Monday, November 14, 2016



LỜI GIỚI THIỆU

     Như một nhân duyên tôi được đọc những tác phẩm cổ sử của sử gia Phạm Trần Anh, tôi đã tìm lại “Cội nguồn của dân tộc cũng như của nền Văn minh Việt cổ”, nền móng căn bản dựng nước của Tổ Tiên. Cội nguồn này đã bị khống chế và đè bẹp bởi “Văn minh Bái vật của Đại Hán”. Dòng đạo lý nguyên thủy của Việt tộc là thờ trời thay vì thờ người như văn minh của du mục phương Bắc. Trật tự của xã hội Việt Nam là trật tự của thiên nhiên. 

     Sau gần một ngàn năm bị Hán tộc thống trị, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đã đem cái trật tự “Quân thần” để Hán hóa dân tộc ta bằng hình thức nô dịch văn hóa. Sự xích hoá và nô dịch văn hóa của Hán tộc đã làm cho sinh mệnh bản thể của văn minh, văn hóa Việt bị vùi dập, lu mờ hàng ngàn năm qua. Đây là sự mất mát khủng khiếp đã làm cho hồn dân tộc Việt lao đao lận đận mãi cho tới bây giờ. Lẽ trời đất thịnh suy, suy thịnh cùng với những thăng trầm hưng phế của lịch sử. Tôi đã đọc “Nguồn Gốc Dân Tộc” “Quốc Tổ Hùng Vương” và “Việt Nam Nước Tôi” mà lòng mình cảm thấy chứa chan hạnh phúc. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà tôi ấm ức mãi vì không tìm được lý giải khiến tôi canh cánh mãi bên lòng đã được trình bày cặn kẽ sáng tỏ. Lần đầu tiên tôi được đọc một quyển sách về lịch sử Việt Nam với những lý lẽ thuyết phục nhất về nguồn cội dân tộc Việt Nam nên hôm nay, tôi muốn chia xẻ với tất cả những người Việt nam yêu nước thương nòi về nguồn cội dân tộc. 

     Bước sang thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại, cơ duyên vận nước sắp đổi thay nên sử gia Phạm Trần Anh đã được điểm hóa để viết những tác phẩm để phục hồi sự thật khách quan của lịch sử, giúp cho chúng ta nhìn lại “Khuôn mặt Ngàn đời của Nòi giống Việt” nổi trôi theo vận nước. Chính vì vậy, tác phẩm của sử gia Phạm Trần Anh được xem như một “Quyển sách Gối đầu giường” không thể thiếu được của một người Việt Nam yêu nước thương nòi, nhất là các bạn trẻ thanh niên sinh viên phải tìm hiểu, nghiền ngẫm để làm hành trang trên con đường cứu quốc và kiến quốc để “Hưng quốc”.  

     Điều tôi tâm đắc nhất là ông Phạm Trần Anh là một người yêu nước nồng nàn, một chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do dám hy sinh cả tính mạng mình cho dân tộc. Tấm lòng yêu nước đến cùng cực của ông còn thể hiện trong những tác phẩm lịch sử của ông. Thật vậy, sử gia Phạm Trần Anh đã khẳng định lập trường rõ rệt là “chỉ dùng chữ nhà cho những triều đại của Việt Nam vì nhà là cái gì thân thiết nhất, gần gũi nhất, cái gì của mình nên không thể dùng chữ nhà cho các triều đại Tầu Hán như nhà Hán, nhà Minh, nhà Thanh mà các sử gia trước đây thường dùng bừa bãi lẫn lộn”. Điều này chứng tỏ rằng người tù bất khuất Phạm Trần Anh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng đã đứng lên đấu tranh lật đổ bạo quyền Cộng sản mà ông quả thực là một nhà cách mạng ngay trong lĩnh vực lịch sử. Thật vậy, do ảnh hưởng vào sách sử cũng như học vị nên từ trước tới nay, chưa một sử gia nào dám đặt lại vấn đề, chưa dám xét lại những gì ghi chép trong sách sử dù có thấy một vài điểm vô lý. Đối với lĩnh vực sử học, việc làm này xem như “Phạm húy”, liều lĩnh dại dột dám phản bác chống lại những “Khuôn vàng thước ngọc” của tiền nhân từ hàng nghìn năm nay. Thế nhưng, sử gia Phạm Trần Anh đã dám làm điều đó để “phục hồi sự thật lịch sử, Trả lại những gì của lịch sử cho lịch sử”  làm cho mọi người phải đặt lại vấn đề, gạt bỏ nhận định sai lầm từ trước đến nay về lịch sử của dân tộc Việt. 

