CHÚ
THÍCH
1. Nguyễn Anh Thái: Lịch sử lớp 12 tập I, NXB
Giáo Dục, Hà Nội 1987.
2. Ngày 1-9-1976, Tân Hoa Xã đưa tin về cái chết của Mao Trạch Đông như sau: “Sự lặn tắt của Mặt trời cách mạng phương
Đông, Sự ra đi của một lãnh tụ thiên tài của cách mạng Trung quốc và cách mạng
vô sản trên toàn thế giới”. Khi Trung Quốc đem quân tràn qua biên giới 17
tháng 2 năm 1979 thì Cộng Sản Việt Nam lên tiếng đả kích Mao Trạch Đông thậm tệ“Những nhà nghiên cứu về TQ đều thống nhất ở
một điểm: Mao là kẻ đầy tham vọng, tráo trở, xảo trá với những mưu ma chước quỉ,
những thủ đoạn xảo quyệt và tàn bạo ít có trong lịch sử. Chính Mao đã tàn phá
xã hội Trung quốc, đã đầu độc tư tưởng của đông đảo đảng viên Cộng sản và quần
chúng cách mạng Trung quốc. Mao là một tấn thảm kịch đối với nhân dân Trung
quốc. Tội ác do Mao đã gây ra những thiệt hại khổng lồ về tinh thần lẫn vật
chất cho nhân dân Trung quốc”. (Mao, tấn thảm kịch của đảng CS Trung quốc.
Nhà Xuất bản Thông tin lý luận. Hà Nội tr 5 )
3. Sử gia chi tuyệt xướng, vô tận chi Ly Tao.
4. Đại cương Lịch sử Văn Hóa Trung Quốc của
Giáo sư Ngô Vinh Chính, Vương Miện Quí, Thành Hiểu Quân và Lâm Quốc Bình.
5. Nội chư Hạ, ngoại Di địch.
6. Chữ Hán nguyên thủy tượng hình vách đá,
sườn núi hàm ý chỉ tộc người du mục sống ở hang động ở vùng rừng núi cao miền
Tây Bắc sau thiên di xuống Trung nguyên.
7. Thương là tộc người sống đời du mục ở Tây
Bắc chịu ảnh hưởng của nền văn minh du mục Mông Cổ và Thổ (Turc). Tộc Thương
nuôi và cưỡi ngựa thành thạo, có chiến xa giống chiến xa của các nước Tây Á,
đặc biệt là của Thổ Nhĩ Kỳ nên đánh thắng các chi tộc Bách Việt sống bằng nghề
Nông một cách dễ dàng. Thành Thanh là vua đầu tiên của triều Thương được nhà Hạ
phong cho đất Thương, đến đời Kiệt, đem quân về diệt Hạ, lên ngôi đóng đô ở Hà
Nam, đặt tên nước là Thương. Ngày nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa
Thương xuất phát từ Hoài Di tức văn hóa Di - Việt của người Việt cổ. Lãnh thổ
Thương thời đó chỉ gồm có mấy tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc và một phần tỉnh Hà Nam.
Trong khi đất của người Việt cổ mà cổ sử TQ gọi là Di Việt trải rộng khắp Trung
nguyên gồm Sơn Đông, Đông Hà Nam, Bắc Giang Tô, Đông Bắc An Huy và cả miền
duyên hải Hà Bắc, Trực Lệ, Liêu Đông và
bán đảo Triều Tiên trong đó có những tên họ như họ Thái Hạo (Phục Hi), Thiếu
Hạo (Thần Nông), họ Phong, họ Doanh, họ Yểm ..
8. Tần Thủy Hoàng sai thừa tướng Lý Tư thống
nhất ngôn ngữ và văn tự. Đế chế Tần qui định một lối chữ khác gọi là Tiểu Triện.
Tất cả các nước cùng phải nói một thứ tiếng đó là phát âm Quan thoại, viết chữ
tiểu triện. Tất cả sách vở nhất là sách sử các nước phải giao nộp triều đình và
đốt hết, ai còn lưu giữ bị coi là phản quốc và bị xử tội chết. ngay cả xe cộ
phải cùng một trục có cùng một kích cỡ, sách vở phải viết cùng một lối chữ nên
sách sử xưa gọi là thời kỳ “Xa đồng quĩ, thư đồng văn” nghĩa là xe cộ cùng một cỡ, sách vở cùng một
lối chữ.
