Saturday, November 29, 2014

Giám đốc Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu: “Tự do báo chí ở Việt Nam tệ hơn rất nhiều”

Tác giả: Tâm Don- Alex Truong

 

(VNTB) - “ Mảng báo chí điều tra chỉ có thể phát triển trong một nền báo chí tự do. Hay nói một cách khác, tự do báo chí nuôi dưỡng mảng báo chí điều tra. Không có tự do báo chí sẽ không có báo chí điều tra. Báo chí điều tra là sự thể hiện sinh động sức sống của một nền báo chí có chất lượng”, ông David E. Kaplan- Giám đốc Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu (Global Investigative Journalism Network) đã nói như vậy trong lần gặp gỡ với Việt Nam Thời Báo (VNTB) tại Manila- Philippines.

 

VNTB: Hiểu một cách đơn giản, tự do báo chí đối với ông có nghĩa là gì?

 

Ông David E. Kaplan: Tự do báo chí là việc bạn có thể nói, đăng tải và phát sóng bất cứ gì bạn muốn. Trong một xã hội tự do, mọi người đều có quyền tranh luận với nhiều ý tưởng khác nhau. Tương tự thị trường hàng hóa và dịch vụ, bạn cũng cần một thị trường của những ý tưởng.

 

VNTB: Theo ông, quốc gia nào có chỉ số tự do báo chí cao nhất?

 

Ông David E. Kaplan: Câu hỏi này tôi không phải là chuyên gia để trả lời, một số tổ chức chuyên theo dõi vấn đề này sẽ biết rõ hơn tôi. Tuy nhiên, theo tôi thấy, thông thường những thứ hạng cao nhất thuộc về các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Hoa Kỳ và Canada cũng có thứ hạng khá cao. Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt ở Liên Xô và Đông Âu, tự do báo chí đã lan rộng trên thế giới. Giờ đây hầu hết các nước đều có tự do báo chí nên nhà báo và những người làm nghề viết khác có thể đăng tải mọi điều họ muốn. Nhưng thật sự thì vẫn còn một số ít quốc gia cho rằng việc kiểm duyệt dư luận là cần thiết.

 

Trong một thế giới đã toàn cầu hóa, để cạnh tranh với các nước khác, bạn cần phải có dòng chảy tự do của thông tin. Nơi nào vẫn chưa gỡ bỏ gọng kìm kiểm soát truyền thông và tự do tư tưởng thì nơi đó sẽ bị tụt lại phía sau. Đó không chỉ là vấn đề nhân quyền mà nó còn là trở ngại cho phát triển kinh tế. Nhận thấy được điều đó nên Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là những quyền phổ quát.

 

VNTB: Vì sao các tổ chức quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới và Freedom House luôn xếp hạng những quốc gia có thể chế độc tài như Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam có chỉ số tự do báo chí thấp nhất?

 

Ông David E. Kaplan: Do tư duy lạc hậu của những người lãnh đạo vẫn còn sống trong quá khứ. Việt Nam vốn có tiềm năng vô cùng to lớn. Các bạn là những người rất chăm chỉ, các bạn còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú và một lớp người trẻ muốn hướng đến tương lai. Nhưng các bạn không thể hướng đến tương lai nếu không có tự do thông tin. Chủ trương kiểm soát mọi mặt thông tin trong xã hội đang ngày càng trở nên lỗi thời. Làm thế nào có thể giữ kín mọi bí mật trên Internet? Bạn không thể áp đặt sự kiểm soát lên thông tin khi mà ngày nay nó không còn bị ngăn trở bởi biên giới nữa. Vì vậy, điều quan trọng là bạn đưa được tiếng nói của mình đến với nhiều người. Tất nhiên, chính quyền Việt Nam có quyền trình bày quan điểm của họ, nhưng họ phải biết sống chung với các chỉ trích. Chính quyền cần học cách tiếp nhận các phê phán và chỉ trích như Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Brazil hay Tổng thống của Indonesia ngày nay.

 

Việt Nam rồi sẽ thay đổi, đó không phải là câu hỏi “có hay không” mà là “khi nào” mà thôi. Kiểm soát thông tin chỉ hiệu quả trong thế kỷ 20. Bây giờ là thế kỷ 21, thời đại mà trên Internet thông tin có mọi cách để tìm đến mọi người. Vì vậy, với các nước như trên, khi nào họ mới tính đến viễn cảnh tương lai, bây giờ hay khi đã trễ?

 

VNTB: Trong tương lai gần và tương lai xa, chỉ số tự do ở các nước vừa nói trên liệu có được cải thiện không và mức độ cải thiện đến đâu?

 

Ông David E. Kaplan: Từ những bài học lịch sử gần đây, chúng ta thấy mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhanh một khi thông tin gần như không thể bị ngăn chặn được nữa. Thanh niên ngày nay lớn lên trong sự tiếp nhận một lượng lớn thông tin từ Internet. Và bạn thử nhìn xem, chính quyền không còn có thể kiểm soát mọi thứ. Từ những thông tin ở cấp lãnh đạo chóp bu cho đến những vấn đề thời sự hằng ngày như y tế, thuốc men, giáo dục, hay tính hiệu quả của chính quyền địa phương. Ở những nước trải qua quá trình hiện đại hóa – Việt Nam đang bắt đầu quá trình này – sẽ xuất hiện một tầng lớp trung lưu. Những người từ tầng lớp này sẽ có những câu hỏi yêu cầu sự trả lời. Họ có quyền đặt câu hỏi. Bạn biết đấy, chẳng hạn như, ‘Vì sao dịch vụ hành khách công cộng lại không hoạt động hiệu quả?’, ‘Vì sao tuyến đường này vẫn chưa được sửa?’, hay ‘Vì sao ngày càng có nhiều công an nhận hối lộ?’. Không thể kìm nén những thắc mắc đó mãi được. Cuối cùng cả hệ thống sẽ thay đổi. Công việc của nhà báo đơn giản là đại diện cho tiếng nói của công chúng. Chúng ta là những người giám sát với nhiệm vụ phản ánh tâm tư và thắc mắc từ xã hội. Vì vậy khi tư duy và tiếng nói của xã hội ngày càng độc lập và mạnh mẽ hơn, báo chí cũng sẽ theo đó phát triển.

 

VNTB: Thưa ông, ông có quan tâm đến báo chí Việt Nam hay không? Theo ông, Việt Nam có tự do báo chí hay không và Việt Nam cần phải làm gì để có tự do báo chí?

 

Ông David E. Kaplan: Tôi nghĩ các bạn sẽ là người quyết định phải nên làm gì. Các bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ tù tội, sách nhiễu và đàn áp vì những điều các bạn viết ra. Đó là việc rất khó để tôi có thể hiểu được, và tôi không muốn các bạn phải gặp bất kì nguy hiểm nào.

 

Truyền thông chỉ là một phần của xã hội, và xã hội của các bạn đang thay đổi. Vì vậy bên cạnh các nhà báo, có những người khác cũng đang nỗ lực cho cải cách. Đó là thanh niên, sinh viên, giới chuyên môn, tầng lớp trung lưu, những người làm ăn kinh doanh cần sự minh bạch thông tin; đó còn là các quan chức cấp tiến trong chính phủ các bạn. Áp lực thay đổi sẽ đến từ nhiều nơi khi xã hội dần hiện đại hóa.

 

Chúng ta biết rằng để quá trình hiện đại hóa diễn ra thành công, cần hội đủ các điều kiện gồm chính sách thương mại tốt, một nền kinh tế lành mạnh, dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng. Và chúng ta cũng cần có truyền thông độc lập với vai trò là người giám sát – một phần không thể thiếu. Một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng là vì họ đã khôn ngoan nhìn thấy rõ điều này.

