’

"Chính vì vậy đã có sự can thiệp của Hội đồng Thẩm phán bằng nghị quyết nhằm hạn chế độ tùy nghi của các điều luật mà bộ luật hình sự Việt Nam quy định."

Tuy nhiên, can thiệp của Tòa án Nhân dân Tối cao đã chỉ mang tính chắp vá và lạm quyền của Quốc hội, theo luật sư Sơn.

"Việc ra nghị quyết này không thể hiện một cái gì đó tích cực, vì làm như thế sẽ làm giảm vai trò của thẩm phán và hội đồng xét xử.

"Thứ hai, nếu người ta muốn đạt được yêu cầu của xã hội, thì người ta phải sửa và bổ sung bộ luật hình sự, mà cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội thực hiện việc này, chứ không phải là để Hội đồng Thẩm phán, Tòa án Tối cao."

 

 

 

SBTN và SET 57.4 vận động cứu trợ nạn nhân bão ở Philippines

Linh Nguyễn/Người Việt
 
14.11.2013 GARDEN GROVE, California (NV) - Hưởng ứng nỗ lực cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines, hai đài truyền hình SBTN và SET 57.4 sẽ phát hình chương trình văn nghệ đặc biệt từ 1 giờ đến 4 giờ chiều Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một, qua hệ thống DirectTV, Cable SBTN và các địa phương ở miền Nam California, với mục đích kêu gọi khán giả trên toàn quốc Hoa Kỳ, Canada và Úc góp một bàn tay, tham gia như một nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa đất nước cưu mang hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam sau năm 1975.

 

 

Từ trái, các ca sĩ Hoàng Thục Linh, Ðoàn Phi, Nguyễn Hồng Nhung và MC Nam Lộc, trước khi bắt đầu chương trình. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
“Nếu đất nước Philippines đã cứu vớt chúng ta qua cơn 'Đại Hồng Thủy 1975,' thì bây giờ là dịp chúng ta trả ơn ân nhân của mình qua các chương trình gây quỹ cho nạn nhân bão Haiyan,” nhạc sĩ Nam Lộc, một người trong ban tổ chức, nói với phóng viên nhật báo Người Việt tại buổi thu hình tối Thứ Tư vừa qua tại đài SBTN ở Garden Grove.
“Philippines là quốc gia đón nhận người Việt đến Subic Bay và cũng là những người tị nạn cuối cùng thế giới bỏ lại,” người MC với quá trình dài làm việc với người tị nạn nói thêm.
Ông cho biết Philippines là quốc gia duy nhất không chấp nhận chính sách cưỡng bách hồi hương của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ, và Philippines là quốc gia nhận 300 ngàn người tị nạn Việt Nam qua ngưỡng cửa của đất nước này.
“Hy vọng qua chương trình cứu trợ lần này, chúng ta có thể đem tin vui nhỏ bé đến với những người tuyệt vọng,” nhạc sĩ Nam Lộc nói thêm.
Cùng một tâm tình với ông, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, tâm sự: “Chúng ta tổ chức cứu trợ vì người Việt Nam mình mang nợ Philippines rất nhiều. Đây là quốc gia duy nhất cho người tị nạn Việt Nam ở lại, bất chấp chính sách cưỡng bách hồi hương của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.”
“Cũng vì thế mà ‘Làng Việt Nam’ được thành lập để chúng ta có cơ hội chờ đi định cư tại một nước thứ ba. Đây là cơ hội cho chúng ta trả lại món nợ ân tình đó. Trận bão để lại hậu quả tàn khốc, là người với người, người Việt chúng ta nên đóng góp,” người nhạc sĩ đứng đầu đài SBTN kêu gọi.
Nhân dịp này, MC Đỗ Tân Khoa chia sẻ: “ Dù tôi qua Mỹ theo diện HO, nhưng lại rất thông cảm với những đồng bào vượt biên hay đi theo chương trình ODP, nhiều người cũng từng dừng chân ở Philippines trước khi định cư tại một nước tự do. Xin hãy giúp, dù rằng chúng ta ít khi biểu lộ tình cảm của mình.”
Chương trình đặc biệt ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một, tới sẽ do các MC quen thuộc điều khiển, như Nam Lộc, Diệu Quyên, Đỗ Tân Khoa, Ngọc Đan Thanh, Quế Trang...

Ca sĩ Quốc Khanh (trái) và nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày một ca khúc. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trước giờ trình diễn để thu hình, một số ca sĩ của Trung Tâm Asia hiện diện để ủng hộ tinh thần, như Hồ Hoàng Yến, Nhật Lâm, Đỗ Tiên Dung.
Dù chưa bao giờ ghé Philippines, ca sĩ Hồ Hoàng Yến vẫn bày tỏ sự thương cảm của mình với nạn nhân bão Haiyan.

Cô nói: “Mình cùng là người nên thấy cảnh thương tâm, em chỉ muốn giúp một chút gì đó để ủng hộ những người kém may mắn, dù ở Philippines hay ở Việt Nam cũng vậy!”
Ca sĩ Nhật Lâm cho biết: “Em thì thấy người ta phải leo lên nóc nhà lánh nạn. Trời ơi, em muốn khóc vì từng trải qua cảnh lũ lụt ở miền Trung Việt Nam. Em thông cảm lắm!”
“Đây là một việc làm đầy ý nghĩa. Dù chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh bị bão táp nhưng em cảm nhận được những mất mát mà nạn nhân phải gánh chịu. Em rất vui được góp một bàn tay và thấy SBTN và SET 57.4 lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ trong các sinh hoạt từ thiện,” ca sĩ Đỗ Tiên Dung nói.
Đến đây thì tiếng nhạc sĩ Trúc Hồ vang lên “Tới giờ rồi. Xếp hàng bắt đầu. Sẵn sàng chưa? Đoàn Phi đâu? Nick (Mai Thanh Sơn) đâu?”
Mọi người lên sân khấu. Điểm đặc biệt là các ca nghệ sĩ mang trang phục rất bình thường, áo thun, quần jean. Phía sau hậu trường là màn ảnh chiếu hình ảnh tàn phá của trận bão Haiyan. Cảnh người chạy toán loạn, bồng bế, tay xách, nách mang không khác gì hình ảnh vượt biên của người Việt hồi thập niên 1970.
Mở đầu chương trình là hợp ca “We're the World” qua các giọng hát của Mỹ Huyền, Nguyên Khang, Đoàn Phi, Nguyễn Hồng Nhung, Đỗ Tiên Dung, Nhật Lâm, Lâm Nhật Tiến, và Hoàng Thục Linh.
Ca sĩ Mai Thanh Sơn sau đó đưa mọi người về với âm thanh quen thuộc qua bài “Let It Be” nổi tiếng của ban nhạc The Beatles, với giọng hát mượt mà như để xoa đi những nỗi mất mát do thiên tai gây ra.
“Stand by Me” là bài hát được ca sĩ Đoàn Phi diễn tả. Người ca sĩ rất trẻ nhưng với giọng hát đầy năng lực khiến lời bài hát trở nên thêm ý nghĩa.
Nữ ca sĩ Lilian mượt mà với “Đời Đá Vàng.”
Sau đó là phần nghỉ giải lao. Đồng hồ chỉ gần 10 giờ đêm. Các ca sĩ cũng nhau chia sẻ những miếng bánh pizza nóng hổi để trên bàn nhỏ, gần sân khấu.

