Wednesday, December 24, 2014

ĐẠI HỘI DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI


KÍCH CHÚC

                      TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM

            MỘT MÙA GIÁNH SINH AN LÀNH HẠNH PHÚC      

           ĐỂ ĐÓN CHÀO MỘT MÙA XUÂN DÂN TỘC 2015.



HỘI ĐỒNG ĐIỀU HỢP

PHẠM TRẦN ANH




DÂNG NGUYỆN
 
   Thành kính dâng Đấng Tối Cao
 Xót thương nhân loại đồng bào VIệt-Nam
  Tưới an lành khỏi lầm than
 Bao thân tù tội chết oan ngậm ngùi.!.
  Mây mờ phủ áng tinh khôi
 Đem thiêu con dỏ dưới trời lửa nung !!!

  NGƯỜI tỏa hào quang sáng bừng,
 Không còn ngục tối bạo hung đòn thù
  Trăm Họ cùng dệt ước mơ
 NƯỚC NHÀ hưng thịnh như xưa bao thời
  Chúc nhau rộn rã tiếng cười
 Như hoa xuân thắm đài tươi sắc vàng
   Bầu nhiệt huyết dân Việt-Nam
 Sắt son cùng nguyện trừ lang sói này
   Cờ Vàng cao phất phới bay
 Nhân Quyền,Dân Chủ ta xây Thanh Bình
   Đậm thêm màu tóc em xanh
 Ngăn lệ cô lữ tủi mình tha hương
   Philadelphia,20-12-2014

       lữ khách
    Trần-Chinh-Nương
     (TTHK)


http://www.radionomy.com/fr/radio/toandancuunuoc/index
http://radiotoandancuunuocdotorg.wordpress.com/



Lm. Phê-rô Phan Văn Lợi.


Một lần nữa, lễ Giáng sinh lại về trên toàn cõi địa cầu, hình ảnh lẫn âm thanh Giáng sinh lại đập vào mắt và tai nhân loại, những tâm tình Giáng sinh như bình an, vui tươi, thân thiện, hòa hợp lại sống dậy trong lòng mỗi con người. Đó là vì gần cả thế kỷ nay, Giáng sinh đã trở thành ngày lễ quốc tế, ngày hội hoàn vũ, nét văn hóa của mọi quốc gia và nét nhân bản của mọi xã hội. Đó là vì lễ Giáng sinh là dịp kỷ niệm việc Quý Tử của Thiên Chúa Thượng Đế xuống trần gian để chia sẻ thân phận với con người, ban gởi bình an đến con người, gieo rắc tình thương giữa con người, kêu gào công lý cho con người và đồng thời mời gọi nhân loại hãy theo gương Ngài mà làm cho nhau như thế. Hầu hết các xã hội văn minh dân chủ trên khắp trái đất đều đã và đang nỗ lực biến những ý hướng cao đẹp đó thành hiện thực. Thế nhưng, tại quê hương Việt Nam chúng ta, đó vẫn hoàn là những mơ ước thiết tha, những khát vọng cháy bỏng, cho dẫu các âm thanh và hình ảnh lễ Giáng sinh vẫn không thiếu ở mọi chốn phồn hoa đô hội trên dải đất hình chữ S này.




Con Thiên Chúa mời gọi loài người chia sẻ thân phận của nhau, nghĩa là hãy xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, không có sự chênh lệch của cải và quyền lợi quá đáng. Nhưng tại VN chúng ta, đang có tình trạng một nhúm người thống trị lâu dài cả dân tộc, hưởng hầu hết mọi tài nguyên đất nước đang lúc đại đa số đói nghèo; đang có tình trạng những kẻ nắm quyền chính trị giành lấy hầu hết mọi tự do để bắt toàn dân phải làm nô lệ đủ các mặt, những kẻ đang sống xa hoa phè phỡn bên cạnh từng đoàn lũ dân oan bị tước ruộng vườn, nhà cửa để phải kiếm sống trong lây lất và khiếu kiện trong vô vọng, những kẻ đang thu tóm mọi đặc quyền đặc lợi khiến đa số còn lại lâm vào cảnh thiếu thốn khốn cùng. 