 

VNTB: So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì tự do báo chí ở Việt Nam tốt hơn hay tồi tệ hơn?

 

Ông David E. Kaplan: Phải nói là tệ hơn rất nhiều. Việt Nam hiện đang bị đẩy ra rìa, đất nước tách biệt so với các quốc gia còn lại. Myanmar đã bắt đầu hiện đại hóa và dỡ bỏ kiểm duyệt. Indonesia và Philippines giờ là những nước tự do. Thailand đang có dấu hiệu thụt lùi nhưng so với Việt Nam vẫn có sự tự do hơn. Bạn biết không, khi chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị hội thảo này (Hội thảo báo chí điều tra Châu Á lần thứ nhất), một nhà báo Việt Nam vì quá sợ nên đã từ chối có tên trong danh sách diễn giả. Đó là kiểu luật pháp gì khi mà làm một diễn giả trong một hội thảo cũng bị cho là phạm tội? Thật điên rồ.

 

VNTB: Việt Nam đang cầm tù rất nhiều nhà báo, blogger do họ có chính kiến khác với nhà cầm quyền. Ông đánh giá như thế nào về hành xử của chính quyền Việt Nam đối với sự bắt giữ này?

 

Ông David E. Kaplan: Trong ngắn hạn, những hành động này khiến những người cầm quyền cảm thấy an tâm, nhưng về lâu dài đó là sự lãng phí thời gian và phản tác dụng đối với xã hội. Cần có môi trường tự do trao đổi ý tưởng, cần có sự chấp nhận những khác biệt để tranh luận công bằng. Đó là cách một xã hội tiến lên. Thoạt nhìn đó là một không gian hỗn độn nhiều chiều nhưng cuối cùng lại rất hữu ích. Bởi nếu tồn tại tham nhũng, yếu kém, thiếu năng lực hay lãng phí trong quản lý, những vấn đề này sẽ được công khai trước ánh sáng. Và điều đó tốt cho tất cả mọi người từ trên cao xuống thấp.

 

Tóm lại, điều tôi muốn nói là truyền thông tự do và độc lập không chỉ đơn thuần là một quyền con người, nó còn là phần không thể thiếu của quá trình phát triển. Vì vậy, để Việt Nam tiến lên phía trước, song song với kinh tế, đất nước các bạn cũng cần mang lại tự do cho truyền thông báo chí.

 

Nguồn tin: http://www.ijavn.org/…/giam-oc-mang-luoi-bao-chi-ieu-tra-to…

 

Monday, November 24, 2014

Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?

 

Việt Hoàng

 

“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”

 

clip_image002

Ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013) rằng cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla) (tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd) . Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là quan hệ với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 đặt sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước nổi sóng, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc tại Vũng Áng thì sự trả đũa và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam không biết diễn biến thế nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ…”.

 

Một câu hỏi khiến nhiều người dân Việt Nam (và cả một số đại biểu quốc hội) quan tâm đó là: Nợ công của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Cùng với nó là các câu hỏi như: Nợ công của Việt Nam được quản lý và sử dụng như thế nào? Phương án trả nợ ra sao? Nếu vỡ nợ thì chính phủ sẽ giải quyết như thế nào? Cuộc sống của người dân khi đó sẽ đi về đâu? ...Cho dù các quan chức cao cấp của Việt Nam ra sức trấn an dân chúng rằng, nợ công vẫn ở mức an toàn (50-60% GDP) nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn từ lâu và đã vượt quá 100% GDP. Theo tiến sĩ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thì “Nợ công Việt Nam nếu tính cả nợ doanh nghiệp nhà nước với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm”. baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/viet-nam-dang-tra-lai-bao-nhieu-ty-usdnam-cho-no-cong

 

Những người dân Việt Nam không quan tâm đến chính trị thì cho rằng nợ công nhiều hay ít không ảnh hưởng đến họ và việc trả nợ đã có đảng và nhà nước lo? Một tin không mấy vui dành cho họ là trung bình mỗi người dân Việt Nam (từ lúc mới ra đời cho đến lúc nằm thở bằng bình ô-xy ở bệnh viện) đều phải có trách nhiệm trả nợ công là khoảng 20 triệu đồng! Những người này sẽ bảo “Tôi làm gì có tiền mà trả? Tôi có vay đâu mà trả? Mà tôi không trả thì đã sao?” Vậy sự thật là như thế nào? Điều đầu tiên mà những người này cần nhớ là đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam không làm gì ra tiền. Ngay cả lương của họ cũng lấy từ ngân sách quốc gia, tức là từ tiền thuế của người dân mà có. Nhà nước đi vay tiền của nước ngoài, về lý thuyết là để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của người dân Việt Nam, họ chỉ là người thay mặt người dân Việt Nam đi vay nợ mà thôi. Vì vậy toàn thể người dân Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ là hoàn toàn đúng và không thể khác được. Nếu có người cho rằng tôi không có gì để trả, thì khi đó con cháu họ sẽ phải trả bằng cách phải đóng thuế nhiều hơn và nhận mức lương ít đi so với nhu cầu của cuộc sống. Bạn nói tôi không có tiền để nộp thuế. Không sao, nhà nước có muôn nghìn cách để móc túi bạn mà cách đơn giản nhất là tạo ra lạm phát, tức là làm cho đồng tiền mất giá đi. Bạn vẫn sẽ nhận lương 3-4 triệu/tháng như trước nhưng giá trị thực của đồng lương đó chỉ còn 1-2 triệu vì giá cả ngoài thị trường đã tăng lên gấp đôi.

 

Nếu cuối cùng, vì người dân không còn gì để nộp cho nhà nước để trả nợ nữa thì vỡ nợ cấp nhà nước sẽ xảy ra. Chuyện này không có gì mới và lạ. Năm 1997 một loạt các nước vùng Đông Nam Á đã vỡ nợ trong đó có cả Hàn Quốc, Thái Lan. Mới nhất là ngày 31/7/2014 vừa qua, Argentina một quốc gia Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ hai, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ. Giả sử Việt Nam rơi vào tình trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra? Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì: “Nếu Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất là thê thảm, trong trường hợp nhà nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ rơi xuống B- và xuống hơn nữa...như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ kéo theo làm cho một nước không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế”. rfa.org/vietnamese/programs

 

Như vậy cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể vay được tiền của ai nữa kể cả từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ được phục hồi. Trái phiếu của Việt Nam khi đó chỉ còn là đống giấy lộn.

 

Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng nữa mà đang có nguy cơ lớn trong những ngày sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo hiểm xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của công nhân viên chức nhà nước) liên tục được đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn so với dự báo. Lý do là có nhiều doanh nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ đóng tiền cho Quĩ bảo hiểm xã hội. Lý do quan trọng nữa, theo lời ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khiến ông “bày tỏ sự lo lắng về hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ (73,41%), các ngân hàng thương mại Nhà nước vay chỉ chiếm (24,72%). bhxhhagiang.gov.vn/index.php/vi/news/

 

Như vậy nếu nhà nước vỡ nợ công thì các Quĩ Hưu trí này cũng vỡ nợ theo. “Sổ hưu” của các cán bộ và quân nhân ăn lương nhà nước, khi đó cũng không còn. Không hiểu khi đó đại tá-giáo sư Trần Đăng Thanh sẽ ăn nói thế nào để thuyết phục các đảng viên yên tâm và tiếp tục đồng lòng cùng chính phủ chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”? Một bản tin cũng đáng chú ý trên báo Pháp Luật Thành Phố là “Bạc Liêu: Nguy cơ không còn tiền để chi lương”. Điều khiến chúng ta giật mình là tỉnh Bạc Liêu, một miền quê trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, có công tử Bạc Liêu ăn chơi nổi tiếng Sài thành thuở trước, mà giờ đây cũng gay go như vậy thử hỏi những nơi khác sẽ như thế nào? cafef.vn/thoi-su/bac-lieu