1. Thứ nhất là sử gia Phạm Trần Anh đã phục hồi sự thật lịch sử về “Cái gọi là văn minh Trung Quốc” chính là nền văn minh của Việt tộc. Học giả  thời danh J Needham, một nhà Trung Hoa Học người đã nói: “Sự thật bị che phủ hàng ngàn năm cùng với ảnh hưởng của ngàn năm thống trị nô dịch văn hóa khiến ngay cả người Việt cũng ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật!”. Sử gia Phạm Trần Anh viết: “Tứ Thư Ngũ Kinh không phải của Hán tộc mà chính là của Việt tộc. Sách Trang Tử kể chuyện Khổng Tử gặp Lão Tử. Khổng Tử nói: “ Khâu này chỉ khảo cứu sâu 6 kinh là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu”. Như vậy thời Khổng Tử bộ Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu đã có từ lâu và được gọi là “Kinh”. Chính bộ “Trung Quốc Văn học Sử” do “Bắc Kinh đại học, Trung văn hệ” biên soạn viết rõ ràng là “Tên gọi Thi Kinh là do Hán Nho thêm vào”. Sử gia chính thống Hán tộc Tư Mã Thiên viết “Xưa kia, Thi vốn có hơn 3 ngàn bài, đến Khổng Tử chỉ lấy 305 bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đem phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng”.  

     Cổ văn Thượng Thư do Lỗ Cung Công con của Lỗ Cảnh Đế tìm thấy khi phá ngôi nhà cũ của Khổng Tử để xây cất lại lớn hơn. Trong bức vách nhà có những sách cổ thời Ngu-Hạ-Thương-ChuLuận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ cổ gọi là Khoa Đẩu tự hình con nòng nọc. Sách Hán Thư, Thiên văn Nghệ chí chép “Cổ văn Thượng Thư được tìm thấy trong vách tường nhà Khổng Tử. Khổng An Quốc, hậu duệ của Khổng Tử trước đây đã biết bộ sách này có 29 thiên do Phục Sinh truyền, chưa kể Thái Thệ còn thừa ra 16 thiên, tính ra 45 quyển, 58 thiên không kể bài tựa … nay lại được thêm 16 quyển”. Như vậy, rõ ràng là Ngũ Kinh có trước thời Khổng Tử và được viết bằng lối chữ “Khoa Đẩu” là lối chữ viết theo hình dáng của con nòng nọc của Việt tộc thời xa xưa. Lối chữ “Nòng Nọc” của người Việt cổ cùng với nền văn hóa Hòa Bình đã lan truyền khắp Trung Đông, góp phần tạo nên những nền văn minh cổ đại khác của nhân loại”. 

     Thực tế lịch sử này được Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc và Đài Loan hội thảo về “Nguồn gốc nền văn minh Trung Quốc” tại đại học Berkerley Hoa Kỳ năm 1978. Hội nghị đã thừa nhận là “Không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tàu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt”. Như vậy, Di Việt làm chủ Trung nguyên trước Hán tộc và các triều đại Thương, Chu tiếp thu văn hóa của Di Việt ở phương Nam. Thực tế này đã được chính “Người thầy Muôn đời” của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng tính ưu việt của nền văn minh rực rỡ của Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ lượng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử cư xử như vậy ..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo hành xử như thế.... Chính Hán Hiến Đế, vị vua cuối cùng của triều Hán cũng phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”. Chính vì vậy, sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên cũng phải thừa nhận một sự thực là “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy ..!”.

     Ngày nay, sử gia hàng đầu của Trung Quốc là Trương Quang Trực (Chang Kwang Chih), đã phải thừa nhận là tuy Trung Quốc là một quốc gia lớn với một nền văn hoá lớn nhưng nó đã phải thâu nhập tinh hoa của nhiều nền văn hoá hoá hợp lại: “Những nền văn hoá địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Quốc. Nguồn gốc thực sự của Hoa Hán chỉ là phần nhỏ nhưng sau khi triều Tần thống nhất thì dân tộc cả nước thống nhất ấy là dân tộc Trung Hoa”.     