Con Thiên Chúa mời gọi loài người kiến tạo bình an cho nhau, nghĩa là tạo cho nhau một cuộc sống không tranh chấp, không giành giật, không khắc khoải, không hãi sợ. Nhưng tại VN chúng ta, một chế độ độc tài đã và đang được thực thi, được áp đặt bằng biện pháp cưỡng bức, hăm dọa, bằng chính sách gieo bất an, tạo bất hòa. Người dân không thấy được công lý che chở, luật pháp bảo vệ. Đủ thứ hăm dọa từ chính trị áp bức, từ quyền lực bạo hành, từ bộ máy sách nhiễu, từ kinh tế suy thoái, từ xã hội nhiễu nhương, từ môi trường ô nhiễm, từ đạo đức băng hoại, thậm chí từ ngoại thù xâm lược. Người dân lo âu về hiện tại lẫn về tương lai, cho bản thân lẫn cho con cháu. Con người mỗi sáng mở mắt không biết hôm nay mình có được an toàn trong thể xác, an toàn trong sinh hoạt, an toàn trong mối tương giao xã hội.

Con Thiên Chúa mời gọi loài người thể hiện tình yêu đối với nhau, nghĩa là thương người như thể tương thân, sống với nhau tương thân tương ái như anh em một nhà. Nhưng tại VN chúng ta, nơi hiện hoành hành một chủ nghĩa vô thần và phi nhân, duy vật và hưởng thụ, một chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người, một cơ chế xã hội ít chú trọng và đề cao các giá trị nhân bản, hầu như thiên hạ sống dửng dưng với thân phận của nhau, vô cảm với nỗi khổ của nhau, thậm chí bàng quan với vận mệnh của dân tộc và sự an nguy của giống nòi. Rất nhiều con người chỉ biết sống trong giành giật và chà đạp, trong lường gạt và dối trá, không còn thấy hạnh phúc đích thực của mình chính là tạo hạnh phúc cho kẻ khác và cho toàn xã hội. Lắm người nghèo về cơm áo, về văn hóa, về tình thương, về nhân phẩm đang bị bỏ lơ, quên hẳn bên lề cuộc đời. 

Con Thiên Chúa mời gọi loài người thực thi công lý cho nhau, nghĩa là trả cho ai nấy cái thuộc về họ, từ các quyền con người đến các quyền công dân. Nhưng tại VN chúng ta, công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm chí bị trấn áp, tiêu diệt. Hàng triệu thai nhi không có quyền được chào đời làm người, hàng triệu trẻ em không có được một mái ấm học đường, một nền giáo dục nhân bản; hàng triệu thanh niên không được tạo khả năng và ban cơ hội để vững bước vào đời; hàng triệu nông dân bị tước đoạt ruộng vườn và phương tiện sinh nhai; hàng triệu công nhân bị bóc lột tiền lương, phải lao động trong những điều kiện vô nhân đạo; hàng triệu tín đồ bị trấn áp niềm tin, bị tước đoạt quyền tự do hành đạo; hàng ngàn hàng vạn công dân yêu nước bị sách nhiễu cuộc sống, bị bao vây kinh tế, bị cầm tù oan ức; hàng ngàn hàng vạn tù nhân đang bị tước cả những nhân quyền tối thiểu trong những lao ngục đọa đày, thậm chí có những nạn nhân vô tội phải lãnh án oan tử hình. 