 

Nếu không có những thay đổi đột biến và sâu rộng về thể chế chính trị thì sẽ không có cách gì cứu vãn được tình thế. Vì chính trị là quyết định tất cả. Người dân Việt Nam sẽ phải trả giá đắt cho sự bàng quang và thờ ơ của chính họ đối với các hoạt động chính trị của nhà nước và các tổ chức đối lập dân chủ. Một mặt người dân luôn trông chờ và hy vọng vào sự thay đổi và sự tử tế của chính quyền. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì một chế độ độc tài toàn trị chỉ luôn vơ vét và làm giàu cho chính họ và thân tộc họ chứ không bao giờ họ vì dân vì nước. Mặt khác vì tâm lý chờ đợi và cam chịu, ngại thay đổi nên người dân Việt Nam đã không dành sự quan tâm cần thiết và đúng mức cho các tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Sai lầm của người dân ở đây là họ vẫn cố gắng tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng thay vì dành một chút thời gian để chăm sóc cho những hạt giống mới đã đâm chồi nảy lộc. Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ.

 

Là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập của người Việt Nam, chúng tôi xin được đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề nợ công cũng như sự an toàn của Quĩ Hưu trí để người dân Việt Nam tham khảo và đánh giá như sau:

 

-Để tránh vỡ nợ công thì cách tốt nhất là chính quyền cần hạn chế vay mượn nước ngoài tối đa. Vay ít thì trả ít, nguy cơ vỡ nợ vì vậy sẽ được giảm thiểu.

 

-Muốn tránh vay nợ nước ngoài nhiều thì chính quyền phải tăng thu ngân sách bằng biện pháp chống thất thu thuế. Muốn chống thất thu thuế thì đầu tiên phải chống được tham nhũng (cứ một đồng bị tham nhũng thì ngân sách nhà nước sẽ mất đi mười đồng, thậm chí hàng trăm đồng từ tiền thuế). Thứ hai là phải chống được buôn lậu. Thứ ba luật pháp phải nghiêm minh và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước sẽ kiên quyết xóa bỏ bọi ưu đãi và đặc quyền, đặc lợi dành cho các tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI. Nhà nước sẽ tư hữu hóa mọi ngành nghề kinh tế và tạo ra một bộ luật kinh tế chung cho tất cả mọi thành phần với tất cả sự ưu đãi và dễ dãi để người kinh doanh yên tâm đầu tư các dự án dài hạn. Nhà nước không có chức năng kinh doanh mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ trọng tài và giữ cho các hoạt động kinh tế và xã hội được ổn định và đảm đảo an sinh xã hội.

 

-Chính quyền Việt Nam phải cắt giảm tối đa bộ máy công chức và những người hưởng lưởng từ ngân sách. 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” phải cho nghỉ việc. Trả các hội đoàn ăn lương ngân sách về cho xã hội dân sự như Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội nông dân, Hội phụ nữ… Các hội này phải tự thân vận động và sống bằng sự đóng góp của các hội viên. Nhà nước không có trách nhiệm và không nên nuôi cơm các hội này. Các đảng phái và tổ chức chính trị cũng phải tự thân vận động, tồn tại và phát triển bằng chính năng lực của mình.

 

-Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy rất cần nhiều nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở và phục vụ dân sinh. Việc vay mượn nợ công là điều vẫn phải làm trong nhiều năm tới. Để tránh thất thoát và tham nhũng trong việc đầu tư và giải ngân các nguồn vốn vay này thì tiêu chí minh bạch và công khai cần phải đặt lên hàng đầu. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải được thông báo rộng rãi từ trước khi đấu thầu một gian đủ dài để mọi doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tham gia. Việc đấu thầu phải diễn ra công khai minh bạch, dưới sự giám sát của người dân và báo chí. Một ủy ban độc lập của quốc hội sẽ quản lý và giám sát quá trình đầu tư công này.

 

-Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người …hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cao nhất…

 

Các đề nghị của chúng tôi đưa ra có thể chưa đầy đủ và vẫn còn phiến diện tuy nhiên chỉ với chừng ấy thôi thì người dân Việt Nam cũng có thể thấy rằng, nhà nước hiện nay không thể làm được gì, không thể thay đổi được gì. Rõ ràng là phải thay đổi thể chế chính trị trước tiên sau đó mới có thể làm những việc tiếp theo khác…

 

V.H

 

Nguồn: ijavn.org

Friday, November 21, 2014

Những người bất đồng chính kiến Việt Nam gặp Phó Thủ tưởng  Đức

Được sự giới thiệu của ông tham tán chính trị Đại sứ quán Đức tại Hà Nội là Felix Schwarz, tối 21/11/2014 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, những người bất đồng chính kiến Việt Nam có cuộc gặp gỡ thân mật với Phó thủ tưởng kiêm Tổng trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Sigmar Gabriel và các Quốc vụ khanh trong chính phủ Đức.

Những người được mời là: anh Phạm Bá Hải, Huỳnh Trọng Hiếu, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Huỳnh Thục Vy đã đến điểm hẹn an toàn và không gặp sự ngăn chặn từ an ninh Sài Gòn vì cuộc gặp được sắp xếp rất bí mật và chu đáo.







Chuyến công du Việt Nam lần này của Phó Thủ tướng Đức đặt trọng tâm vào quan hệ kinh tế Việt-Đức. Nhưng chính Sigmar Gabriel cũng chia sẻ rằng: “Nếu thăm Việt Nam mà chỉ bàn về Kinh tế, bỏ qua hồ sơ Nhân quyền thì thật không đúng đắn và tử tế”.

Chúng tôi đã trao đổi khá nhiều về quan điểm đấu tranh, các thủ đoạn của nhà cầm quyền Việt Nam và mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị trong bối cảnh Việt Nam. Ông thủ tưởng Đức cũng bước đầu tiếp nhận những thông tin vi phạm nhân quyền ở Việt Nam từ chúng tôi.

Ông Sigmar Gabriel là giới chức cao cấp nhất của Đức từng tiếp xúc với những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Và động thái này cho thấy Đức từng bước quan tâm đến vấn đề Chính trị và Nhân quyền trong mối quan hệ đối ngoại với Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là khởi đầu cho thấy sự tử tế của cá nhân ông Felix, đại sứ quán Đức và chính phủ Đức; chứ chưa có dấu hiệu mở ra một khả năng lớn nào khác có thể tiên liệu được.

Dù sao, đây cũng là một cơ hội để chúng tôi, những người đang dấn thân cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam hiểu rõ hơn về cách suy nghĩ, cách làm việc của chính giới quốc tế. Từ đó có những hành động phù hợp và tích cực.

Điều tiên quyết và quan trọng nhất mà những người đấu tranh tại Việt Nam hay phong trào Dân chủ nói chung cần vận động là lòng dân, hay nói rõ hơn là sự nhận thức và hợp tác của các cộng đồng dân chúng tại quốc nội.

Nhưng những cuộc gặp gỡ như thế này với chính giới phương Tây cũng là dịp để chúng tôi thiết lập những kênh đối thoại trực tiếp với bên ngoài trong hoàn cảnh bị nhà cầm quyền cộng sản phong tỏa và ngăn chặn thường xuyên.