Các ca sĩ hợp ca “We're the World.” (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ca sĩ Ðỗ Tiên Dung không ngần ngại “khai trương” miếng bánh đầu tiên, rồi Lâm Nhật Tiến, Hoàng Thục Linh, Hồ Hoàng Yến. Những miếng pizza với cheese nóng hổi thêm ớt bột không làm các người đẹp chùn bước, trái lại họ còn có vẻ thoải mái hơn bao giờ, trừ ca sĩ Mỹ Huyền cho biết là không ăn trễ được.

Trên sân khấu, bên trái là chiếc đàn dương cầm, bên phải, phía sau là dàn trống. Ca sĩ Quốc Khanh ngồi ghế bên cạnh nhạc sĩ Trúc Hồ đệm đàn guitar.

Ca sĩ Hoàng Thục Linh cho biết tuy cô được sanh ra ở Paula Bidong khi gia đình vượt biên, chưa hề biết đất nước Việt Nam, nhưng cũng cảm thông được sự khó khăn mất mát của nạn nhân.

“Em rất vui được tham dự để giúp người Philippines và người Việt ở miền Trung,” cô nói.

Ca sĩ Mỹ Huyền trong chiếc áo dài tím hoa cà, trình bày bài “Thương Về Miền Trung.” Vì xúc động, cô phải hát lại lần thứ hai.

“Mỹ Huyền rất vui được góp lời ca tiếng hát và mong góp phần nhỏ bé giúp người hoạn nạn,” người ca sĩ nói.

Ca sĩ trẻ Ðoàn Phi tâm sự: “Người Philippines cũng là người Châu Á như người Việt. Em mong họ sớm trở lại đời sống bình thường. Mong mọi người cùng Ðoàn Phi cầu nguyện và mở rộng vòng tay.”

“Trong 18 năm ca hát, em lúc nào cũng ủng hộ những cuộc gây quỹ từ thiện của Trung Tâm Asia. Hồi xưa còn bé ngây ngô, nhưng nay thì đã chững chạc nên thấy công việc này vô cùng ý nghĩa. Lâm Nhật Tiến hát đêm nay với cảm xúc chưa từng có và không riêng gì nghệ sĩ, em mong mọi người đóng góp,” ca sĩ Lâm Nhật Tiến phát biểu sau khi hát chung với Nguyễn Hồng Nhung bài “Tình Yêu, Tình Người,” một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ.

“Nếu phải mất tất cả những gì tôi đang có thì với tình yêu tôi làm lại từ đầu...” tiếng hát kéo dài trong đêm khuya.

Chương trình kết thúc với nhạc phẩm bất hủ mà là người tị nạn Việt Nam ai cũng từng hát. Ðó là bài hát “Bên Em Ðang Có Ta,” một sáng tác của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Trúc Hồ.

Những miếng pizza sau cùng được ca sĩ Nguyên Khang “thanh toán,” và mọi người vui vẻ chia tay.
Chi phiếu đóng góp xin đề (Pay to) "Bên Em Đang Có Ta" và viết trong memo là: "Nạn Nhân Bão Lụt" và gởi về SBTN, PO Box 127, Garden Grove, CA 92842, hoặc muốn biết thêm chi tiết, xin gọi 714-636-1121, ext 4120.
––

Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com                                                                                                                                                                &nb sp;                         http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177206&zoneid=3#.UohTMeKeh-d
 
 

Ông Nguyễn Văn Rị được chính quyền Đức Nordrhein-Westfalen trao tặng Huân chương

Thông Tin Đức Quốc TH -  16.11.2013  
 
Staatsministerin Prof. Dr. Maria Böhmer MdB chúc mừng Ông Nguyễn Văn Rị được ân thưởng Huân chương „Dấn thân cho con người“ (Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen).
 
Kính thưa Ông Nguyễn Văn Rị,
 
Tôi xin được nồng nhiệt chúc mừng ông nhận giải „Dấn thân cho con người“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen vào ngày 07 tháng 11 năm 2013.
 
Cách đây hơn 30 năm, là một thuyền nhân ông đã từ Việt Nam đến Đức Quốc và đã tìm thấy ở Mönchengladbach một quê hương. Ông là gương sáng cho rất nhiều người; những người này đã đến Đức trong những trường hợp tương tự như ông, thường thì họ đã gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn, để được sống trong tự do và an toàn.
 
Đường đời của ông chứng minh rằng: Với quyết tâm, đam mê và chăm chỉ thì sẽ thành công trên đất nước chúng ta. Kinh nghiệm này ông đã truyền đạt lại cho các con. Tất cả 7 người con đã có được một viễn ảnh tốt đẹp hơn cả sự hy vọng của ông. Đó thật là một niềm hãnh diện.
 
Sự dấn thân không mệt mỏi và bất vụ lợi của ông để cùng đồng hương hội nhập vào nước Đức và những công tác thiện nguyện cho giáo hội công giáo là những thí dụ điển hình cho nhiều người khác.  Hôm nay tôi  xin đuợc chân thành cám ơn ông về những việc làm này. Cá nhân tôi xin kính chúc ông cùng gia quyến mọi sự tốt đẹp và hy vọng rằng ông vẫn luôn thành công trong những công việc thiện nguyện.
 