2. Thứ hai là trong lịch sử chưa một ai dám phê bình Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của Hán tộc, một ngôi sao Bắc Đẩu trong lịch sử phương Đông nói riêng và cả nhân loại nói chung. Sử gia Phạm Trần Anh là người đầu tiên đã chứng minh một cách khoa học nhất, thuyết phục nhất rằng nhân vật Hoàng Đế mà sử gia Tư Mã Thiên viết là Tổ Tiên của nhân dân Trung Quốc, người khai mở lịch sử Trung Quốc là không đúng sự thật. Ông viết:Theo Từ Hải thì Hoàng Đế, Li Vưu (Xuy Vưu) đều là những thị tộc trưởng nên sở dĩ có chiến tranh là để giành ngôi vị thủ lĩnh mà thôi. Gần đây, học giả Eberhard một nhà Trung Hoa học nổi tiếng đã công bố một sự thật là vào khoảng năm 450 TDL, một người viết sử đã đưa Hoàng Đế nguyên là một vị thần nhỏ trong địa phận Sơn Đông lên làm vị vua đầu tiên của Hán tộc. Nếu Hoàng Đế là một nhân vật có thật thì Đế Hoàng ở Sơn Đông phải là người Việt cổ, hậu duệ của Thần Nông. Sơn Đông là địa bàn cư trú của Lạc bộ Trãi của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là rợ Đông Di nên vị thần Đế Hoàng chính là người Việt cổ nhưng sử gia Tư Mã Thiên nhận là thủy tổ của người Trung Quốc  nên viết Đế Hoàng theo cú pháp Hán tự là Hoàng Đế. Mạnh Tử xác nhận vua Thuấn là người Đông Di và từ điển Từ Hải cũng xác định là tổ tiên và con cháu Thuấn đều được phong ở đất Đông Di. Thế mà Tư Mã Thiên, sử quan chính thống Đại Hán lại bao biện cho rằng Thuấn bị xem là người Đông Di vì thói quen hồi đó gọi là như thế. Luận điệu này không có tính cách thuyết phục. Tại sao lại có thói quen gọi một người đồng chủng nhất là một vị vua là rợ Đông Di? Chính bản thân Tư Mã Thiên chỉ can gián vua mà đã bị tội “Cung Hình” phải cắt bỏ bộ phận sinh dục huống chi gọi vua là man di mọi rợ, chắc chắn phải bị tru di tam tộc!”.

3. Thứ ba, sử sách Trung Quốc ghi “Tam Hoàng Ngũ Đế” là không đúng mà thực ra chỉ có nhị hoàng là Phục Hy, Thần Nông. Sách sử Trung Quốc viết rằng Hoàng Đế là người khai mở lịch sử Trung Quốc và các triều đại kế tiếp Nghiêu, Thuấn, Hạ là của lịch sử Trung Quốc. Sử gia Phạm Trần Anh đã trưng dẫn những chứng cứ lịch sử cùng với những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học hết sức thuyết phục đã phục hồi sự thật lịch sử như sau: “Theo các nhà Tiền Sử học thì Malayo-Viet tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm hoàn toàn phù hợp với niên đại trong huyền sử ghi rằng họ Phục Hy làm vua từ năm 4.480 đến 3.220 TDL và họ Thần Nông làm vua từ năm 3.220 TDL đến năm 3.080 TDL. Thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của Việt tộc với sự trổi dậy của các quốc gia Bách Việt, hết Ngô đến Việt xưng “Bá” rồi tới Sở lãnh đạo liên minh 6 nước trung nguyên chống Tần giành quyền thống lĩnh trung nguyên. Chính vì vậy, thời kỳ này mới xuất hiện các nhân vật huyền sử Việt từ Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, Đế Hoàng (Hoàng Đế) tới Đế Xuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn và Đế Đại Vũ nhà Hạ của Việt tộc. Chính Khổng Tử, người được xem là bậc thầy muôn đời của Trung quốc cũng biết rõ điều này nên chưa hề nhắc tới nhân vật Hoàng Đế của Trung Quốc mặc dù Khổng Tử đã xác nhận rõ là theo phò triều Chu.

