Saturday, April 30, 2016

DB Hoa Kỳ Treo Quốc Kỳ VNCH Tại Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ Để Tưởng Niệm Tháng Tư Đen

29/04/201600:00:00(Xem: 2553)
1 DB Hoa Kỳ Treo Quốc Kỳ VNCH Tại Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ Để Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
blank
HOA THỊNH ĐỐN – Để tưởng niệm 41 năm ngày Sài Gòn thất thủ và chấm dứt cuộc chiến tại Việt Nam, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal đã treo Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, lá cờ được nhiều tiểu bang và thành phố tại Hoa Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống” của cộng đồng Người Việt Tự Do (Vietnamese Freedom and Heritage Flag) bên ngoài văn phòng của ông trong Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như tại văn phòng địa phương ở Long Beach, Caliornia. Quốc Kỳ VNCH được treo bên cạnh Quốc Kỳ Hoa Kỳ và cờ Tiểu Bang California trong tuần lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, 2016.

“Dư âm cũng như những tác động và hậu quả của cuộc chiến và ngày Sài Gòn thất thủ vẫn còn tồn động trong cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt tại Hoa Kỳ” Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu. “Đây là thời điểm để vinh danh sự hy sinh của các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh; để tưởng nhớ đến những mất mát to lớn của rất nhiều người; ghi nhận sự sống sót và vươn lên của hàng triệu Người Việt Tỵ Nạn; và cũng để ca ngợi đến sự đóng góp của cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt cho nước Mỹ này của chúng ta.”

Hàng triệu người tỵ nạn đã bỏ chạy khi cộng sản xâm lăng cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam. Đa số đã phải vượt biển ra đi và trên những con thuyền tỵ nạn đó, những thuyền nhân đã treo Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa.

“Khi những chiếc thuyền của Người Việt Tỵ Nạn đến các quốc gia, họ đã bị yêu cầu hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống trước khi họ được phép đổ bộ vào bờ,” Dân Biểu Lowenthal đã nói. “Đó là thời điểm vô cùng đau xót cho những người tỵ nạn khi họ đã mất hết tất cả, chỉ còn lại lá cờ vàng là biểu tượng và căn cước của những người thuyền nhân Việt Nam. Ngày hôm nay, Người Mỹ Gốc Việt có thể tự hào treo lá cờ vàng như là một biểu tượng cho truyền thống và cho hành trình tìm Tự Do của người Việt Nam.”

Ngoài việc treo Quốc Kỳ VNCH, vào ngày Thứ Sáu, 29 tháng 4, Dân Biểu Alan Lowenthal sẽ phát biểu tại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ về biến cố 30/4 và đệ trình Nghị Quyết Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, do ông và một số Dân Biểu đồng bảo trợ lên Quốc Hội Hoa Kỳ.

Cơm bưng, nước rót, canh đưa

Hỏi chi sướng vậy, Xin thưa ủ tờ

Ở tù cũng giống đi tu

Chữ tù cùng với chữ tu một vần... 

Sáng trưa chiều tối cùm chân

Thân này sống chết chẳng cần thiết chi

Hai mươi năm nghĩa lý gì

Hoài mong phục quốc sá chi thân tàn... 

PHẠM TRẦN ANH   

Ủ TỜ ... 

“Người nách thước kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi ..!”. 

NGUYỄN DU


      Sau ngày Cộng sản xâm chiếm miền Nam, tôi đi tìm anh em cùng chí hướng thành lập “Mặt Trận Người Việt Tự Do Diệt Cộng Phục Quốc”. Vợ tôi lại một phen lo sợ ít nhiều buồn phiền nhưng hiểu rõ tính khí của tôi nên âm thầm chịu đựng. Nàng chỉ nói khéo với tôi là “Anh tính sao thì tính chứ ông ngoại coi tử vi nói số anh thế nào cũng bị ở tù”… Quả nhiên, chạng vạng chiều tối ngày 3 tháng 7 năm 1977, lúc tôi vừa hút xong điếu thuốc lào trong khi các con tôi đang quây quần dưới mái tranh nghèo sau bữa cơm dưa muối thì cả một trung đội công an súng ống tận răng, thằng nào thằng ấy hùng hổ đầy vẻ căm thù tràn vào nhà, đè ngửa tôi ra rồi còng tay trước sự kinh hoàng của vợ và các con tôi.