Kính chào thân ái,
 
Prof. Dr. Maria Böhmer
Ngọc - Hòa chuyển ngữ
 
 
Stellvertretende Ministerpräsidentin Sylvia Löhrmann verleiht den Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen an Nguyen Van-Ri      http://www.ttdq.de/node/937#overlay=node/937/edit
 
****
 Ông Nguyễn Văn Rị được Huân chương Công trạng của chính quyền Đức Nordrhein-Westfalen
 
- Tại thủ phủ Düsseldorf ngày 07/11/2013 vừa qua, bà Bộ trưởng Sylvia Löhrmann, đại diện cho nữ Thủ hiến Hannelore Kraft đã trao tặng Huân chương Công trạng cho 7 công dân của tiểu bang Nordrhein-Westfalen để vinh danh thành tích đóng góp của họ cho xã hội, trong số 7 người này có ông Nguyễn Văn Rị, một thuyền nhân đến Đức định cư đã lâu. Bà Löhrmann nói những giá trị được vinh danh của 7 công dân này không phải là được quy định “từ trên xuống” mà phải do chính đương sự sống thực với những giá trị đó. Hướng đến 7 người được trao tặng huân chương, bà Löhrmann tuyên bố: phẩm giá con người, công bình, đoàn kết, vị tha và can đảm xã hội dân sự không phải là những từ trống rỗng mà đã được quý vị bổ sung trọn vẹn bằng hành động.
Về ông Nguyễn Văn Rị, bà Löhrmann phát biểu: “đầu thập niên 1980, ông Nguyễn Văn Rị đã vượt biên trên một con tàu nhỏ dài 13 thước, rộng 2 thước với 100 người khác, được tàu Cap Anamur cứu và đưa về Đức, gia đình ông sống tại Mönchengladbach. Và cũng từ đó ông trở thành điểm tựa đầu tiên cho người tị nạn… Từ năm 1983 , ông đã tham gia vào một cách đặc biệt đối với người Công giáo Việt Nam tại Đức. Kể từ tháng Tư năm 2012, Nguyễn Văn Rị là Uỷ viên trong ban chấp hành của Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Đức. Trong nhiều năm, ông cũng hỗ trợ “Ủy ban Cap Anamur” và hội “Mũ Xanh” có nhiều dự án xây dựng trong những khu vực có xung đột trên thế giới”….
 

Ông Nguyễn Văn Rị được Huân chương Công trạng của Nordrhein-Westfalen

 
“… Từ năm 2004 đến 2012, ông là chủ tịch của Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn của người Việt Công Giáo trong Giáo phận Aachen giúp đỡ vật chất và tinh thần cho người khốn khó. Trên toàn thế giới, tổ chức này có hơn một triệu thành viên. Với sự nhiệt tình không mệt mỏi Nguyễn Văn Rị thu thập lạc quyên ở các chợ trời và lễ hội giáo xứ để đóng góp chủ yếu là dự án viện trợ nước ngoài. Truờng hợp một đứa trẻ ở Việt Nam có một khối u sáu ký trong bụng đã khiến ông Nguyễn Văn Rị không thể ngủ yên. Ông lạc quyên trong giáo xứ của ông và gửi về Việt Nam để giúp cho đứa trẻ cơ hội giải phẫu. Ca phẫu thuật đã thành công và cứu được mạng sống của đứa trẻ – đây chỉ là một thí dụ trong nhiều đóng góp của ông”, bà Löhrmann ca ngợi.
Ông Rị kính mến, Diễn Đàn Việt Nam 21 chúc mừng ông được vinh danh xứng đáng, đồng thời cũng là một vinh dự chung cho người Việt tại Đức. Chúc ông luôn vui khỏe và nhiều nghị lực tiếp tục các công tác xã hội như cho đến nay.
TS Dương Hồng-Ân
Thông Tin Đức Quốc http://www.ttdq.de/node/937

 

 

Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Ngày 14 Tháng 11, Năm 2013

Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.

Theo nghị quyết 60/251 của UNHRC, với vai trò thành viên, quốc gia Việt Nam trong đó bao gồm cả chính quyền lẫn hơn 90 triệu công dân phải có nghĩa vụ gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Nghĩa vụ này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh xác nhận sau khi Việt Nam đắc cử vào UNHRC: “Thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liệp Hiệp Quốc”.

Trước sự kiện này, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho rằng:

Để thật sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC, Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết này bằng những hành động cụ thể và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của một số quan chức chính phủ. Cụ thể là Việt Nam phải:

1. Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.

2. Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.

3. Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.

4. Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”

5. Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.

Trong vị trí và vai trò của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:

1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.

2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền.

3. Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.

4. Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

5. Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.


 
 

Nghề luật sư bị hạ nhục

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-11-14
dlu.edu-305.jpg
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức giao lưu với sinh viên Luật hôm 20/9/2013. Ảnh minh họa.
Photo courtesy of dlu.edu.vn
 
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn vẫn đang được dư luận mổ xẻ mọi ngóc ngách để phơi bày sự phá sản toàn diện của loại tư pháp...chạy trốn, với đích đến của nó là... "cánh rừng già" hoang dã chưa bao giờ thấy dấu chân người tìm tới (!).
Phải chăng điều đó gây "náo nức" với "cơ hội" hiếm hoi "góp mặt" trong "chốn giang hồ" mà "Liên đoàn luật sư Việt Nam" - một tổ chức tự phong "đại diện" tất cả những ai hành nghề luật trên xứ sở... vô pháp này - không dại gì bỏ qua, do đảng "tạo điều kiện"(?!).
 
"Hiệu ứng" Nguyễn Thanh Chấn có vẻ trở thành "chất xúc tác" để "kết tủa" ra "sản phẩm trí tuệ" mang tên "V/v đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long...".

"Liên đoàn luật sư Việt Nam" đã làm gì (?)

Theo wikipedia cho biết [1] mục đích của liên đoàn này: "Tập hợp, đoàn kết, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn luật sư". Tổ chức này nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lịch sử hình thành của nó khá buồn cười, bởi tiền thân xuất phát là do Thủ tướng Việt Nam tạo ra bằng Quyết định số 76/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008, phê duyệt Đề án "Thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc".
 
Không mấy ai biết tổ chức mang cái tên rất kêu "Liên đoàn Luật sư Việt Nam", "làm ăn" ra sao từ ngày nó được thành lập theo cách đầy... tai tiếng.
 
Vụ việc không dừng lại ở cái quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng - một người được biết cũng học luật, bởi sau đó đài RFA thực hiện phóng sự [2] với 2 phần bài viết, trong đó cho thấy nhiều luật sư giỏi đã từ chối tham gia, đặc biệt luật sư nổi tiếng Nguyễn Đăng Trừng - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp.HCM - đại diện, đã phản đối quyết liệt việc ông Lê Thúc Anh được "cài cắm" vào, dù tư cách, uy tín cho đến chuyên môn luật không đạt tiêu chuẩn.
 