Hôm nay, chúng ta cùng nhau kỷ niệm biến cố đản sinh của Đức Giê-su, Đấng đã từ bỏ thế giới Thiên Chúa mà xuống thế giới loài người, để loan báo cho biết và mời gọi thể hiện Tin Mừng chia sẻ, Tin Mừng bình an, Tin Mừng tình thương, Tin Mừng công lý. Ngài cũng ban cho chúng ta sức mạnh để thực thi tất cả những điều này, nếu chúng ta tin ở Ngài. Vì thế, chúng ta luôn kiên trì, dũng cảm, nỗ lực làm cho quê hương đất nước chúng ta có công lý ngự trị, tình thương ngập tràn, bình an lan tỏa và sự chia sẻ được rộng khắp. Đó là nghĩa vụ và vinh dự dành cho những người con của Mẹ Việt Nam, của Cha Tạo Hóa.

Vinh quang Thiên Chúa trên trời (là) bình an nhân phẩm cho người Việt Nam.

Mùa Giáng sinh 2014

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.


Monday, December 22, 2014

PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU


PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU


Thông Tin Sinh Hoạt


Hôm nay 22 tháng 12 năm 2014, Phong Trào tổ chức họp mặt nội bộ mừng một năm thành lập và hoạt động.


Hòa thượng Thích Không Tánh Viện chủ Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm - Sài Gòn đã cho mượn cơ sở để tổ chức.


Thành viên Phong Trào từ các tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bà Rịa chỉ có 37 Dân Oan vượt được sự ngăn trở nghiêm ngặt của côn an an ninh CSVN địa phương để tới tham dự.


Tiệc mừng rất đơn sơ nhưng đượm thắm tình đồng đội chiến hữu, Dân Oan và vị khách mời duy nhất là Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đã cùng nhau ôn lại những cuộc xuống đường tranh đấu gian truân nguy hiểm nhiều hào hùng nhưng cũng lắm tổn thương do bộ máy côn an an ninh CS gây ra cho Dân Oan trong một năm hoạt động vừa qua của Phong Trào. 


Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được trong buổi mừng một năm thành lập và hoạt động của Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu.


Kính mời Đồng Bào và Thân Hữu khắp nơi cùng xem.


Việt Nam ngày 22 tháng 12 năm 2014

Saturday, December 20, 2014

 
 
image
 
 
 
 
 
Preview by Yahoo
 



Giáo sư Châu: 'Giam Bọ Lập tạo hình ảnh xấu'