     Trong các tác phẩm Cổ sử Khảo, Tam ngũ Lịch, Đông Kỷ, Đế vương Thế kỷ thì tất cả đều khẳng định rằng Thần Nông có liên quan huyết thống với Việt tộc. Nói cách khác, Việt tộc chính là hậu duệ của Thần Nông. Cổ thư Trung Quốc chép đời Nghiêu Thuấn đánh dẹp họ Cộng Công của Hán tộc vì đã tranh ngôi với Chúc Dung là hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông. Vua các nước Trịnh và hoàng tộc một số nước ở bán đảo Sơn Đông như Tề, Lỗ, Trần đều nhận họ là con cháu Thần Thái Sơn và lấy họ Khương của Thần Nông. Thần Nông họ Khương định cư ở đất Khương phía Tây nên sử TQ viết là Tây Khương đúng như truyền thuyết kể lại là cháu ba đời của Thần Nông là Đế Minh đi tuần du phương Nam …     

4. Thứ tư, sử gia Phạm Trần Anh đã dẫn chứng công trình khảo cổ học để chứng minh dòng Thần Nông phương Bắc gồm Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng, Đế Hoàng, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Hạ Vũ nhà Hạ là của Việt tộc. Thật vậy, Lịch sử vẫn là lịch sử trên nguồn thư tịch, thế nhưng một khi những sự kiện lịch sử này được các công trình khảo cổ chứng minh qua những di chỉ, hiện vật tại nơi đã xảy ra sự kiện này cũng như thời điểm niên đại khảo cổ được xác định bằng phương pháp đồng vị C 14 thì sự kiện này trở nên hiện thực lịch sử sống động, có giá trị thuyết phục mà không một luận cứ nào có thể phản bác được. Với phương pháp phóng xạ C14, các nhà khảo cổ đã xác minh được những người Ngưỡng Thiều, Long Sơn thuộc chủng “Nam Mongoloid” mà chúng tôi gọi là đại chủng Hoabinhoid => Hoabinhian=> Protoviets => Malayoviet = Bách Việt mới chính xác. Kết qủa phân tích mã di truyền DNA cho biết người miền Đông và miền Nam Trung Quốc hiện nay có cùng DNA với người Việt Nam và cả cư dân Đông Nam Á nữa. Chứng cứ khảo cổ này đã phục hồi sự thật lịch sử là nhà Hạ trong lịch sử Trung Hoa là của Việt tộc đã định cư ở vùng sông Bộc mà truyền thuyết kể là ngành Thần Nông phương Bắc đã thành lập các triều đại Đế Hoàng, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Vũ nhà Hạ.

5. Thứ năm, sử gia Phạm Trần Anh là người đầu tiên lý giải truyền thuyết khởi nguyên dân tộc một cách rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, trong sáng và thuyết phục nhất chứ không còn hoang đường huyền hoặc như chúng ta vẫn hiểu từ trước đến giờ. Thế là truyền thuyết từ chỗ “u u minh minh” đã trở thành “minh minh” chứ không còn “u u minh minh” như trước nữa: “Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm chỉnh và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại để tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽ gợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những gì ẩn tàng trong bức thông điệp “Huyền Thoại” của tiền nhân gửi gấm cho thế hệ chúng ta. Ý niệm trứng trong huyền thoại biểu trưng Totem vật linh biểu trưng của Việt tộc là tộc người thờ chim là một con vật đứng đầu trong tứ linh: nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Vì vậy, việc Mẹ Âu Cơ mà vật tổ biểu trưng là chim thì việc mẹ Âu sinh ra trăm trứng nở ra trăm người con trai trên bình diện tâm linh là bình thường không có gì đáng ngạc nhiên cả…Chúng ta nên nhớ rằng, những gì của truyền thuyết không hoàn toàn là sự thật mà nó chỉ biểu trưng cho những hàm ý ẩn tang của tiền nhân. Truyền thuyết kể việc Lạc Long Quân lấy Âu Cơ chính để diễn tả sự hợp nhất giữa 2 dòng Thần Nông. Sự thật này được khoa khảo cổ học xác minh nên chúng ta không suy nghĩ theo đời thường là chú lấy cháu, hôn nhân đồng huyết. Cũng vậy, mẹ Âu để ra trăm trứng nở ra 1 trăm người con trai chỉ để đời sau hiểu rằng chúng ta có 1 trăm giống Việt, từ đó chúng ta có trăm họ (bá tính, bá tánh) và thời kỳ này người Việt cổ đã chuyển dần sang chế độ phụ hệ mà thôi…”.