Bằng mọi cách, cuối cùng người cộng sản này cũng trở thành người đứng đầu của tổ chức ngoại vi thuộc ĐCSVN, được lập ra nhằm kiểm soát, thao túng hoạt động luật sư tại Việt Nam.
 
Trong một bài viết có liên quan [3], đài RFA đặt câu hỏi mà không cần lời đáp: "Các tổ chức luật sư Việt Nam có bảo vệ thành viên?" với nội dung không thể rõ hơn, từ các luật sư trong việc TS. Cù Huy Hà Vũ bị kết án phi pháp bằng "hai bao cao su đã xài" - nỗi ô nhục của chế độ này, không cách gì rửa sạch!.
 
000_Hkg7732279-250.jpg
LS Lê Quốc Quân trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 08/7/2012 và hiện đang trong tù. AFP photo
Không riêng Cù Huy Hà Vũ, nhiều luật sư khác: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Nguyễn Thanh Lương, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Dương Hà v.v... bị kết án vô pháp hoặc bị rút thẻ luật sư, cùng với nhiều o ép, dọa dẫm, cô lập của giới công an, nhằm triệt đường hành nghề của họ. Cả quá trình này, diễn ra trong sự im lặng của tổ chức tự nhận "đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp" cho toàn bộ luật sư Việt Nam. Có bao giờ những ông (bà) mang danh luật sư trong "Ban thường vụ liên đoàn..." [4] cảm thấy hổ thẹn với những đồng nghiệp, vướng vào vòng lao lý đầy oan khuất, hay đang phải vất vả mưu sinh bằng những nghề khác, thậm chí thất nghiệp(?!).
 
Không những các luật sư đang hành nghề bị hạ nhục như trên, ngay cả những "luật sư tương lai" như: Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn cũng bị sỉ nhục không thua kém bằng đòn "đấu tố" hèn hạ của đoàn TNCSHCM thuộc trường đại học Luật Tp.HCM - nơi bà giáo sư - tiến sĩ Mai Hồng Quỳ "chấp chính". Ba sinh viên nói trên đã yêu cầu xin lỗi, sau khi họ bị những lời bôi nhọ bén như  "liềm", mạnh như "búa", nhưng tuyệt nhiên những "đấu tố viên" không lời hồi đáp, khiến họ quyết định khởi kiện [5].
 
Vụ việc vẫn bị bỏ ngỏ, vì phía "búa liềm" đã bảo kê quá mạnh cho những kẻ du côn mặc áo "luật" thóa mạ đồng môn.

"Liên đoàn luật sư Việt Nam" đang làm gì vậy (!)

Các Luật Sư chân chính can đảm, đánh đổi bình an để bảo vệ công lý, đấu tranh cho lẽ công bằng, nhưng chưa bao giờ thấy Lê Thúc Anh hoặc bất cứ ai trong "Liên đoàn luật sư Việt Nam" cất tiếng bênh vực.
 
Nay, thật bất ngờ khi nhìn thấy 2 trang giấy mang bí số "16/TTTVPL" "sản xuất" vào ngày 07/11/2013 của "Trung tâm tư vấn pháp luật" thuộc "liên đoàn..." này  [6].
 
Tuy nhiên, không có gì đáng vui mừng, thay vào đó cần báo động về vấn đề "sở hữu trí tuệ" của người cộng sản. Báo động từ hình thức cho đến nội dung, bởi hai trang giấy đó được gởi đến ông Lê Khả Phiêu.
 
Có lẽ các luật sư không khỏi bẽ bàng cùng một chút ngơ ngác, khi đọc xong 2 trang giấy này. Hình như mấy trang giấy đó, cho thấy một "tàn tích"
 
thời...bao cấp còn bám chặt não người cộng sản với "tư duy thư tay", dù  có biến tướng một chút nhờ... con dấu đỏ. Có thể khẳng định chắc nịch 2 trang giấy đó không hề có chút giá trị pháp lý.
 
"Thư tay" từ đồng chí (Lê Xuân Thảo) gởi cho đồng chí (Lê Khả Phiêu). Hình thức và nội dung "thư tay biến tướng" này được tóm tắt như sau:
 
- Một ông cộng sản gởi cho một ông cộng sản (trong thư họ gọi nhau "đồng chí"), trong đó trình bày nỗi oan khuất lớn của một người dân liên quan đến pháp luật.
- Ông "Cộng Sản Gởi" kính đề nghị ông "Cộng Sản Nhận": "...xem xét và cho ý kiến chỉ đạo đối với các cơ quan tiến hành tố tụng để hủy toàn bộ Bản án Phúc thẩm ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội với bị cáo Hàn Đức Long về "tội giết người" và "hiếp dâm trẻ em" theo luật định để làm sáng tỏ vụ việc trên, minh oan cho người dân vô tội..."
- Ông "Cộng Sản Gởi" đề nghị ông "Cộng Sản Nhận" "xem xét và cho ý kiến chỉ đạo" để "minh oan" cho người vô tội, nhưng phải... "theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ - TW của Bộ Chính trị..." (?!).
 
- Ông "Cộng Sản Nhận" thì... không còn quyền lực từ lâu. Có lẽ vì trong lòng chất ngất "mênh mông tình dân", nên...
- Ông "Cộng Sản Nhận" bèn "kính chuyển" đến ông "Cộng Sản Đang Làm Việc"
 
để: "...đề nghị đồng chí Chủ tịch chỉ đạo tòa án cần thẩm tra lại, tránh làm oan sai đối với người vô tội".
Các "công đoạn" nêu trên, nếu ngồi ngẫm, chắc vô số người không khỏi cười... đến té ghế!
 
Một "quy trình" thư tay, nói theo phong cách dân miền Nam: trớt quớt!
 