  • 19 tháng 12 2014
Chia sẻ
Bọ Lập và Giáo sư Ngô Bảo Châu
Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng việc bắt giam ông Nguyễn Quang Lập tạo hình ảnh xấu về VN.
Giáo sư Ngô Bảo Châu và hai đồng nghiệp là các nhà khoa học Việt Nam từ Hoa Kỳ vừa gửi thư ngỏ cho chính quyền đề nghị cho nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Bọ Lập chủ trang mạng Quê Choa, được 'tại ngoại hầu tra' vì lý do sức khỏe và cho rằng vụ bắt giữ này gây 'hình ảnh xấu' về Việt Nam trên trường quốc tế.
Bức thư ngỏ xuất hiện trên mạng hôm thứ Sáu gửi người nhận là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình do ba người đồng ký tên là các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn, viết:
"Chúng tôi được biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập, nhà văn, và đang tiến hành điều tra. Chúng tôi viết thư này đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra, vì những lý do sau:
"Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.
Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tếNgô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn
"Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.
"Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.
"Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra."
Và bức thư của ba nhà khoa học từ Mỹ kết luận:
"Vì những lý do trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra."
'Thả ngay lập tức'
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hộiNhà báo Huy Đức, Tp HCM
Hôm thứ Sáu, trên Facebook của mình, nhà báo Huy Đức cũng đưa tin về bức thư của ba nhà khoa học này và mô tả điều ông gọi là "Đêm qua, một đại biểu Quốc hội (chưa muốn nêu tên) cũng cho biết là ông đã gửi thư tới Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đề nghị thả các bloggers trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Lập."
Hôm 17/12, nhà báo này viết: "Từ khi nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, tôi đã ứng xử như một người bạn, thận trọng, kiên nhẫn, chỉ mong anh được tự do.
"Hôm nay, khi biết cơ quan Điều tra đã tống đạt tới anh quyết định khởi tố theo điều 88 của Bộ luật Hình sự với phê chuẩn tạm giam 4 tháng của VKS, tôi quyết định ký Yêu cầu trả tự do cho anh.
"Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã dấn thân vì sự tiến bộ của xã hội, tôi không có quyền ứng xử như ở chốn riêng tư; tôi ký với tư cách một công dân chịu ơn những cống hiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho đất nước."
Mới đây, một thư kiến nghị ngỏ của quần chúng và nhiều nhân sỹ, trí thức, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội trong và ngoài nước ở Việt Nam đã yêu cầu chính quyền thả tự do cho ông Lập ngay lập tức.
Tính cho tới ngày 19/12, theo thống kê đã có gần một nghìn chữ ký được thu thập dưới bức thư.
Ở Việt Nam thì nói phải ngó trước ngó sau, hỏi sao các vị tiến sĩ, giáo sư thật sự giỏi đều ra nước ngoàiĐộc giả Huy, BBC Vietnamse Facebook
Hôm 17/12, em trai ông, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, viết trên Facebook cá nhân rằng đã có quyết định khởi tố anh trai ông theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Người bị kết tội theo điều 88 có thể nhận án tù từ ba đến 20 năm.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng gửi thư tới quốc hội Việt Nam để phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và nói với BBC ông không nhận được hồi âm gì trong nhiều tháng sau khi gửi thư.
Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là " một con người không tầm thường".
Giáo sư Châu cũng được chú ý nhiều khi từng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông Vũ vì hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng".
Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4, 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân, tuy sau đó một thời gian đã được mở lại.
Giáo sư từng nhận giải toán học Fields cũng từng bình luận về một số ý kiến "cứ thắc mắc về chuyện ông là lề trái hay lề phải."
''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do'', Giáo sư Châu bình luận.

Thursday, December 18, 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN, TỰ DO DÂN CHỦ VÀ VẸN TOÀN LÃNH THỔ CHO VIỆT NAM

Phái đoàn đã trao cho vỉ đại diện Cao Ủy Nhân Quyền tập hồ sơ bao gồm: Hồ sơ về đáp trả của CSVN những khuyến cáo của HĐNQ LHQ (UPR); Hồ sơ vi phạm nhân quyền mới nhất của CSVN; Hồ sơ bạo hành và tra tấn của công an đối với những người tranh đấu cho nhân quyền (do Hội Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam cung cấp); Kiến nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam; Kiến Nghị của Hội Đồng Liên Tôn về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam; Kiến nghị của các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam về bạo hành và tra tấn của công an; Hồ sơ đàn áp tôn giáo Cao Đài tại Việt Nam (do dại diện Cao Đài trao); Tường trình của Câu Lạc Bộ Báo Chí Tự Do tại Việt Nam (do ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trình bày). Phái đoàn đã trao đổi với vị đại diện nhiều vấn đề quan trong về nhân quyền dưới chế độ CSVN.
Posted on December 18, 2014 by  in FVPoC // 0 Comments