Huỳnh Thục Vy
Sài Gòn 22/11/2014

Friday, November 14, 2014




HÀO KHÍ DIÊN HỒNG




LỄ TUYÊN THỆ



BẠCH THƯ

 

XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ LÃNH HẢI CỦA QUỐC GIA VIỆT NAM

 

Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của các cuộc xâm lược, đế quốc Đại Hán xâm lược các quốc gia láng giềng để thống trị, đồng hóa các dân tộc khác. Lịch sử chứng minh rằng, Hán tộc đã xâm lấn tiêu diệt các nước Bách Việt của Việt tộc, đẩy lùi Việt tộc khỏi địa bàn đất Tổ ở Trung nguyên tức Trung Quốc bây giờ. Lịch sử cũng chứng minh sự xâm lăng của Hán tộc đối với các tộc người Việt, Mông, Mãn, Tạng, Hồi để trở thành một đế quốc rộng lớn như ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc với truyền thống kiên cường bất khuất bảo vệ từng từng tấc đất của tiền nhân để Tổ Quốc Việt Nam Trường tồn, Dân Tộc Việt Nam bất diệt.

 

CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

 

Nhà Trung Hoa Học, Học giả nổi tiếng Herold j. Wiens viết về các cuộc xâm lược của Trung Quốc như sau:“Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc hiện nay chia theo thủy lưu cuả ba hệ thống sông ngòi chủ yếu, đó là: Hoàng Hà phiá Bắc, Dương Tử Giang phần giữa và Tây Giang phương Nam. Người Hoa Hán phát triển văn hoá trong khu vực Hoàng Hà, mở rộng vào vùng Dương Tử và rồi đến Tây Giang. Họ xâm lược đánh đuổi, tiêu diệt hoặc đồng hoá những bộ lạc đang cư ngụ trên những bình nguyên của sông Dương Tử và Tây Giang tức Việt Giang.”. “Đại Hán xưa” và “Đế quốc mới Trung Cộng” đã phát động 26 lần xâm lược Việt Nam từ thời Thương cho đến ngày nay.

 

Lịch sử cổ đại Trung Quốc chép năm 1766 TDL, vua tộc Thương là Thành Thang đem quân du mục từ Tây Bắc tràn xuống tiêu diệt nhà Hạ của Việt tộc lập ra triều đại Thương đầu tiên của Trung Quốc. Cuộc hội thảo của các nhà Trung Hoa Học trên toàn thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa tại Đại học Berkeley năm 1978 đã xác định Người Việt cổ (Di Việt) là tộc người định cư đầu tiên trên lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1991, tạp chí National Geographic nổi tiếng của Hoa Kỳ ấn hành bản đồ Trung Quốc trong đó ghi rõ sự xâm lấn bành trướng của đế quốc ‘Đại Hán’. Bản đồ “History of China” đã cung cấp một chứng liệu lịch sử rõ ràng là lãnh thổ Trung Quốc thời Thương, Chu rất nhỏ trên lưu vực phía Bắc sông Hoàng Hà. National Geographic ghi rõ tộc Việt định cư ở lưu vực sông Dương Tử đã đinh cư định canh từ hơn 5 ngàn năm TDL là cư dân trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới. 

 

HOÀNG SA TRƯỜNG SA, CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM

 

Lịch sử chứng minh rằng đến thời Triệu Vũ Đế của nước Nam Việt thì Âu Lạc vẫn tự trị. Khi quân Hán đánh chiếm Nam Việt, quân dân Nam Việt một số chạy ra đảo Hải Nam cùng với cư dân Lạc Lê ở địa phương tiếp tục chiến đấu nên năm 81 TDL, Hán triều phải bỏ Đam Nhĩ và đến năm 46 TDL, quân Hán lại phải bỏ Châu Nhai. Năm 32 Hán triều phải bãi chức Thái Thú Cửu Chân của Nhâm Diên và năm 34, Quang Vũ lại triệu hồi Tích Quang về kinh. Như vậy, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa vẫn thuộc Việt Nam ngay từ thời Hán. Đây là chứng cớ lịch sử chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt tộc, là chứng cớ lịch sử hùng hồn nhất, thuyết phục nhất phản bác luận điệu “Biển Nam Hoa là biển lịch sử của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay’.

 

                 CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM                                                             TRÊN PHƯƠNG DIỆN QUỐC TẾ CÔNG PHÁP

 

Theo Quốc Tế Công Pháp, chiếu Án Lệ của tòa án quốc tế The Prague, chứng cứ của Biển Lịch Sử phải hội đủ 3 điều kiện:

 

1. Phải có sự hành sử chủ quyền.

 

2. Liên tục và trường kỳ.

 

3. Được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đối diện.

 

Đặc biệt, chính lịch sử của Trung Quốc đã phản bác luận điểm áp đặt của Trung Quốc về cái gọi là ‘Biển Lịch sử’. Thật vậy, Nguyên Sử là bộ sử của triều đại Nguyên (Mông) của Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13 đã viết: “Cương vực Trung Quốc đời nhà Nguyên về phía Bắc không quá sa mạc Gobi và về phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam”. Sách “Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư” xuất bản năm 1906 đời Quang Tự triều Thanh viết: “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc huyện Quỳnh Châu đảo Hải Nam, vĩ tuyến 18…”. Trong khi đó,  Lê Quý Đôn trong “Phủ Biên Tạp Lục” và sau này Phan Huy Chú đã viết trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là nguồn sử liệu thành văn của các sử gia triều Lê và Nguyễn được xem là những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam liên tục từ xa xưa đến thế kỷ XVII. Ngoài ra còn có sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí và Hoàng Việt Dư Địa Chí của Phan Huy Chú đã đề cập chi tiết về chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt Vua Gia Long đã đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa ngay từ năm 1802. Năm 1835, vua Minh Mạng cho dựng bia “Thần tử” ở đảo Hoàng Sa tỉnh Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi). Như vậy, trên phương diện Quốc Tế Công Pháp Việt Nam hội đủ các điều kiện pháp lý cần thiết để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

CÁC HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ XÁC NHẬN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

 

Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954  trong đó có Trung Quốc tham dự,  một lần nữa, đã xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

 

Tuyên Cáo Cairo 1943, Tuyên Ngôn Potsdam 1945, Hòa Ước Hòa Bình San Francisco 1951 và Hiệp Định Genève 1954 đều xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. 

 

Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris. Để thi hành Hiệp Định Paris, với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, 12 bên tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam đã ký Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam  ngày 2-3-1973, trong đó điều 4 qui định "Các bên ký kết Định Ước này trân trọng cam kết sẽ triệt để tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam"

 

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã ký vào Định Ước 2-3-1973 nhưng 10 tháng sau, tháng 1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hành động ngang ngược này của Trung Cộng bất chấp Tuyên Cáo Cairo, Tuyên Ngôn Potsdam, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco, Hiệp Định Genève và Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

 

Sự xâm chiếm này không được luật pháp thừa nhận. Đại diện chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc gửi công hàm đến chủ tịch Hội Đồng Bảo An và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Ngày 14.2.1975, bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa công bố Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Đại Hội Diên Hồng Thời Đại, Quốc Dân Đại Hội của đồng bào Việt Nam ở trong nước và ở Hải Ngoại một lần nữa long trọng khẳng định trước công luận quốc tế: “Quần  đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi được của Việt Nam”. Nhân danh Quốc dân VN, Đại Hội Diên Hồng Thời Đại tuyên bố trước công luận quốc tế, công hàm bán nước 1958 của Phạm văn Đồng và cái gọi là ‘Mật ước Bán nước Thành Đô’ tháng 9 năm 1990 mà chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, không do nhân dân Việt Nam bầu ra là hoàn toàn vô giá trị

 

Nhân dân Việt Nam quyết tâm tranh đấu giành lại Hoàng Sa, những đảo thuộc quần đảo Trường Sa và những gì đã mất do Tàu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay xâm chiếm trái phép.