Ông "Cộng Sản Gởi" đề nghị ông "Cộng Sản Nhận" chỉ đạo (quan tòa), sau đó ông "Cộng Sản Nhận" đề nghị ông "Cộng Sản Đang Làm việc"... chỉ đạo (quan
tòa) nữa.
image-AFP-250.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP Photo
Cũng nên nhắc ông "Cộng Sản Nhận" nhớ lại ông "Cộng Sản Nổi Tiếng" sống đến
103 tuổi, với 3 lần viết thư đề nghị hủy bỏ vụ boxit, không mang lại giá trị gì khác, ngoài việc làm ông ta rảnh rang hơn, bởi từ đó bỏ...viết thư.
Xin long trọng giới thiệu:
Ông "Cộng Sản Gởi" có tên: Lê Xuân Thảo - giáo sư, tiến sĩ Luật.
Ông "Cộng Sản Nhận" có tên: Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư (nghĩa là không còn quyền gì cả).
Ông "Cộng Sản Đang Làm Việc" có tên: Trương Tấn Sang - Cử nhân luật - đương kim Chủ tịch nước.
Có ai am hiểu về luật, giải thích giúp cho dân:
- Hai trang giấy nói trên có tác dụng gì và tác dụng tới đâu cho ông Hàn Đức Long, người dường như đang mang án oan còn hơn cả ông Nguyễn Thanh Chấn?.
- Ông "Cộng Sản Gởi" tại sao không chuyển thẳng đến ông "Cộng Sản Đang Làm Việc" lại cần đi qua "chiếc cầu đã gãy" mang tên Lê Khả Phiêu?
- Ông "Cộng Sản Gởi" tại sao không làm việc với các bên liên quan và các luật sư tham gia trong vụ án với tư cách người của "Liên đoàn luật sư Việt Nam"?
- Căn cứ nào buộc ông "Cộng Sản Gởi" đến nhà riêng ông "Cộng Sản Nhận" vào lúc 16 giờ để "báo cáo và phản ánh", mà căn cứ đó cho thấy thuộc phạm vi điều chỉnh của một hay vài bộ luật hiện hành quy định?
- Ông "Cộng Sản Nhận" có nhận ra ông ta đang làm việc vô pháp?
- Bộ máy hoạt động của người cộng sản thật giống như một hệ thống nhiều computer, nhưng cái nào cũng bị nhiễm "virus - tùy tiện", nên trở thành hỗn độn đến như thế?

Kết

Chưa có thời điểm nào nghề luật, nghề luật sư và quy trình pháp lý, thủ tục tố tụng ở Việt Nam trở nên đổ đốn và bị chà đạp kinh khủng như hiện nay.
Các Luật sư đã và đang hành nghề tại Việt Nam, chưa bao giờ bị phỉ báng đến mức độ "nữ thần công lý", nếu có thật, chắc chắn không thể nào không giựt phắt mảnh vải che mắt, thét lên và vung gươm chém bay đầu những kẻ làm ô nhục bà đến mức không thể dung thứ.
Ông Hà Văn Thịnh đề xuất "cách duy nhất để chống ép cung" [7] là phải có luật sư chứng kiến quy trình điều tra tội ác, nhưng có vẻ ông không quan tâm đạo đức, chuyên môn của giới luật sư [8] hiện nay ra sao, trong đó không thiếu những "luật sư" chạy án, sẵn sàng đồng lõa với bên công tố và cả những "luật sư" lừa đảo thân chủ [9].
 
Có lẽ vì thế,  nên khi "Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư ở Việt Nam" [10] với nỗi khát khao đến 2020, Việt Nam có khoảng 20.000 luật sư giỏi nghề, lúc đó, chắc chắn "chiến lược" này trở thành một "huyền thoại mẹ". Một huyền thoại đẹp đến "lung linh" và não nuột, với hình ảnh cây đèn dầu leo lét hắt bóng bà mẹ già, trên vách ván, ngồi bó gối, nhìn ra khoảng trời đen kịt trong đêm giông. Bà mẹ ngồi chờ cho tới ngày đi lãnh xác đứa con, được xử "đúng người đúng tội" từ những người cộng sản với bộ óc "đỉnh cao trí tuệ" (!)
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 14-11-2013
 

 

Đinh Nhật Uy: Về khu “gác trọ” – Thăm lại người em, Đinh Nguyên Kha.

Đinh Nhật Uy
Phái đoàn trước "khu gác trọ" ngày nào của Đinh Nhật Uy
Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 15 /11/ 2013.
  
Sáng, trời u ám. Mưa lất phất, không lớn lắm, nhưng đủ làm con đường đất ngoằn nghèo trở nên lầy lội. Mẹ Liên, tay xách bịch đồ thăm nuôi, tay kẹp đôi dép, mặt ướt lấm tấm từng hạt mưa, lướt vội trên con đường lầy thúc giục: “Về thu xếp lẹ, có khách.”

7h30. Điện thoại tôi reo. “Alo, anh đứng trước nhà em. Một người lính già ghé thăm em, thăm Kha và gia đình”. Khi về đến nhà. Hai anh “lính già” từng đối đầu với nhau ngoài chiến trận năm nào ngồi cặp kè nhau trên ghế đá hiên nhà, cười híp mắt. Bất ngờ đan xen hạnh phúc cùng những cái ôm vỗ vai thắm thiết của 2 ông “bạn già” mà cách đây vài ngày thì chưa quen biết.

- Cám ơn các anh. 
- Cám ơn gì, thằng Kha lôi bọn anh về đây. Dẫn anh đi gặp nó, mau.

Tôi cười.

9h30. Quân số đã đầy đủ, mẹ Liên thúc giục: Đi lẹ lên, thằng Kha đang trông.
5 chiếc xe máy, 10 người, đồ đạc thăm nuôi treo lĩnh khỉnh. Lên đường.

10h. Trại tạm giam. Như thường lệ, vẫn có vài anh an ninh làm nhiệm vụ quay phim và kiểm duyệt người vào thăm nuôi. Mẹ Liên lại bắt tay, hỏi thăm các anh thân mật:

-              Chúng tôi lại làm phiền các anh. 
-              Nhiệm vụ thôi cô à. Hôm nay chú không đi hả cô? 
-              Chú bệnh rồi nên ở nhà, có bạn gái thằng Kha đi thế. – Mẹ cười
  
Chào hỏi xong, Mẹ Liên thoăn thoắt vào phòng làm giấy gửi quà thăm nuôi. Mọi người ngồi ghế đá nhà chờ, người đi thăm nuôi đông nghẹt. Mẹ đưa tờ giấy thăm nuôi mà công an Tỉnh Long An vừa ký xác nhận cho gặp mặt Đinh Nguyên Kha. Đọc sơ, tôi thắc mắc:

- Sao tên chị Nhung lại bị gạch? 
- Họ không cho con Nhung vào. Gặp mặt bên trong, chỉ gia đình mình vào thôi.

Gia đình tôi vào trong cổng trại, gửi lại điện thoại lại khu vực gửi đồ và đi vào trong. Đi cùng là một người bạn gái xinh xắn của Kha, niềm khích lệ tinh thần đáng quý.