9.
Nguồn gốc của chữ CINA có nhiều cách giải thích khác nhau. Cina là tên
gọi xưa nhất mà ngày nay người ta có thể biết đến là cách gọi của người Ấn Độ
được ghi chép trong các sách bằng tiếng Phạn và đã được phiên âm ra tiếng Hán là
china. Để biểu lộ sự tôn trọng với quốc gia rộng lớn này, người Ấn Độ còn thêm
vào trước hoặc sau chữ cina tiếp đầu ngữ Maha hoặc tiếp vĩ ngữ Sthana nên viết
là Mahacina hoặc Cinasthana, từ đó biến thành Mahacinasthana là nước Trung hoa
vĩ đại. Trước đây người ta cho rằng tên gọi này là phiên âm của chữ Tần thời
Xuân thu chiến quốc cũng chính là đế chế Tần sau khi làm chủ Trung nguyên năm
221 TDL. CINA trong tiếng Phạn đã trở thành tên riêng của Trung quốc và ngày
nay được nhiều nước sử dụng. Tuy cách viết có khác nhau chút ít tùy ngôn
ngữ từng nơi như ở Anh, Đức là China,
Pháp là Chine, Ba Tư : chin, La Tinh: Sinae, Italy: Cina.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng chữ CINA đã xuất hiện trong 2 bộ
sử thi Mahabbarata và Ramayana của Ấn Độ ra đời từ thế kỷ thứ V TDL. Hai tác
phẩm này dịch ra tiếng Tạng bằng thơ trong đó Cina được âm là China. Như vậy,
tên Cina xuất hiện rất sớm trước thời của đế chế Tần một thời gian khá lâu. Hơn
nữa theo sử ký của Tư Mã Thiên trong thiên Tây Nam di liệt truyện thì hàng hóa
của nước Kinh Sở (Trung quốc) đã có mặt ở Ấn Độ trước khi Tần ra đời. Do đó
CINA có thể là tên gọi của nước KINH, một tên khác gọi nước Sở. Nước Sở ra đời
tại ấp Kinh, đất Kinh Việt, vùng Kinh Châu nên còn được gọi là KINH SỞ. Về mặt
phát âm thì Kinh (Jing) gần với cina hơn Tần (Qin). Điều này phù hợp với thực
tế lịch sử vì trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc, Sở là một nước
lớn từng bang giao và buôn bán với nhiều nước láng giềng ở phía Tây TQ. Việc đi
lại giữa nước Sở và các nước ở Tây Vực thời đó đã thuận lợi hơn trước
nhiều.(Theo Trung Hoa Lữ du trí thức tinh hoa, NXB Bắc Kinh ).
10. Ngay từ lời nói đầu của Tiền Hy Tộ, sử
quan triều Thanh khi đưa sách Đại Việt sử lược vào Thủ sơn các tùng thư và Khâm
Định Tứ khố toàn thư đã bộc lộ cái gọi là sử quan “thiên triều đại Hán” của y.
Tiền hy Tộ viết “Nước An Nam từ đời nhà
Tống trở về sau vẫn giữ lệ cống. Vậy mà nhân lúc triều trước loạn lạc, không ai
chế ngự mới bèn trộm đế hiệu, lại còn ghi rõ trong sử sách để tự khoe khoang,
càn quấy, thật là điều trái lẽ không đáng nói làm gì. Tuy vậy, các vua Ngô, Sở
tiếm hiệu thì kinh Xuân Thu đã chê mà nhà viết truyện cũng không bỏ mất sự thật
của nó.. Cho nên dựa vào ngụy sử, theo lệ mà chép là để cho rõ cái tội của nó
và cũng là để bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử hiện chưa
đầy đủ”. Xuân Thu là tên bộ sử ký nước Lỗ do Khổng Tử (551- 479 TDL) san
định lại. Bộ sử biên niên này chép lại công việc theo thể biên niên từ năm đầu
Lỗ Ẩn Công đến năm thứ 15 Lỗ Ai Công (722 - 479 TDL) tất cả là 243 năm. Đó là
thời kỳ các nước chiến tranh giành quyền lãnh đạo Trung nguyên. Người đời sau
lấy tên bộ sử này để gọi thời kỳ này là thời Xuân Thu.