 

Làm tại Little Saigon, Thủ Đô của Đồng Bào Tỵ Nạn Cộng Sản ngày 2-11-2014

 

ĐẠI HỘI DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

 

https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=_jVEnHsKd8Y

 https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=_jVEnHsKd8Y

 

3187 Hội Nghị Diên Hồng Thời Đại Năm 2014 Tại Little Saigon Nam California (Freevn.net)

 

 

 

Trung Cộng không chỉ nguy hiểm về quân sự

image

 

Với 4000 tỷ usd thặng dư ngoại hối, khối dự trữ lớn này sẽ như quả “bom nguyên tử” đối với Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nếu Trung Cộng không cân đối sử dụng chuẩn mực hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm thì “phóng xạ” của nó sẽ gây nên căng thẳng tác động tiêu cực đến một phần trật tự, kinh tế tài chính, xã hội toàn cầu”.

 

Ngày 10/11/2014 Nguyên thủ 21 nước thành viên lãnh đạo các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Khai mạc phiên họp thượng đỉnh tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Cộng.

 

image

 

Danh chính ngôn thuận là “hợp tác” nhưng tại phiên họp APEC lần này (2014) người ta có cảm tưởng bên cạnh khái niệm “hợp tác ” (cùng nhau cho một việc chung) thì chính danh từ “tác” đi kèm lại nảy thêm một ý nghĩa khác là “tác động tạo ảnh hưởng riêng”- Thực tế chứng minh đã hiển hiện dù chưa đậm nét.

 

Một tháng, trước ngày thượng đỉnh APEC hội tụ, 2/10 trong chuyến thăm Indonesia quốc gia đông dân nhất trong khối Asean, tại diễn đàn Quốc Hội nước này ông CT/Tập Cận Bình thông báo Trung Cộng sẽ thành lập AIIB Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank).

 

Cũng nên lưu ý, cùng thời điểm này các đối tác Hiệp Ước “TPP” do Mỹ chủ động khởi xướng (không có Trung Cộng) đang nỗ lực đàm phán hy vọng đạt được một tuyên bố thỏa thuận chung.

 

image

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại quốc hội IndonesiaJakarta.

 

Còn trước đó nữa tại Bắc Kinh ngày 24/10 ông Tập Cận Bình nước chủ nhà cùng đại diện các quốc gia Châu Á bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam đã cùng ký một bản ghi nhớ về việc thành lập ngân hàng AIIB mà số vốn khởi điểm chủ yếu từ Bắc Kinh sẽ là 50 tỷ usd và dự kiến tương lai gần tăng lên gấp đôi, theo kế hoạch sẽ chính thức hoạt động trong năm tới (2015). 


image

Tại Bắc Kinh ngày 24/10 ông Tập Cận Bình cùng đại diện 20 nước Châu Á, Asean “thai nghén”ngân hàng AIIB

 

“AIIB” một tổ chức ngân hàng “đa phương” trụ sở đặt tại Trung Cộng và do Trung Cộng “chủ xị” vốn 50 tỷ usd, như một thể chế tương tự Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Trung Cộng muốn thành lập AIIB như là một đối trọng với WB và ADB, những thể chế mà Bắc Kinh cho là hình thành từ nguồn vốn của Mỹ và Nhật bị 2 quốc gia này chi phối.

 

Bước đi này, tại khu vực Châu Á - Trung Cộng rõ ràng là trước tiên muốn đè bẹp “việt vị” ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) “đóng băng” ảnh hưởng Nhật Bản chứ không muốn đạt một vị trí lớn hơn trong tổ chức này nếu nâng phần đóng góp của mình nhiều hơn.

 

Lại không thể không quan tâm, AIIB chẳng phải là “đột biến gen” mà là sản phẩm chính qui “made in China” nối tiếp theo sau một sản phẩm tài chính “cộm cáng” khác mà Trung Cộng tham gia thiết kế đã chào hàng, đó là hồi trung tuần tháng 7/2014 Khối BRICS (Trung Cộng, Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi) loan báo thành lập một ngân hàng mới có vốn 50 tỷ usd để hỗ trợ cho công cuộc giảm thiểu nghèo túng trên thế giới. Tổ chức này có tên “Ngân hàng Phát triển Mới” (New Development Bank) trụ sở đặt tại Trung Cộng (Thượng Hải) Đây được xem là một nỗ lực của năm nước khối BRICS nhằm thay thế Ngân hàng Thế giới (WB) và phát huy ảnh hưởng của khối này trong hệ thống tài chánh toàn cầu.


image

Lãnh đạo 5 nước trong khối BRICS tại Fortaleza, Brazil, ngày 15/7/2014.

 

So sánh nguồn vốn USD từ AIIB = 50 tỷ và BRICS= 50 tỷ với ADB = 175 tỷ và WB = 223 tỷ, khoảng cách Trung Cộng đầu tư còn thấp (so với WB+ADB) tuy nhiên với con số thặng dư ngoại hối nắm trong tay gần 4000 tỷ usd người ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh bất ngờ mở rộng hậu bao thêm nữa? Chuyện không phải là võ đoán, khi mới đây một quan chức ngành ngân hàng Trung Cộng khi đề cập việc Bắc Kinh thành lập AIIB nói rằng: "Trung Cộng cảm thấy không có ảnh hưởng gì ở WB và ADB hay IMF nên muốn thiết lập một hệ thống ngân hàng thế giới riêng như là điều tất yếu cần phải có của một nền kinh tế lớn” (WB nằm trong quỹ đạo của Mỹ, còn ADB là Nhật Bản. Tại ADB, Nhật Bản và Mỹ hiện là hai cổ đông lớn nhất với quyền bỏ phiếu lên tới 26%, trong khi Trung Cộng chỉ có 5,47%.)

 

11/11/2014, ngày thứ hai của Thượng đỉnh Diễn đàn (APEC) tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình “vui vẻ” thông báo, lãnh đạo các thành viên APEC đã thông qua “lộ trình” hướng tới việc thành lập FTAAP (Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á Thái Bình Dương) . FTAAP bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cộng thêm 6 quốc gia khác ở Châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand và tất nhiên là Trung Cộng “chủ xị” - Bắc Kinh phớt lờ coi như Hoa Kỳ là khách không mời mà đến.

 

 image

 

Dự án FTAAP cạnh tranh với dự án Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương “TPP” mà Hoa Kỳ mong muốn thực hiện trong khuôn khổ chiến lược tái cân bằng lực lượng ở Châu Á, Trung Cộng bị gạt ra ngoài dự án này (TPP) và theo giới phân tích Trung Cộng, đây là một ý đồ của Mỹ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Cộng ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao.

 

Các nền kinh tế APEC chiếm tới 51% tổng sản phẩm quốc nội thế giới và 44% trao đổi thương mại toàn cầu vì vậy Bắc Kinh rất ủng hộ dự án FTAAP ngược lại các thành viên APEC củng ủng hộ tiến trình hội nhập FTAAP bởi quyến rũ từ một thị trường khổng lồ hàng tỷ người tiêu dùng Trung Cộng.

 

Tất cả dường như là những “nước đi” đầy tính toán trên bàn cờ di động địa chính trị của Trung Cộng phục vụ cho khát vọng “bá quyền” nhuộm màu cực đoan.