DTD | Cập nhật 17/12/2014nhan-quyen-2Nhân kỷ niệm 66 năm ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã tổ chức ngày Vận Động Nhân Quyền, Tự Do Dân Chủ và Vẹn Toàn Lãnh Thổ Cho Việt Nam trong hai ngày 12 và 13 tháng 12, 2014 tại thành phố New York Hoa Kỳ  kết quả sơ lược  như sau:
Gặp Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Lúc 10 giờ sáng thứ Sáu 12 tháng 12, 2014, một phái đoàn người Việt hải ngoại đã găp ông Stephano Sensi, Human Rights Officer, đại diện Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền tại văn phòng Liên Hiệp Quốc thành phố New York.
Phái đoàn gồm có: đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ (BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội), Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (LS Võ Trí Dũng), Tổ chức Nhân Quyền Cho Việt Nam.PAC (BS Nguyễn Thể Bình), đại diện các tôn giáo: Ông Bùi Văn Y (Cao Đài từ New Orleans, LA), MS Ngô Đức Lủy, MS Nguyễn Thanh Nhàn (Giáo hội Mennonite); Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam (Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải), đài SBTN Boston. Một số vị khác không đến được vào giờ chót do sức khỏe hoặc thời tiết khắc nghiệt như: Hòa Thượng Thích Vân Đàm và Thích Trí Lãng, Ông Huỳnh Văn Hiệp (Hòa Hảo), LM Phạm Văn Chính… (Chúng tôi không được phép phổ biến hình có ông đại diện văn phòng Cao Ủy NQ/LHQ).
Phái đoàn lần lượt trình bày những vi phạm nhân quyền có hệ thống của nhà cầm quyền CSVN trên mọi lãnh vực từ tôn giáo đến tự do ngôn luận, báo chí, tệ nạn bạo hành của công an, các điều luật bất công do đảng cộng sản tự đặt nhằm khống chế và đàn áp người dân Việt Nam, các tù nhân chính trị tại Việt Nam..
Phái đoàn đã trao cho vỉ đại diện Cao Ủy Nhân Quyền tập hồ sơ bao gồm: Hồ sơ về  đáp trả của CSVN những khuyến cáo của HĐNQ LHQ (UPR); Hồ sơ vi phạm nhân quyền mới nhất của CSVN; Hồ sơ bạo hành và tra tấn của công an đối với những người tranh đấu cho nhân quyền (do Hội Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam cung cấp); Kiến nghị của cộng đồng người Việt hải ngoại đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam; Kiến Nghị của Hội Đồng Liên Tôn về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam; Kiến nghị của các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam về bạo hành và tra tấn của công an; Hồ sơ đàn áp tôn giáo Cao Đài tại Việt Nam (do dại diện Cao Đài trao); Tường trình của Câu Lạc Bộ Báo Chí Tự Do tại Việt Nam (do ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trình bày). Phái đoàn đã trao đổi với vị đại diện nhiều vấn đề quan trong về nhân quyền dưới chế độ CSVN.
Buổi gặp gỡ đã kết thúc vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày.
Gặp các Tòa Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc
Một số phái đoàn đã vào gặp một số tòa đại sứ tại Liên Hiệp Quốc để tố cáo nhưng vi phạm nhân quyền của nhà cấm quyền CSVN và trao hồ sơ tương tư như tại văn phòng đại diện Cao Ủy NQ.
Gặp tòa đại sứ Canada lúc 2:00 chiều. Phái đoàn gồm có BS Phạm Hữu Trác, ông Trần Việt Hùng từ Canada hướng dẫn cùng với các vị mục sư Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài.
Gặp tòa đại sứ Hoa Kỳ lúc 3:00 chiều. Phái đoàn gồm có Ông Lưu Văn Tươi, chủ tịch CĐVN Florida hướng dẫn cùng với phái đoàn từ Massachusetts. Ông  Larry M. Dinger Đại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và
Bà Peggy Kerry phụ tá đã tiếp rất niềm nở.nha-quyen-2Gặp tòa đại sứ Úc Châu lúc 4:30.  Phái đoàn gồm có LS Võ Trí Dũng, chủ tịch CĐ Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, LS Võ Minh Cương, cựu chủ tịch hướng dẫn. cùng với phái đoàn Tổng Hội Cưu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam.
Biểu tình ngày Quốc Tế Nhân Quyền trước trụ sở LHQ
Lúc 1 giờ trưa ngày 12/12/2014 dưới thời tiết lạnh giá trên dưới 30 độ F (0 độ C). một cuộc biểu tình đã diễn ra trước tòa nhà Liên Hiệp Quốc tại New York nhằm tố cáo những vi phạm nhân quyền và đàn áp người dân của nhà cầm quyền CSVN cũng như phản đối nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh lấn chiếm đất đai và biển Đông.nhan-quyen-1Tham dự gồm đại diện cộng đồng, tôn giáo, đoàn thể và đồng hương từ Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu cùng với cộng đồng Phi Luât Tân, Trung Hoa Tự Do (Pháp Luân Công), Tây Tạng, truyền thông báo chí như SBTN Boston, DC, Việt TV, Việt Nam Hải Ngoại, đài truyền hình NDTV của Trung Hoa Tự Do vân vân
Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày sau cuộc họp báo ngắn
Hội thảo tình hình Việt Nam, Biển Đông và Vai trò của cộng đồng người Việt hải ngoại t từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều thứ Bày 13/12/2014 tại khách sạn Hampton Inn JFK
Tham dự gồm các đại diện cộng đồng, tôn giáo, đoàn thể Việt Nam từ Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada.
Sau phần khai mạc, Linh mục Phan Văn Lợi đại diện cho Hội Đồng Liên Tôn từ Huế qua skype  gửi lời chào mừng và nói lên hiện tình tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Anh Đặng Chí Hùng, người từng công bố hồ sơ sự thật của đảng CSVN và Hồ Chí Mình, và từng bị công an CSVN truy sát vừa thoát khỏi Việt Nam, lên tiếng chào mừng và hứa hợp tác để giải thể chế độ CSVN. Ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, đại diện cho Câu Lạc Bộ Báo Chí Tự Do tại Việt Nam (một tổ chức không được phép của nhà cầm quyền), trình bày những sự kiện anh đã tường trình trong văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiêp Quốc.nhan-quyenCác diễn giả gồm: nhà Báo Phạm Trần, trình bày tình hình mới nhất của Biển Đông nơi Trung Cộng đang công khai lấn chiếm hầu hết vùng biển này với sự xây dựng các căn cứ, các đảo nối, sân bay nhằm khống chế