11. Giao Châu ngoại vực ký chỉ được biết đến
khi Lệ Đạo Nguyên dẫn ra trong tác phẩm Thủy Kinh chú của ông. Như vậy, sách
này được viết ra trước thế kỷ thứ VI.
12. Quảng Châu ký không rõ ai là tác giả
nhưng Tư Mã Trinh đã dẫn ra họ Diêu có thể là Diêu văn Hàm hoặc Diêu Sát. Theo
Tư Mã Trinh thì Quảng Châu ký ra đời trước thế kỷ thứ VII nếu không là thế kỷ
thứ V và thứ VI.
13. Nam Việt chí của Thẩm Hoàng Viễn viết
khoảng sau năm 454.
14.Thủy Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên. Tác giả
từng là Thứ sử Giao Chỉ. trong quyển Thời đại Hùng Vương, nhà xuất bản Khoa hoc
xã hội tr 33 ghi là Lịch Đạo Nguyên, tác giả Thủy Kinh chú.
15. Hữu Sào: Tương truyền Toại Nhân họ Hữu
sào thuở ban sơ, dạy dân cách làm nhà trên cây để tránh thú dữ làm hại. Điểu
tục hữu sào là tục của chim làm tổ trên cây, thuở xa xưa chi Âu Việt thờ vật tổ
là chim nên làm nhà sàn cách mặt đất để tránh thú dữ. Hán tộc thuở xưa còn ở
trong hang nhưng vẫn chê tục làm nhà sàn của người Việt cổ là làm tổ trên cây
bên sườn núi!
16. Li Vưu: các sách cổ TQ chép là Xi Vưu để
miệt thị người Việt cổ. Theo Kim Định thì nguyên là Li Vưu nghĩa là Rồng cao cả
phi thường. Theo Ngũ Đế kỷ thì Li Vưu là hậu duệ của dòng Thần Nông phương Nam.
Nguồn thư tịch khác cũng cho biết thêm Li Vưu là chúa tể của tộc Miêu, một chi
tộc trong Bách Việt ở phương Nam.
17. Hoàng Đế: Cổ thư chép Hoàng đế sinh ở gò
Hiên Viên nên còn gọi là Hiên Viên Hoàng đế Cổ sử TQ nhận Hoàng đế là thủ lĩnh
liên minh các bộ lạc, sau khi đánh bại Li Vưu lên ngôi cộng chủ là Tổ của Hán
tộc. Thế nhưng các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đó chỉ là sự mạo
nhận mà thôi. Thực ra Hoàng đế, vua nước Hữu Hùng là người Việt cổ, lấy đức thổ
làm vua nên gọi là Hoàng đế.
18. Cổ thư TQ lại chép ngũ đế là Hoàng Đế,
Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn.
19. Đế Chí yếu đuối kém cỏi nên chư hầu tôn
ông Nghiêu ỏ đất Ký lên ngôi vua Đế Nghiêu là con thứ của Đế Cốc, em của Đế
Chí. Đế Cốc là cháu Đế Thiếu Hạo (2597TDL). Thiếu Hạo họ Kim Thiên dòng Thần
Nông có tục thờ vật tổ Chim (Thái Hạo thờ Rồng, Thiếu Hạo thờ chim). Tương
truyền, Thiếu Hạo được Tả chí lập nên nhờ có một đội quân đội lốt chim muông từ
phương Tây qua đánh thắng thú rừng nên sử gia Tư Mã Thiên không công nhận Đế
Thiếu Hạo vì cho rằng Thiếu Hạo cướp ngôi vua của con Hoàng Đế. Thiếu Hạo cai
trị thay Đế Hoàng từ 2597- 2514 TDL. (Theo nhà nghiên cứu Tiên Tích Việt, gs
Nguyễn Đoàn Tuân).