 

image

 

Bởi người ta không lý giải nổi, Trung Cộng là một trong 5 thành viên “nước lớn” trong HĐBA/LHQ với kho vũ khí hạt nhân đầy ắp, đã phóng vệ tinh, đưa được người lên không gian trở về an toàn, cũng có nghĩa không nơi nào trên trái đất này mà đầu đạn hạt nhân liên lục địa của TQ không chồm tới, nếu chuẩn mực sống trong hòa bình thì liệu có nước nào dám khiêu chiến tấn công TQ? Vậy mà 2 thập niên qua, liên tiếp % ngân sách quân sự quốc phòng luôn gia tăng 2 con số? Trong khi thu nhập bình quân (GDP) người dân TQ chỉ 5.000 usd/năm so với khu tự trị Macau là 91.000usd- HongKong là 36.000usd và Đài Loan là 20.000usd… Dù Bắc Kinh đang thặng dư mậu dịch để dành trong hầu bao là 4000 tỷ USD!? 

 

Thêm một điều mà chúng ta cần lưu ý quan tâm là các định chế tài chính thế giới hiện có như WB (Ngân hàng Thế giới) ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) hay IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) hoạt động trên tiêu chí đi kèm là “môi trường” và “nhân quyền” như là bổn phận trách nhiệm tất yếu phải cam kết nơi các đối tác thụ hưởng thì Trung Cộng nơi đang hy sinh môi trường để phát triển và cũng là nơi vi phạm nhân quyền nhất thế giới lại là “chủ xị” cho 2 định chế tài chính mới là AIIB và BRICS hầu mong cạnh tranh thay đổi cục diện!

 

Người ta có quyền hỏi, tại sao thừa tiền nhưng Trung Cộng không “rót” thêm vào WB, ADB hay IMF để nâng tỷ lệ vốn tạo thêm ảnh hưởng mà lại có chiều hướng mới như vậy? Không cần câu trả lời mà khái quát nhìn ra 4 hướng biên giới Trung Hoa lục địa…


image

 

Trung Cộng có tất cả 14 láng giềng, quá khứ và hiện nay từng có tranh chấp lãnh thổ với tất cả, trừ Pakistan. Mao Trạch Đông cho rằng các quốc gia và vùng đất gồm Myanmar, Lào, Bắc Ấn Độ, Việt Nam, Nepal, Bhuttan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, các hòn đảo Ryukyu, 300 hòn đảo trên Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải cùng với Kyrgyzstan, Mông Cổ, Đài Loan, Nam Kazakhstan, tỉnh Bahdashan và Transbaikalia của Afghanistan và vùng Viễn Đông cho tới Nam Okhotsk Nga... là của Trung Cộng “đáng lẽ” đã không bị mất nếu triều đại nhà Thanh không sụp đổ.(*)

 

Trung Cộng đang cuồng tín cực đoan trỗi dậy vì từ ngữ “đáng lẽ” này.

 

 image

 

Tóm lại với 4000 tỷ usd thặng dư ngoại hối, khối dự trữ lớn này sẽ như quả “bom nguyên tử” đối với Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nếu Trung Cộng không cân đối sử dụng chuẩn mực hài hòa giữa lợi ích và trách nhiệm thì “phóng xạ” của nó sẽ gây nên căng thẳng tác động tiêu cực đến một phần trật tự, kinh tế tài chính, xã hội toàn cầu.


Hoàng Thanh Trúc


Thursday, November 13, 2014

LỜI KÊU GỌI THAM GIA CHIẾN DỊCH “PHẢN ĐỐI BẠO HÀNH TRA TẤN”

  Identifying The Vietnam Authorities’ Advocacy Using Violence Against Human Rights Defenders

LỜI KÊU GỌI THAM GIA CHIẾN DỊCH “PHẢN ĐỐI BẠO HÀNH TRA TẤN” của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN

A CALL ACTION to STOP VIOLENCE TORTURE in VIETNAM from Former Vietnamese Prisoners of Conscience

-------------------------------

Identifying The Vietnam Authorities’ Advocacy Using Violence Against Human Rights Defenders 

 

Vietnam has still applied this strategy. Instead of brutal battles with modern weaponry, there are political dissent with pen and empty hands. The negotiation sides are not belligerent parties, but diplomats of democratic governments and international human rights experts who negotiate for the release of political prisoners. The process is endless. The Vietnamese government has gained much from signed agreements to enhance the capacity of its police forces and military forces which pledge to protect the one-party regime by intensifying more severe suppression against political dissidents and human rights defenders.

 

Posted on November 13, 2014 by CTNLT in FVPoC 

 

U.S. Assistant Secretary Tom Malinowski on a press conference in Hanoi on Oct 27, the last day of his visit to the communist nation, said “…it would not be progress if a dozen people were released and then a dozen more people were arrested, so what we stressed above all is the need to follow through on the commitment that the Vietnamese government has made to fundamentally reform the laws …“

 

So far this year, Vietnam’s government has released 13 political prisoners, namely Dinh Dang Dinh, Nguyen Huu Cau, Cu Huy Ha Vu, Nguyen Tien Trung, Vi Duc Hoi, Do Thi Minh Hanh, Tran Tu, Nguyen Tuan Nam, Tran Hoang Giang, Nguyen Long Hoi, Le Van Tinh, Nguyen Van Hai- Dieu Cay and Giang A Chu, a prisoner of an ethnic minority . The first ever release of political prisoners recognized by many countries as “progressive move” of the Vietnamese government.

 

Doing prisoners of conscience business

 

Arrest, imprisonment and release are three phases of investment in prisoners of conscience. Vietnam’s government arrests those who bravely voice against corruption, office abuse and human rights violations. They jail them with long-jailed sentences in order to deter other people and raising prices of political prisoners when their cases are concerned by democratic governments worldwide. Then they release to show their humanitarian policy after bargaining with foreign countries. Vietnam’s high-quality products for this trading are “prisoners of conscience for export”.

 

After 1975, a number of post-war issues make the former foes, the U.S. and the Vietnam communists, seek to settle for mutual interests. The need of integrating into the economic globalization has forced Vietnam to improve its human rights record to avoid international condemnation. In September 1998, world’s big newspapers covered the releases of three Vietnamese political prisoners namely Dr. Nguyen Dan Que, Professor Doan Viet Hoat, and Professor Nguyen Dinh Huy. These releases were fueled by negotiations between Vietnam and the U.S. on Bilateral Trade Agreement (BTA) and then going further with MFN (the Most Favored Nations trade status). In July 2000, Vietnam and the U.S. signed TBA.

 

Along with releases of the trio, four high profile religious activists were freed: Buddhist monks Ven.Thich Quang Do, Ven.Thich Tue Sy, Ven.Thich Tri Sieu (Le Manh That) and Catholic priest Nguyen Van Ly. The public opinion had no doubt that the release was the result of the UN rapporteur on Religious Freedom, Mr. Abdelfattah Amor. After that, the communist government in Hanoi signed a number of bilateral and multi-lateral agreements on economics, education and security.

 

The release of 13 political prisoners this year was for signing of Trans-Pacific Partnership and the full removal of lethal weapon ban with the U.S. and FTA, Partnership and Cooperation Agreement (PCA) with the EU. Also, Vietnam released prisoners of conscience to prove that it is an eligible member of the UN Human Rights Council.

 

Talk/Fight strategy

 

Once being student in Vietnam, one can understand Talk/Fight strategy in Vietnam’s modern revolutionary history. Accordingly, policies of diplomacy and military have influence on each other. The victory in frontline will bring advantage in negotiation, and the success in negotiation will encourage soldiers and pave the way for the larger victory of soldiers. The strategy was applied successfully in signing Geneva Accord in 1954 and Paris Agreement in 1973.

 

Vietnam has still applied this strategy. Instead of brutal battles with modern weaponry, there are political dissent with pen and empty hands. The negotiation sides are not belligerent parties, but diplomats of democratic governments and international human rights experts who negotiate for the release of political prisoners. The process is endless. The Vietnamese government has gained much from signed agreements to enhance the capacity of its police forces and military forces which pledge to protect the one-party regime by intensifying more severe suppression against political dissidents and human rights defenders.