Vào sâu trong khu trại, ngang qua dãy phòng giam tôi từng ở. Tôi chỉ mẹ Liên:

- Khu “gác trọ” của con kìa, ở hơn 4 tháng, chưa đóng tiền nhà và điện nước. 
- Đợi thằng Kha ra đi, tao quay lại thanh toán 1 lượt.

Mọi người được một trận cười nghiêng ngả trên đường đi.

Chúng tôi được gặp Kha tại phòng hỏi cung thuộc khu vực trại giam. Ngồi đợi, 5 phút sau Kha được dẫn ra cùng 3 cán bộ trại giam. Chúng tôi trò chuyện vui vẽ, thân mật, không khoảng cách và nhận được sự tôn trọng cần thiết của cán bộ trại.

Tinh thần Kha vững, sức khỏe tốt. Kha huyên thuyên hỏi thăm về gia đình, hỏi về bản thân tôi sau khi ra trại. Hỏi về đồng bào bên ngoài và nể phục tinh thấn đấu tranh của những người yêu chuộng tự do trong và ngoài nước.

Tôi hỏi một số thứ cần thiết:

-              Em làm gì trong trại giam? 
-              Học luật, tố tụng hình sự và phân tích luật hình sự. 
-              Em biết hết mọi quyền lợi hợp pháp của người đang bị tạm giam hết chưa? 
-              Biết và em đã sử dụng quyền của mình trong mọi tình huống, kể cả khiếu nại tố cáo. 
-              Việt Nam vừa ký công ước chống tra tấn của LHQ . Trong đó ghi cụ thể rằng: Không có bất cứ trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn và đối xử tàn nhẫn với người dân và tù nhân. Và đặc biệt hơn Việt Nam đã vào hội đồng nhân quyền LHQ. Thủ tướng đang thúc đẩy nhân quyền tích cực. 
-              Điều này có nghĩa như thế nào? 
-              Không ai có quyền đối xử tệ với em, em sẽ ra tù trong nay mai và án khủng bố phải được xếp lại. 
-              Em không khủng bố, phía an ninh đã cam kết đình chỉ điều tra có hiệu lực trong vòng 105 ngày. Và em sẽ không bao giờ cho mình là thằng khủng bố. 
-              Anh và gia đình sẽ làm mọi cách hợp pháp để thúc đẩy, triệt tiêu cái “mũ” khủng bố ,mọi người đều ủng hộ em và gia đình mình. 
-              Lúc ra tù, mọi người đón anh rất đông và khiêng anh lên phải không? 
-              Ừ, sao em biết? 
-              (Cười) 
-              Khi em ra, sẽ gấp 5 hay 10 hay 100 lần như thế. 
-              Cho em gửi lời thăm đến tất cả mọi người, cảm ơn mọi người. 
-              Giữ vững lòng tin và ý chí, em trai.


Khoảng 20 phút nói chuyện, trao đổi mọi thứ cần thiết. Chúng tôi chào tạm biệt, Kha và bạn gái có những cái ôm thẹn thùng và… hẹn gặp lại.

Bên ngoài, nắng đã lên lắp lánh xuyên qua khe cửa sổ, khuôn mặt Kha chói sáng, rạng ngời.

Một cái vỗ vai, một cái ôm tưởng như bình dị. Nhưng đối với người tù, đó lại là một liều thuốc tăng lực mạnh mẽ, vực dậy tinh thần và ý chí mãnh liệt. Tôi gọi đó là “động lực sinh tồn”, tôi đã từng như thế, tôi hiểu.

Đinh Nhật Uy

 


Nguyễn Đình Cống - Chó sủa ngoài đường!

Nguyễn Đình Cống
Giáo sư NG là bạn và đồng nghiệp của tôi. Sau khi xem ý kiến của tôi về đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác, GS nói với một số thày giáo trẻ rằng ông Cống bây giờ đã như con chó ra ngõ để sủa. Tôi đã bắt tay và cám ơn sự đánh giá rât hay, rất đúng của GS trước sự ngõ ngàng, đầy thắc mắc của các thầy trẻ. GS NG nhận thấy điều ấy mới bảo: Các cậu hỏi ông Cống, ông ấy giải thích cho mà nghe. Mọi người đồng thanh: Giải thích đi thầy.
Tôi nói, đây là xuất phát từ một sự tích (giống như tích Kết cỏ ngậm vành, sự tích Lá thắm chỉ hồng... trong truyện Kiều). Có lần thầy và GS NG cùng một số bạn bè đàm luận về trí thức VN, nhận thấy ngoài những ưu điểm căn bản, trí thức VN có một nhược điểm là HÈN. (thiếu dũng cảm). Trừ một số rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay các vị trí thức có một chút dũng cảm vừa phải nào đó, dám nói một cách trung thực ý kiến của mình không đồng ý với lãnh đạo tại các cuộc họp công khai của Quốc hội, của Chính phủ, còn lại phần lớn là hèn. Mọi người đồng ý và xếp thành 3 mức:
A- Hèn nhất là loại xu nịnh, luôn tìm cách ca ngợi, chứng minh đã là lãnh đạo, là có quyền thì luôn luôn sáng suốt, bao giờ, cái gì cũng đúng.
B- Hèn vừa vừa là loại mũ ni che tai, có biết có thấy sự thật sai trái nhưng sợ quá, không dám nói, chỉ lo làm tròn bổn phận.
C- Hèn ít, nhưng vẫn cơ bản là hèn, đó là loại hơi có một chút trung thực, dám nói nhưng chỉ nói ở trong nhà, nói giữa vài ba người bạn, nói mà không muốn cho nhiều người nghe được, càng không dám nói cho cấp trên nghe, sợ bị liên lụy.
Tôi tham gia thảo luận và nói một câu được ghi nhớ là "Trí thức loại C là MỘT LŨ CHÓ SỦA VƯỜN HOANG. Một bạn chỉ vào tôi, hỏi: Thế ông thuộc loại nào. Trả lời, tôi là một trong những con chó đó. Đấy, sự tích chó sủa là như vây. (ông Cống tự nhận mình là một con chó sủa vườn hoang).
Sau khi tôi có ý kiến nên từ bỏ chủ nghĩa Mác thì GS NG đã nâng tôi lên cao hơn những con chó chỉ sủa trong vườn hoang thành con chó đã vượt hàng rào của vườn để ra đứng sủa ngoài ngõ. Thế là vinh dự cho tôi quá còn gì. Sau khi viết và công bố bài "Một số nhầm lẫn của Mác", tôi còn được GS NG nhận xét là "bây giờ chó đã ra sủa ở đường cái". Ừ , chó sủa ở đường cái thì nhiều người nghe hơn nhưng tựu chung vẫn là đồ hèn, vẫn là đồ chó chỉ biết sủa mà không biết, không dám làm gì, vẫn sợ bị đưa lên Nhật Tân [*].
_________________
[*] Nhật Tân là nơi tập trung làm thịt chó ở Hà nội.
 