toàn vùng Đông Nam Á. Ông cũng dẫn chứng cụ thể về sự tiếp tay của đảng CSVN với đảng cộng sản Trung Cộng. BS Đỗ Văn Hội trình bày vai trò quan trọng của cộng đồng Người Việt tại hải ngoại đối với dất nước như các cộng đồng hải ngoại trên thế giới đối với chính quốc như Trung Hoa, Do Thái, các nước Đông Âu và Nga, Tây Tạng.. . Giáo sư BS Nguyễn Quyền Tài đề nghị thành hình cơ chế tiếng nói chung của người Việt Nam tại hải ngoại. BS Võ Đình Hữu trình bày sự thành hình của công đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ trên 20 năm qua. LS Võ Trí Dũng trình bày lịch sử trên 30 năm thành hình Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu. Ông Nguyễn Văn Tánh, cựu chủ tịch CĐNVQGHK nêu lên phương thức phối hợp các hoạt động của người Việt trên khắp thế giới.
Sau thuyết trình là phần thảo luận sôi nồi. Các tham dự viên đều đồng ý nên thành hình một cơ cấu chung cho cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại nhằm tạo tiếng nói chung về các vấn đề liên quan đến Viêt Nam, tạo niềm tin của các đồng hương tại hải ngoại và sự hỗ trợ của họ, vận động quốc tế cho các vấn đề Việt Nam và Biển Đông..
Hội nghị cũng công bố bản Tuyên Cáo lên án nhà cầm quyền CSVN không tôn trọng quyền lảm người của nhân dân Việt Nam, đồng thời tố cáo tham vọng bành trướng tại Biển Đông và Đông Nam á.
Buổi hội thảo kết thúc vào lúc 4 giờ sau phần xổ số gây quỹ sinh hoạt cho Cộng Đồng Liên Bang Hoa Kỳ.
New York ngày 14 tháng 12, 2014
Ban Báo Chí
Ghi chú: Đây chỉ là bản tường trình tổng quát, bản tường trình chi tiết sẽ được phổ biến sau.
———————————————-
Ban Tổ Chức ngày Vận Động Nhân Quyền, Tự Do Dân Chủ và Toàn Vẹn Lãnh Thổ cho Việt Nam gồm có:
Trưởng ban tổ chức: LS Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch CĐNVQG New York,Trưởng ban điều hợp: ông Nguyễn Văn Tánh. Các đồng trưởng ban tổ chức là quý Ông: Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CĐVN Washington DC, MD & VA; Ông Nguyễn Thanh Bình, CT CĐNVQG Massachusetts; Ông Cao Xuân Khải, CT CĐNVQG New Hampshire;  Ông Trần Văn Giỏi, CT CĐNVQG Connecticut; Ông Trần Quán Niệm, CT CĐNVQG Nam New Jersey; Ông Lưu Văn Tươi, CT CĐVN Florida; DS Nguyễn Đức Nhiệm, CT CĐNVQG Pennsylvania; Ông Vũ Trực, CT CĐNVQG Philadelphia; Bà Lê Ánh Nguyệt, CT CĐVN New Jersey.
Cố vấn và hỗ trợ: Tập Thể Chiến Sĩ VNCH tại Hải Ngoại: Cựu Đại Tá GS Nguyễn Xuân Vinh; Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tại Hải Ngoại: Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Quý. Cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam: TS Nguyễn Bá Tùng.Tập Hợp vì Dân Chủ: BS Nguyễn Quốc Quân. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ: BS Võ Đình Hữu; BS Đỗ Văn Hội. Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu; Đại diện các tôn giáo; Với sự hợp tác của đài SBTN cũng như các cơ quan truyền thông khác.