 

Facing a number of questions in the UN Human Right Council, Vietnam has chosen to implement a delicate suppression tactic to hide its clear violations on human rights. After the UN rapporteur on Religious Freedom, Mr. Heiner Bielefeldt left Vietnam and after visit exchanges of senior officials between Hanoi and Washington, Vietnam’s police have ratcheted up using violence against dissidents. They have used thugs or plain-clothe agents to attack political dissidents and human rights activists, and the incidents have never been investigated.

 

Violence, torture – a having wings number

 

In the report titled “Deaths in Custody and Police Brutality in Vietnam” published on Sept 16 by Human Rights Watch, the 96-page report named 28 Vietnamese citizens died in custody. 14 deaths were caused by police violence as authorities admitted, four from unexplained causes, six were allegedly suicides and four allegedly from illness during detention. These not included political prisoners and dissidents.

 

In my statistics below, I focus on the harassment against political dissidents and human rights activists

 

There have been 31 attacks and degraded treatments against 115 dissidents so far this year

 

In January 2014:

 

Activist Le Quoc Quyet was attacked by security agents at My Kim apartment, Hiep Binh Chanh ward, Thu Duc district, HCMC.


In February 2014

 

On Feb 11, Bui Thi Minh Hang and 21 other activists were beaten by policemen and mobs in Long Hung village, Lap Vo district, Dong Thap province.

 

On Feb 11, the house of activist Huynh Ngoc Tuan in Tam Ky city, Quang Nam province was attacked with stones.

 

On Feb 16, blogger Nguyen Van Thanh was beaten by policemen in an administrative checking on household registration at his rent room in Hoa Phuoc commune, Hoa Vang district, Danang city.


On Feb 19, blogger Huỳnh Trọng Hiếu and his father Huynh Ngoc Tuan were brutally beaten by ten masked men when the duo get out of taxi.

 

On Feb 21, the house of former political prisoner Huỳnh Ngọc Tuấn was thrown with stones and rank liquid.

 

On Feb 24, former political prisoner Nguyen Bac Truyen was attacked in Hanoi when he was going to Australia Embassy.
In March 2014:

 

On March 20, blogger Trịnh Anh Tuấn (nickname Gio Lang Thang) on the way to home was attacked by security agents after attending a human rights cafe in Hanoi.

 

On March 31, the house of Hoa Hao Buddhist follower Nguyễn Văn Vinh was attacked. Followers Nguyen Ngoc Ha, Nguyen Thi Ngoc Lan and tens of others were beaten brutally, many of them fell unconscious.

 

On March 22, human rights activist Trương Văn Dũng was assaulted with iron bar near the Nam Dong gas station, Hanoi.

 

On March 23, women human rights activist Trần Thị Nga and many others were beaten when they held banners demanding Hanoi to release activist Bui Thi Minh Hang. Ms. Nga was sexually abused in the police station. 

 

On March 24, Hoa Hao Buddhist follower Nguyễn Hoàng Nam were attacked by policemen in a house raid when he was conducting religious ritual at his home in Vinh Chau commune, Chau Doc district, An Giang province .

 

In April 2014:

 

13. On April 9, Hoa Hao Buddhist followers Bùi Văn Luốc and Le Van Soc were beaten by plain-clothed security agents.

 

14. On April 16, activist Bùi Tuấn Lâm was severely assaulted by Quang Nam province’s security policemen in Tam Ky city.

 

15. On April 19, activists Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trinh Kim Tien, Nguyen Ho Nhat Thanh and Nguyen Van Hai were beaten and detained due to organizing human rights cafe in Nha Trang city.

 

16. On April 21, two women rights activists Trần Thị Hài and Nguyen Ngoc Lua were beaten by police after attending the appeal of two land petitioners in Can Tho.

 

In May 2014:

 

17. On May 8, former political prisoner Nguyen Van Dai was attacked by security agents who threw a glass cup at his head, causing bleeding.

 

18. On May 17, Vinh-based music lecturer- activist Nguyễn Năng Tĩnh was beaten by thugs with presence of dozens of local policemen.

 

19. On May 18, activists Nguyễn Ngọc Lụa, Nguyen The Lu, Huynh Trong Hieu and Vo Quoc Anh were attacked by police in HCM City when they prepared for attending anti-China protest.

 

20. On May 25, member of the Vietnamese Women for Human rights, Ms. Trần Thị Nga was assaulted by plain clothes to broke her arm and leg. The attack happened at 4pm in Thanh Tri district, Hanoi.

 

21. On May 25, Buddhist monk, Ven. Thích Vĩnh Phước led a delegation from Ba Ria- Vung Tau to pay a tribute to Le Thi Tuyet Mai’s funeral, who self-immolated to protest China’s invasion in the East Sea. He was hit by security agents at Saigon Bridge.

 

In June 2014:

 

22. On June 9, Binh Duong province-based Protestant Mennonite was attacked by policemen, militia and thugs with stones and bricks. As many as 29 followers out of 76 people were injured.

 

In August 2014:

 

23. On August 28, Nguyễn Bắc Truyển was intentionally hurt by security agent’s vehicle. Luckily, he did not get injured seriously after being checked in a hospital.

 

In September 2014:

 

24. On Sept 8, Trương Minh Đức was pulled out of a taxi in Hanoi by two security agents and then was beaten.

 

25. On Sept 30, Dương Âu was hit at his head with a brick by a local policeman at his house in Lam Dong.

 

In Oct 2014

 

26. On Oct 29, activists Phạm Bá Hải and Lê Văn Sóc were beaten by security agents after they left Duong Au’s house.

 

27. On Oct 30, Mr. Pham Ba Hai was tortured at Vinh’s police station. He was detained together with Le Van Soc immediately after landing to the Vinh airport.

 

28. Nghe An province-base activist Chu Manh Son was beaten and fined for leaving his house without permission to pick up Pham Ba Hai and Le Van Soc.

 

In November

 

29. On Nov 1-2, followers of Binh Duong Protestant Mennonite Church were attacked with stones and bricks by local policemen and thugs. Many got injured.

 

30. On Nov 2, independent journalist Truong Minh Duc, who is also former political prisoner, was attacked and robbed by eight agents in Thu Dau Mot, Binh Duong province. He recognized one as a police officer.

 

31. On Nov 9, Binh Duong Protestant Mennonite Church’s pastor was beaten when thugs threw stones to the church.

 

In 2013, 71 Vietnamese activists were attacked in 18 incidents.

 

In April 2013:

 

On April 6, activist Trương Văn Dũng and student Vu Ngoc Thanh were beaten seriously in the first day of the trial against Doan Van Vuon.

 

On April 9, activist Nguyen Chi Duc was attacked.

 

On April 12, Mrs. Trần Thị Hồng, wife of pastor Nguyen Cong Chinh was detained in one house where she was taken off clothes and beaten brutally by plain-clothe agents.

 

In May 2013:

 

On May 5, after human rights picnic in Saigon, bloggers Nguyen Hoang Vi, Vo Quoc Anh, Nguyen Thao Chi and Nguyen Thi Cuc were beaten severely.

 

In June 2013:

 

On June 2, anti-China activists Nguyen Van Phuong, Truong Van Dung and Nguyen Chi Duc were beaten brutally by police officers.


On June 25, Hoa Hao monk Võ Văn Thanh Liêm and 20 followers were beaten brutally by policemen and militia when they were praying in Quang Minh Tu Pagoda.

 

On June 25, Falun Gong member Phạm Hữu Phước was beaten by thugs who threw garbage at his head. In a police station in Ben Thanh ward, HCMC, he was also beaten by a plain-clothe policeman.