      Cảnh tượng hãi hùng của bọn đầu trâu mặt ngựa, kẻ la người hét ấy đã được thiên tài Nguyễn Du mô tả trong truyện Kiều sao mà hay đến thế. Nó giống in hệt như đám công an cộng sản đến bắt người, phá nhà đàn áp dân oan Việt Nam đang diễn ra trên quê hương yêu dấu: “Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi ..!”. Tôi hiểu rõ mọi việc xem như đã “thua” rồi nên thản nhiên nói “Các anh muốn gì?” thì một tên công an nhào tới tát vào mặt tôi một cái như trời giáng rồi hằn học nói “Mày phản động, dám chống lại chúng ông mà còn lý sự hả?”. 

Tôi mỉm cười không nói gì. Thằng con trai của tôi đứng nhìn chằm chặp vào tên này, nó đưa tay lên lau nước mắt rồi lấy thuốc lào bỏ vào điếu cầm lên cho tôi hút. Tôi có hút được đâu khi thấy hai tay con tôi run run sao mà thương quá! Quỳnh Trâm ngây thơ hồn nhiên leo lên hai tay còng rồi ôm hôn tôi, Quốc Bảo con trai tôi dơ tay tát em nó một cái thật đau, dường như bao căm thù nó dồn vào cái tát, vừa tát vừa chửi: “Đồ mất dậy, dã man, mày làm bố đau!”...


      Lúc chúng giải tôi ra xe, tôi nói với con tôi “Quốc Bảo, con nhớ lời bố dặn nhé, chào tay bố đi …” rồi tôi lầm lũi bước đi vì không đủ can đảm nhìn lại cảnh vợ la con khóc đứt ruột này nữa! Trời chiều bỗng như tối xầm lại, bóng tối bắt đầu phủ chụp xuống trên đỉnh đồi chơ vơ một căn nhà sàn nhỏ. Căn nhà sàn vừa đủ cả nhà nằm thay giường đã bị chúng dỡ tung ra để tìm kiếm tài liệu, đào nát cả vườn để tìm súng ống. Làm sao tôi có thể quên được cái cảnh cả nhà vợ con la khóc như ri chạy theo khi chúng còng tay tôi dẫn ra khỏi nhà. Bóng tối phủ xuống đỉnh đồi như che kín cả tương lai gia đình tôi …


      Làm sao mà người vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa cùng 4 đứa con thơ dại chịu đựng nổi sự kinh hoàng não lòng đứt ruột trong bóng tối hãi hùng khi màn đêm buông xuống … rồi cuộc đời còn lại, các con tôi sẽ đói no sống chết ra sao!?
 

Ngày tháng đó buổi ta đi em khóc

Ngỡ nghìn trùng sông núi cách ngăn nhau

Đừng khóc nữa em yêu xin đừng khóc

Thêm đau lòng vương vấn bước ta đi ... 

Lời sông núi ta đi theo tiếng gọi,

Vì tự do ta quét sạch bóng thù

Vì hạnh phúc nhân dân thề tranh đấu,

Không có gì ngăn nổi bước ta đi ... 

Không có gì ngăn nổi chí nam nhi ...


“ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ …Ở TÙ MỚI HAY!”      

Những ai từng ở tù, từng chịu đựng nỗi đau gậm nhấm tâm hồn từng ngày từng giờ mới thấy thấm thía câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du sao mà hay đến thế. Chắc hẳn ngày xưa cụ cũng có tâm trạng giống hậu sinh chúng mình. Ôi cái cảnh đoạn trường, nỗi buồn đau ray rứt khiến lòng ta se thắt, quằn quại như đứt từng khúc ruột! Có trải qua “Đoạn đường chiến binh” của một chiến sĩ lao tù chân cùm tay xích mới thấm thía cái cảnh ngồi vò võ một mình, suy nghĩ vẩn vơ. Ai cũng suy đi nghĩ lại mãi một chuyện không giải quyết được vấn đề gì nên gọi là suy nghĩ, thực ra nghĩ chỉ để nghĩ mà thôi! Ngày nào cũng ngồi nhìn từng vệt nắng xuyên qua khe cửa với những hạt bụi xoay vần như muôn vàn tinh tú, chiếu lên tường di chuyển dần theo từng buổi sáng trưa chiều, hết ngày này sang ngày khác, hết tháng này sang tháng khác, năm này qua năm khác...