 

Lũ lụt miền trung Việt Nam : Hơn hai chục người thiệt mạng

Lũ lụt Việt Nam : Lần này thành phố Huế bị ngập lụt nặng nhất - REUTERS /F. Sander
Lũ lụt Việt Nam : Lần này thành phố Huế bị ngập lụt nặng nhất - REUTERS /F. Sander

Anh Vũ RFI

Trong hai ngày qua, áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn đã gây lũ lụt lớn tại miền trung và Tây Nguyên Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất. Theo báo chí trong nước, lũ lụt đã làm ít nhất 25 người chết và mất tích, hơn hai chục nghìn người phải sơ tán tránh nạn. 

 Áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn liên tục  từ hai ngày qua, từ tỉnh Quảng Trị đến Ninh Thuận, đã gây ra lụt lớn trên khắp khu vực miền trung và Tây Nguyên.
Thông Tấn xã Việt Nam dẫn thống kê sơ bộ của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết, tính đến chiều ngày 16/11, mưa, lũ tại các tỉnh miền trung và Tây Nguyên đã làm 24 người chết và 1 người mất tích. Trong đó tỉnh Bình Định có 13 người chết, Quảng Ngãi có 7 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người và 1 người mất tích ở Gia Lai.
Thành phố Huế đang bị ngập lụt nặng nhất. Chỉ sau vài giờ mưa lớn, nhiều tuyến đường cùng các khu di tích lịch sử của cố đô bị chìm trong gần một mét nước. Thành phố cổ Hội An cũng chìm trong biển nước. Hàng chục nghìn ngôi nhà thuộc địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị vào đến Ninh thuận cũng đang ngập trong nước, giao thông bị cắt đứt.
Mưa gây ra lũ đã làm cho hàng loạt các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đạt mức đỉnh buộc phải xả lũ khiến cho tình trạng ngập lụt càng trở nên phức tạp. Chính quyền địa phương có lũ lụt đã phải tổ chức di dời hơn hai chục ngàn người dân ra khỏi vùng lụt.
Đại diện của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thiên tai tại Đà Nẵng cho AFP biết, « do nước dâng quá nhanh, người dân địa phương không có thời gian để chuẩn bị » đối phó. Ông cũng cho biết tình hình trong những ngày tới còn có thể nghiêm trọng hơn.
 
Trần Trung Đạo
Kính gởi quý cộng đồng, tổ chức, đoàn thể và đồng hương Việt Nam trong vùng New England

Kính thưa quý vị

Như chúng ta đều biết, cơn bão Haiyan đã tàn phá các đảo miền trung Phi Luật Tân và gây nên thiệt hại nhân mạng cũng như tài sản cao chưa từng có trong lịch sử quốc gia này. Theo ước lượng của chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Việt Nam và Phi Luật Tân có nhiều hoàn cảnh giống nhau. Đời sống người dân trên các đảo miền trung Phi cũng không khác gì nhiều so với đời sống đồng bào các tỉnh miền trung nước Việt, mỗi năm cứ đến tháng mười lại phải lo chống bão. Đa số dân Phi ở đó cũng nghèo như đồng bào miền Trung chúng ta. Và đặc biệt, cả hai đều nặng lòng gắn bó với quê hương, dù chỉ bằng chiếc ghe nhỏ, hàng dừa khô và mảnh ruộng phèn, qua bao thế hệ vẫn cố bám lấy mảnh đất của ông cha để lại.

Hơn thế nữa, trong phần tư cuối của thế kỷ 20, Phi Luật Tân là nước đã cưu mang hàng trăm ngàn đồng bào tỵ nạn CS. Phi Luật Tân là quốc gia đã đối xử với đồng bào tỵ nạn tốt nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Người dân các đảo Phi đã nhường từng chén cơm, từng manh áo cho đồng bào tỵ nạn trong khi bản thân họ cũng chẳng no ấm gì hơn. Ngoài Bataan, nơi dừng chân của hàng trăm ngàn đồng bào tỵ nạn, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

Trong suốt những năm từ sau 1975, hàng trăm ghe tỵ nạn bị chết máy trôi lênh đênh trên biển nhiều tuần trong đói khát, tuyệt vọng, nếu không có những chiếc thuyền đánh cá người Phi dừng lại, không có tàu Cap Anamur chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila hay tàu hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, thân xác của đồng bào chúng ta hẳn đã bị chôn vùi trong mộ nước biển Đông sâu thẳm. Và trong khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, thì mãi cho đến năm 2012, vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi.

Đất nước Phi Luật Tân đầy bao dung đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Như một người Việt Nam, dù ở trại tỵ nạn Phi hay không, chúng ta đã nợ đất nước Phi một nón nợ vô cùng to lớn.

Kính thưa quý vị.

Cây tình thương thường mọc lên từ nỗi khổ đau, cứu giúp nạn nhân bão Haiyan Phi Luật Tân, vì thế, không chỉ là nghĩa cử thể hiện lòng nhân ái giữa những người cùng cảnh ngộ truyền thống của dân tộc Việt Nam mà còn là một cơ hội để trả ơn đất nước đã dang rộng vòng tay đón đồng bào chúng ta trên bãi biển. Đối với quý đồng hương từng là những thuyền nhân tỵ nạn, đây là một cơ hội để chính phủ Phi biết rằng dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm, chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn. Góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan còn là cơ hội để chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

Với tâm tình đó, chúng tôi trân trọng kính mời quý tổ chức cộng đồng, đoàn thể và đồng hương vùng New England tham dự bữa cơm gây quỹ giúp nạn nhân bão Haiyan Phi Luật Tân sẽ được tổ chức vào lúc 6 giờ chiều đến 11:00 giờ tối ngày Thứ Bảy 7 tháng 12, 2013 tại nhà hàng China Pearl Restaurant 237 Quincy Ave, Quincy, MA 02169 (617) 773-9838 Giá vé $50.00.