In August 2013:

 

Hồ Đức Thanh was beaten after Hanoi police raid into an English class.

 

Activists Trần Thị Nga and Nguyen Bac Truyen were attacked in front of a Saigon-based hotel.

 

In September 2013:

 

10. Catholic followers of My Yen parish in Nghe An were violently suppressed by local police when they gathered to demand the release of other followers illegally detained.

 

11. Activists Nguyen Phuong Uyen, Nguyen Tuong Thuy, Pham Ba Hai, Le Quoc Quyet, Duong Thi Tan and Nguyen Thi Nhung were attacked and detained at Mr. Thuy’s house in Thanh Tri district, Hanoi. Other activists, including Dinh Van Thi were also beaten when they came to help the attacked activists.

 

In October 2013:

 

12. On Oct 24, Hoàng Thị Vàng and Duong Van Phung were hospitalized after being beaten in suppressing Hmong people in Ly Tu Trong park of Hanoi.

 

13. Activist Lê Thiện Nhân and Trương Văn Dũng were detained and beaten by Hanoi police after they provided assistance for land petitioners in Hanoi. Mr. Dung was broken his ribs.

 

14. Lưu Trọng Kiệt and Lam Bui were brutally beaten when they tried to attend a trial against blogger Dinh Nhat Uy.

 

In November 2013:

 

15. Activists Trương Văn Dũng and Tran Thi Nga were attacked when they were going to fill complaints for being attacked earlier.

 

In December 2013:

 

16. Activist Nguyen Hoang Vi, Hoang Dung, Me Nam and five others were beaten on the Human Rights Day when they prepared to launch Blogger Network.

 

17. Bloggers Nguyễn Đức Quốc, Nguyen Van Thanh, Le Thi Phuong Anh and Le Anh Hung were attacked when they went to the police station to demand for returning illegally-confiscated gadgets in Danang city.

 

18. Huynh Ngoc Tuan was beaten to broke his rib in a visit to the former prisoner of conscience Pham Van Troi in Thuong Tin district, Hanoi.

 

TORTURE AND OTHER DEGRADING TREATMENTS AGAINST PRISONERS OF CONSCIENCE

 

In 2014, at least 18 prisoners of conscience had either taken hunger strike or been punished, tortured.

 

In February, 2014

 

Human rights lawyer Le Quoc Quan went on hunger strike from Feb 2. He demanded legal books to prepare for his self-defense prior to the appeal. He also asked for religious books and met with a priest when he was held in the Hanoi-based B14 prison.

 

Activists Bùi Hằng, Nguyen Thi Thuy Quynh and Nguyen Van Minh conducted 15-day hunger strike to protest their illegal arrest. The trio was held in Dong Thap province. 

 

Prisoner of conscience Nguyễn Văn Hoa was mistreated and refused medical care in Ha Nam province-based Ba Sao prison, because he refused to confess.


In March 2014:

 

Political prisoner Ngô Hào was forced to work as he is over 60 with serious diseases.

 

Prisoner Tạ Phong Tần was beaten and degradingly treated by inmates.

 

Pastor Nguyễn Công Chính denounced that he was beaten by 15 jailers. They used electrical batons, rubber batons and pepper spray to attack him when he prayed in the cell.


In April 2014:

 

Prisoner Đặng Xuân Diệutook hunger strike (down to 41kg weight) to protest the jailers refused to settle his complaints. He also refused to wear prisoner’s uniform, saying he is innocent. 

 

Trần Minh Nhật and Trần Hữu Đức conducted the hunger strike to ask for religious freedom in Phu Son prison, Thai Nguyen province.


Đinh Nguyên Kha took hunger strike to protest inhumane treatment in Xuyen Moc prison, Ba Ria-Vung Tau province.


In May 2014:

 

10. Pastor Nguyễn Công Chính was publicly denounced in the prison because he requested jailers to open cell’s windows and improve prison’s living conditions.

 

11. Võ Thu Thủy denounced mistreatment against prisoners, including Ho Thi Bich Khuong..

 

12. Tạ Phong Tần and Ngo Hao were mistreated.

 

In August 2014:

 

13. Mai Thị Dung was suppressed, mistreated.

 

14. Đặng Xuân Diệu was punished, shackled in solid confinement.

 

In September 2014

 

15. Nguyễn Đình Cương was subjected to solid confienment and shackeled.

 

In Oct 2014:

 

16. Đặng Xuân Diệu called for rescue during punishment.

 

The number of mistreated prisoners of conscience was 12 in 2013 at least.

 

In May 2013:

 

Cu Huy Ha Vu conducted a hunger strike to protest prison’s authorities denied his denunciation petition.

 

Union activist Đỗ Thị Minh Hạnh was beaten and punished.


In June 2013:

 

Trần Minh Nhật conducted hunger strike in Nghi Kim prison, Nghe An province.
In July 2013:

 

Nguyen Van Hai (Dieu Cay) conducted 33-day hunger strike in Prison No. 6 of Nghe An province.

 

In August 2013:

 

Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyen Ngoc Cuong, Huynh Anh Tri, Phan Ngoc Tuan, Nguyen Hoang Quoc Hung were shackled and punished.

 

Vi Đức Hồi was punished after protesting jailers to beating Le Van Son, and installing camera and wave-destroying device in the cell.

 

Trần Hữu Đức conducted ten-day hunger strike when he was punished by authorities of Phu Son prison in Thai Nguyen.

 

Paulus Lê Sơn, Nguyen Van Oai and Vi Duc Hoi were mistreated.

 

In September 2013

 

Nguyễn Xuân Nghĩa was beaten by inmates.


In October 2013:

 

10. Pastor Nguyễn Công Chính was beaten.

 

11. Cù Huy Hà Vũ conducted second hunger strike.

 

Conclusion

 

In 2013, there are 71 people assaulted in 18 incidents compared to 115 people in 31 incidents of the first ten months of this year.

 

Prisoners of conscience are always the target of repression and mistreatment by prisons’ authorities across Vietnam. After failing in forcing them to confess, prison’s authorities have applied numerous measures to break their resilience. The number of prisoners of conscience on hunger strike rose from 12 in 2013 to 18 in 2014.

 

In order to ease international criticism, and qualify for a seat in the election of UN Human Right Council, Vietnam temporarily geared down its arrests. In 2013 there was only four arrests, including Ngo Hao, Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy; and Bui Hang (three defendants), Anh Ba Sam (two) and Le Thi Phuong Anh (three) in 2014. That is a tactic of the Talk/Fight strategy.

 

Back to the press conference of U.S. Assistant Secretary Tom Malinowski. The reporter of Thanh Nien newspaper asked him to reveal more the information of his meeting with Deputy Minister of Public Security, Lieutenant-General To Lam, he replied that the meeting with the Deputy Minister of for Public Security was almost two hours long. It was very serious, very substantive. “There are many things that the governments of Vietnam and the United States want for our relationship in the future and that the Ministry of Public Security holds the most important key,” he retold.

 

The U.S. and other countries have used diplomat channels to express their concerns about human rights violation without any sanctions. Thus, this has encouraged Vietnam government to keep trading prisoners of conscience.

 

The history has pointed out that Vietnamese communists do not always fulfill their commitments with the U.S. and foreign countries. They do on their way, the way of dictators to repress any people who may undermine their power, even peaceful human rights campaigners.

 

Will the brutality of violence with no endpoint end? And who will bring justice to human rights defenders in Vietnam?.

 

Sài Gòn, Nov 11, 2014.

 

Phạm Bá Hải.

 

Coordinator of FVPoC.

 

Member of IJAVN.

http://fvpoc.org/…/identifying-the-vietnam-authorities-adv…/