6Sử gia Phạm Trần Anh đã chứng minh niên đại của truyền thuyết về Thần Nông vào thiên niên kỷ thứ IV TDL hoàn toàn phù hợp với niên đại khảo cổ và kết quả đo chỉ số sọ của các nhà Khảo Tiền Sử về chủng Hoabinhian-Protoviet => Indonesian (Malaysian=> Malayo-Viet = Bách Việt Bai-Yue). Theo các nhà Tiền Sử học thì Malayo-Viet tức Bách Việt đã định cư ở Trung Nguyên cách đây ít nhất là 6 ngàn năm. Công trình nghiên cứu sử học của học giả Shi Shi người Trung Quốc thì người U Việt (Gu-Yue) đã làm chủ biển cả cách đây hơn 7 ngàn năm. Đặc biệt, truyền thuyết kể lại rằng bố Lạc dẫn 50 con về “Thủy Phủ”, trước đây chúng ta cho là huyền hoặc thế nhưng địa danh thủy phủ đã được 2 học giả người Pháp là Pièrre Gourou và J Loubet tìm ra, đó chính là cảng Thành Đô, phủ Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên được in trên bản đồ Atlas 1949.

     Sự thật lịch sử này đã được chính nguồn sách sử cổ Trung Hoa xác nhận khi chép về cộng đồng Bách Việt, đã chứng minh sự thật lịch sử của huyền thoại mà ta cứ tưởng là huyền hoặc hoang đường. Chính thư tịch cổ Trung Quốc thừa nhận sự thành lập của các quốc gia thời Chiến quốc mà họ gọi là Bách Việt ở vùng Giang Nam. Đông Việt tức U-Việt của Việt Vương Câu Tiễn không chỉ ở Triết Giang mà lên tới miền Giang Tô tức Châu Từ, quê hương của gốm sứ Việt cổ nổi tiếng của chi Dương Việt mà kinh đô là Cối Kê. Lý Tế Xuyên đã viết “Việt Điện U Linh” về nước Việt cổ xưa. Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Qu Việt ở Tứ Xuyên, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt còn gọi là Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc VN. Chính sách sử cổ Trung Quốc ghi rõ cộng đồng Bách Việt cư trú khắp trung nguyên, thế mà sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ đã bóp méo ý nghĩa và sửa lại niên hiệu thành lập nước Văn Lang như sau: “Đến đời Chu Trang Vương (696-682TDL) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đóng đô ờ Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. Phong tục thuần hậu, chất phác. Chính sự dùng lối thắt nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương …”.   

    Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải xác nhận là nền văn hoá của họ là do hàng trăm dân tộc góp phần tạo dựng nhưng văn hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể. Thế nhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại cho rằng nơi phát nguyên văn hoá Trung Quốc là ở miền Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trãi chứ không phải ở miền Tây Bắc (Thiểm tây) như quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Các nhà sử học Mác Xít đã sửa đổi lịch sử rập khuôn sử quan triều Thanh theo nghị quyết của đảng Cộng SảViệt Nam về sự thành lập nước Văn Lang. Bộ Lịch sử Việt Nam của nhà nước Cộng Hòa Xã HộChủ Nghĩa Việt Nam viết: “Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta đời Hùng Vương và Âu Lạc đời An Dương Vương vào giai đoạn Đông Sơn trong thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên… Căn cứ theo 15 bộ của nước Văn Lang và nhất là căn cứ vào quá trình chuyển hoá lịch sử nước Văn lang đời Hùng Vương đến nước Âu Lạc đời An Dương Vương, rồi đến 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu và thuộc Hán, có thể xác định địa bàn của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ nước ta ngày nay và một phần phía Nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc” Đây là một tội ác lịch sử “Thần Người đều căm hận, Trời Đất chẳng dung tha” của tập đoàn Việt gian bán nước, tội đồ muôn đời của dân tộc.

7. Cuối cùng, sử gia Phạm Trần Anh đã dẫn chứng một sự thật lịch s mới được khoa học xác nhận phân tích cấu trúc di truyền DNA của Việt tộc đã xác định một lần nữa là Việt tộc là một đại chủng và hoàn toàn khác biệt với Hán tộc đã làm sáng tỏ vấn nan khúc mắc từ ngàn xưa. Tôi trân trọng cám ơn sử gia Phạm Trần Anh đã dày công nghiên cứu để hôm nay chúng ta có một bộ sử với những chứng cứ khoa học nhất, thuyết phục nhất, đầy đủ nhất và hữu ích nhất cho thế hệ con em Việt Nam chúng ta. 


 Nguyễn Anh Tuấn (Tiến sĩ Khoa học Chính Trị)

No comments:

Post a Comment