Chương trình, ngoài bữa cơm tối, phần chiếu dương ảnh các trại tỵ nạn tại Phi và cơn bão Haiyan tàn phá Phi, còn có một chương trình văn nghệ chọn lọc với những tiếng hát nồng nàn tình cảm của vùng New England. Đặc biệt, buổi gây quỹ còn có sự tham dự của đại diện Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Philippines tại Massachusetts.

Nếu phải vì bất cứ lý do riêng không thể tham dự được xin quý vị cũng vui lòng đóng góp để công việc nhân đạo của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Toàn bộ số thu sau khi khấu trừ chi phí sẽ được gởi cho các cơ quan từ thiện trong đó có US-Philippines Society để trực tiếp giúp nạn nhân tại các vùng bị ảnh hưởng. Tất cả kế toán chi thu và kết quả bữa cơm gây quỹ sẽ được công bố trên các cơ quan truyền thông báo chí. Mọi chi tiết xin liên lạc đại diện ban tổ chức theo thông tin dưới đây.

Trân trọng kính mời.
T.M. Ban Tổ Chức

Trần Trung Đạo


Liên lạc Ban Tổ Chức:

Ô. Trần Trung Đạo 781-424-6811 Email: trantrungdao@gmail.com
Ô. Thân Vĩnh Bảo Toàn 617-901-6262 Email: ythh02@yahoo.com
Ô. Trần Doãn Nho (Worcester) 508-904-9012
Ô. Hàng Văn Bé (Worcester) 508-308-6570
B. Minh Xuân 617-953-9893
B. Lộc Tưởng 617-645-7752
Ô. Trần Thu Miên 617- 552-2539

Cách đóng góp:

Check xin ghi trả cho Hội Thương Gia Việt Nam Massachusetts (Vietnamese American Small Business Association of Mass)
(Xin ghi trong phần memo của check “Vietnamese for Philippines Fund”:

VASBAM
100 Newmarket Sq.
Boston, MA 02118

Đối với các bạn trên Facebook muốn đóng góp nhưng không thể tham dự, check vẫn ghi trả cho VASBAM nhưng gởi về địa chỉ:

Trần Trung Đạo
774 Granite Street
Braintree, MA 02184

Tôi sẽ tổng kết các đóng góp từ cộng đồng Facebook vào trao cho Ban Tổ Chức vào đêm gây quỹ cho tăng phần ý nghĩa của cộng đồng mạng
 
Palawan, Philippines thân yêu
Những ngày ở Palawan, Philippines, của tôi không dài nhưng đầy kỷ niệm. Dĩ nhiên, đời tỵ nạn nên kỷ niệm thường buồn nhiều hơn vui. Những niềm vui nếu có chỉ vì nơi đó tôi đã quen thêm vài người bạn mới.
Palawan có khu nhà tối tăm bên giếng nước, người ta bảo đó là khu ở của những người bị hải tặc Thái hiếp dâm, thả trôi lênh đênh và được tàu Mỹ vớt đem về trại Phi.
Palawan có những căn nhà suốt ngày không nghe tiếng nói, người ta bảo đó là khu nhà của những nhóm đi nhiều tháng trên biển và có thể đã phải ăn thịt người để sống.
Palawan có khu nhà ở góc trại dành cho các em bé mồ côi có cha mẹ chết trên biển. Sơ Pascal rất tận tâm chăm sóc cho các em.
Tôi lắng nghe nhiều câu chuyện đau buồn của đồng bào mình. Thời gian trôi đi nhưng nỗi đau vẫn như tiếng sóng ngàn năm vọng về bên bờ biển Palawan và vọng về trong lịch sử Việt Nam.
Dưới đây là câu chuyện về một em bé ngồi vọc sỏi bên bờ biển Palawan. Anh Phan Văn Hưng phổ và hát:


Em Bé Việt Nam và Viên Sỏi

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy ...là phần Bé đấy

Bên bờ biển Palawan
Có một em bé gái
Tuổi mới chừng lên sáu lên năm
Ðang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ
Và nói chuyện một mình
Như nói với xa xăm.

- Em đến từ Việt Nam
Câu trả lời thường xuyên và duy nhất
Hai tiếng rất đơn sơ mà nhiều người quên mất
Chỉ hai tiếng nầy thôi
Em nhớ kỹ trong lòng
Em chỉ ra ngoài Ðông Hải mênh mông
Cho tất cả những câu hỏi khác.

Mẹ em đâu?
- Ngủ ngoài biển cả.

Em của em đâu?
- Sóng cuốn đi rồi.

Chị của em đâu?
- Nghe chị thét trên mui.

Ba em đâu?
Em lắc đầu không nói.

- Bé thức dậy thì chẳng còn ai nữa

Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa
Trên ghe sót lại chỉ dăm người
Lạ lùng thay một em bé mồ côi
Ðã sống sót sau sáu tuần trên biển.

Họ kể lại em từ đâu không biết
Cha mẹ em đã chết đói trên tàu
Chị của em hải tặc bắt đi đâu
Sóng cuốn mất người em trai một tuổi.

Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi
Ðã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em
Ôi những giọt máu Việt Nam
Linh diệu vô cùng
Nuôi sống em
Một người con gái Việt.

Mai em lớn dù phương nào cách biệt
Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam
Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm
Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại.

- Viên kẹo tròn nầy để dành cho Mẹ
Viên kẹo vuông nầy để lại cho Ba
Viên kẹo nhỏ nầy để qua cho chị
Viên kẹo lớn nầy để lại cho em
Còn viên kẹo thật to nầy...là phần Bé đấy.

Suốt tuần nay em vẫn ngồi
Một mình lẩm bẩm
Ngơ ngác nhìn ra phía biển xa xôi.

Như thuở chờ Mẹ đi chợ về
- Thật trễ làm sao
Em tiếp tục thì thầm
Những câu nói vẩn vơ
Mẹ ngày xưa vẫn thường hay trách móc.

Em cúi đầu nhưng không ai vuốt tóc
Biển ngậm ngùi mang thương nhớ ra đi
Mai nầy ai hỏi Bé yêu chi
Em sẽ nói là em yêu biển
Nơi cha chết không tiếng kèn đưa tiễn
Nơi tiếng chị rên
Nghe buốt cả thịt da
Nơi Mẹ chẳng về dù đêm tối đi qua
Nơi em trai ở lại
Với muôn trùng sóng vỗ.

Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi
Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu.

Trần Trung Ðạo

http://www.youtube.com/watch?v=VltsSNsY4Kc

No comments:

Post a Comment