Saturday, December 13, 2014

BIỂN ĐÔNG NỔI SÓNG

Bộ Ngoại giao Mỹ : Đường chín đoạn ở Biển Đông phi lý và phi pháp

mediaBiển Đông vẫn căng thẳng do mưu đồ độc chiến Biển Đông của Trung Quốc.Reuters
    Vào lúc tranh cãi Manila-Bắc Kinh về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông bùng lên gay gắt trở lại, Washington lần đầu tiên chính thức nhập cuộc. Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi.

    Trong bản nghiên cứu số 143 về các Ranh giới trên biển (Limits in the Seas) mang tựa đề : Trung Quốc Yêu sách trên biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) - China Maritime Claims in the South China Sea, Vụ Đại dương và các vấn đề Khoa học và Môi trường Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tập trung phân tích « các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là yêu sách của "đường gián đoạn" bao quanh các hòn đảo và vùng nước tại Biển Đông ».
    Ngay trong phần mở đầu, tài liệu dài 24 trang, kèm theo rất nhiều bản đồ dẫn chứng, đã nhắc lại sự kiện Bắc Kinh gởi công hàm cùng tấm bản đồ 9 đường gián đoạn đến Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009 để khẳng định chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông, một sự khẳng định đã bị các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines phản đối, cho rằng tấm bản đồ đó không có cơ sở pháp lý dựa theo luật biển Liên Hiệp Quốc.
    Bản đồ rất mơ hồ
    Điểm đáng chú ý được bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận là vào năm 2011, Trung Quốc đã gởi thêm một công hàm khác đến Liên Hiệp Quốc, nhắc lại các yêu sách của họ đã được ghi trong công hàm năm 2009, và bổ sung thêm hàng chữ : « Chủ quyền của Trung Quốc, cùng với các quyền liên quan và quyền tài phán tại Biển Đông được chứng tỏ bằng vô số bằng chứng lịch sử và pháp lý ».
    Vấn đề được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật là : « Trung Quốc đã không làm rõ bằng luật lệ, tuyên cáo, hoặc văn kiện chính thức nào khác các cơ sở hay bản chất pháp lý của các yêu sách liên quan đến tấm bản đồ với đường gián đoạn ». Trong tình hình đó, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều diễn giải khác nhau về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, để xemdiễn giải nào phù hợp với luật pháp quốc tế về biển.
    Bản báo cáo của Mỹ đã xem xét ba cách giải thích khác nhau về đường gián đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông : (1) Ranh giới xác định chủ quyền trên các hòn đảo, (2) Biên giới trên biển của một quốc gia - mà ở đây là Trung Quốc ; (3) Ranh giới xác định chủ quyền lịch sử.
    Các đường gián đoạn lung tung và không nhất quán
    Nhận định đầu tiên của bản báo cáo này là các đường gián đoạn đã được vẽ rất lung tung, không nhất quán. Trang 5 bản báo cáo ghi nhận : « Công việc mô tả các đường đứt đoạn của Trung Quốc về mặt địa lý rất phức tạp do mâu thuẫn giữa bản đồ năm 2009 và những tấm bản đồ khác cũng của Trung Quốc, chẳng hạn như bản đồ năm 1947, thậm chí cả các bản đồ đương đại (xuất bản năm 2013-2014) vì các bản đồ này cho thấy những đường gián đoạn có kích cỡ khác nhau và ở những vị trí khác nhau ».
    Nhận xét khác là các đường gián đoạn – phân thành 9 vạch - lại gần bờ biển các nước bao quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia hay Malaysia, hơn là gần các hòn đảo, chưa nói đến việc rất xa bờ biển Trung Quốc. Một ví dụ : Vạch số 1 chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 36 hải lý ! Kỷ lục là vạch số 4, chỉ cách đảo Borneo của Malaysia 24 hải lý mà thôi.
    Trong phần phân tích, các tác giả bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thử tim hiểu xem phải chăng các đường gián đoạn của Trung Quốc được dùng để xác định ranh giới các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, hay là biên giới quốc gia của Trung Quốc. Trong hai giả thuyết này, các đường ranh đó hoàn toàn không phù hợp với luật lệ quốc tế hiện hành.
    Không có cơ sở pháp lý nào cho việc đòi chủ quyền lịch sử
    Riêng trong trường hợp thứ ba là dùng đường đứt đoạn để xác định chủ quyền lịch sử, thì bản báo cáo xác định là yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế.
    Theo bản báo cáo, khi đòi hỏi chủ quyền lịch sử, một quốc gia phải công bố rộng rãi yêu sách đó để quốc tế biết đến. Điều này thường được thực hiện qua các thông báo chính thức. Thế nhưng các tấm bản đồ 9 đường gián đoạn khác nhau của Trung Quốc lại không chính xác hoặc không nhất quán, do đó không đáp ứng được điều kiện này.
    Ngoài ra, theo báo cáo, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông cũng không đáp ứng ba yêu cầu căn bản : (1) Thẩm quyền không được hành xử một cách công khai, thực thụ và được mọi người biết đến ; (2) Thẩm quyền không được hành xử một cách liên tục ; (3) Thẩm quyền không có sự chấp thuận của các nước ngoài.
    Lúc nào Trung Quốc cũng nói đến chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của họ ở Biển Đông. Ngày 07/12/2014 chẳng hạn, theo tin Tân Hoa Xã, trong bản Tuyên bố lập trường về việc bác bỏ vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã tái khẳng định rằng :
    « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông (quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận. Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có từ hơn 2.000 năm trước đây. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, và là bước đầu tiên thực hiện quyền chủ quyền trên các đảo này.
    Từ năm 1930 đến năm 1940, Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp pháp một số quần đảo trên Biển Đông trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Vào cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đã lại tiếp tục hành xử chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông... »
    Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, lý luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông không đứng vững. Bản báo cáo kết luận : « Trừ phi Trung Quốc làm rõ rằng yêu sách chủ quyền gói trong các đường gián đoạn chỉ nhắm vào các đảo nằm bên trong và các vùng hải phận được tạo ra từ những thực thể địa dư theo quy định của luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu không thì yêu sách chủ quyền thể hiện qua các đường gián đoạn không phù hợp với pháp luật quốc tế về biển ».
    Cùng chủ đề