20. Truyền hiền bất truyền tử: Ngày nay
thường ca tụng Thuở Nghiêu Thuấn là thời đại “Truyền hiền bất truyền tử”, thời
thái bình thịnh trị nên chọn người hiền để truyền ngôi chứ không truyền ngôi
cho con. Đến đời nhà Hạ mới truyền ngôi cho con mở đầu cho thời quân chủ thế
tập. Theo Tiên Tích Việt thì truyền thống người Việt cổ xưa xem ngôi vua là
Nhân quân nên khi dòng sinh vượng khí của dòng họ đã hết thì tìm người xứng
đáng để nhường ngôi để tránh chuyện tranh giành soán đoạt ngôi vua gây bao nỗi
đoạn trường cho trăm họ. Đây chính là chế độ suy cử Thủ lĩnh Quân trưởng của
người Việt cổ.
21. Đế
Thuấn ( 2255 - 2205 TDL ) truyền ngôi cho Vũ còn gọi là Đại Vũ hoặc Hạ Vũ vì là
thủy tổ nhà Hạ, có công trị thủy. Chính
Khổng Tử cũng phải ca ngợi: “Không
chê vào đâu được vì vua Vũ sống đạm bạc
mà cúng tế quỷ thần thì trọng hậu”.
22. Theo Nguyễn Hiến Lê trong Sử Trung Quốc
thì sự thật lúc đó, chế độ thị tộc đã không còn bầu thủ lĩnh nữa mà truyền ngôi
thủ lĩnh cho con hoặc em.
23. Thời kỳ này, sử TQ ghi là nhà Ân đánh
nước Quỷ Phương, đóng quân ở đất Kinh. Huyền tích Việt kể rằng giặc Ân xâm lược
nước ta vào đời vua Hùng thứ sáu bị cậu bé nhà Trời làng Gióng dùng roi sắt
đánh cho tan tác. Sau khi thắng giặc Ân, cậu bé bay lên trời. Nhân dân suy tôn
là Phù Đổng Thiên Vương.
24. Tuy cổ sử gọi là chư hầu nhưng trên thực
tế chỉ là những bộ lạc. Con số 3 ngàn là con số phóng đại mà thôi.
25. Lê Huy Tiêu: Nguồn gốc các từ Trung Quốc.
26. Tuy cổ sử gọi là chư hầu nhưng trên đất
Sở thuộc vùng núi Kinh đất Kinh Việt. Hùng Dịch lên ngôi lấy hiệu là Kinh Tuyên
Vương chứng tỏ là hậu duệ của Kinh Dương Vương. Hùng Dịch lấy tên Sở là vùng
đất trồng cây gai đực không có hoa gọi là cây Sở.
27. Nguyễn Hiến Lê: Sử TQ tập I tr 146.
28. Sách vở cùng một loại chữ viết Quan Thoại
cua Tần gọi là Tiểu Triện. Trục xe của tất cả xe cộ đều cùng một kích cỡ nên
sách xưa gọi là “Xa đồng quĩ, thư đồng văn”.
29-30. Sừ Trung Quốc tập I tr 117,127.
31. Thanh Lãng: Văn Học Việt Nam Đối Kháng
Trung Hoa. NXB Phong Trào Văn Hóa Sài Gòn 1969.
32. Tên bài hát Việt Nam Việt Nam của Phạm
Duy.
33. Núi Thái Sơn là tên ngọn núi mà người iệt
cổ đặt tên cho ngọn núi cao nhất vùng Hoa Dương chân cao nguyên Tây Tạng. Chi
Lạc bộ Trãi của Việt tộc thiên cư xuống vùng bán đảo Sơn Đông cũng lấy tên Thái
Sơn đặt tên cho ngọn núi cao nhất vùng này nên đi vào ca dao Việt Nam. Khi Hán
tộc xâm chiếm vùng quê cha đất Tổ, tiền nhân chúng ta đã mang trong tâm thức
Việt tên ngọn núi Thái Sơn vào câu ca dao Việt để so sánh công ơn của người cha
như ngọn núi Thái Sơn cao ngất trời xanh này.
No comments:
Post a Comment