    Thân phận một người tù với những đoạ đày thống khổ vô cùng tận. Hai chân bị cùm nằm ngửa chờ chờ để “Nhìn những mùa thu đi!”, không phải một hai mùa thu mà năm mười mùa thu, hai mươi mùa thu. Lúc mới vào tù còn tính từng ngày từng giờ rồi đến một lúc nào đó, trong đầu óc không còn ý niệm thời gian là gì nữa mà ngày hai buổi chỉ trông mau đến giờ ăn, thế thôi...  Cuộc sống èo ọt thế mà vẫn còn thoi thóp sống. Thế mới biết sức sống của con người là vô biên, không sao hiểu nổi sức con người có thể chịu đựng được!?


      Hơn hai mươi năm tù, tôi sống được chính là nhờ niềm tin vào lý tưởng tất thắng của chính nghĩa quốc gia dân tộc. Đại nghĩa tất thắng hung tàn, chí nhân phải thay cường bạo. Không phải chỉ mình tôi mà anh em ai cũng thường ngâm nga hai câu thơ của Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ, nguồn an ủi sức sống vô biên cho người tù sống còn để trở về với vợ con, sống còn để chờ ngày chiến thắng: “Còn trời còn đất còn non nước, Không lẽ ta như mãi thế này ?”.


      Trong những tháng ngày tận cùng bằng số này, trong những lúc thập tử nhất sinh, mười phần chết một phần sống tôi đã quyết chí, lòng nhủ lòng là bằng mọi giá mình phải cố gắng chịu đựng, cắn răng mà chịu để sống một cách hào hùng không chịu khuất nhục. Tôi nhớ tới câu chuyện của Khái Hưng về một đôi vợ chồng nghèo đi vớt củi trên dòng sông Hồng, gặp cơn nước xoáy chị vợ đuối sức khi đang bơi ở giữa dòng. Anh chồng kéo chị dìu chị bơi một cách khó nhọc. Trong đầu óc chị vợ biết chồng thương mình nhưng nghĩ tới cảnh ba đứa con nheo nhóc ở nhà chờ bố mẹ về … Ngộ nhỡ chồng mình cũng đuối sức cả hai cùng chết thì sao? Chị ngoi lên mặt nước nói thều thào với chồng: “Thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé … Anh Phải sống, phải sống!” rồi buông tay khỏi người chồng, chịu chết một mình đề chồng mình có thể sống mà để nuôi đàn con còn nhỏ dại. Ôi cao đẹp làm sao! Thế rồi chợt nghĩ là mình cũng phải sống để còn lo cho năm đứa con bé nhỏ của mình nữa chứ! Đêm đêm, hễ trời chạng vạng tối là đã ngồi cầu nguyện xin được sống lo cho năm đứa con thơ dại chứ không ham giàu có, công danh sự nghiệp gì. Nhiều lúc còn cầu xin chỉ cho sống đến ngày nhìn thấy bọn Cộng Sản tiêu vong thì chết cũng mãn nguyện.


      Phải thú thật một điều là những năm đầu của thời gian tù tội, lúc nào cũng nghĩ tới vợ con như một niềm an ủi vô cùng để mình cố gắng mà sống dù bất cứ hoàn cảnh nào. Mãi đến năm thứ ba, tôi mới được phép viết thư về nhà. Tôi đặt bút viết thư cho nhà tôi mà đầu óc suy nghĩ lung tung, không biết vợ tôi còn trẻ người non dạ có đủ sức để chống chỏi với những khó khăn gian khổ, những cạm bẫy của cuộc đời để nuôi năm đứa con thơ dại cho nên người? Nhà tôi có chút nhan sắc lại duyên dáng điểm xuyết một tâm hồn văn nghệ, nàng theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế được vài năm thì chúng tôi yêu nhau nên về Sài Gòn bỏ dỏ việc học hành. Một con người mảnh mai yếu đuối biết cảm nhận từng nỗi vui buồn nho nhỏ thì làm sao mà chống chỏi với khó khăn, những chông gai cạm bẫy của cuộc đời.


      Không một chút đắn đo suy nghĩ, tôi đặt bút viết cho nàng:  “Không biết bao giờ anh trở về thôi thì, nếu em cảm thấy cuộc đời cần bước đi bước nữa thì em cứ thanh thản ra đi vui sống, đừng bận tâm điều gì cả miễn là em cố gắng nuôi 5 đứa con của chúng ta nên người thì dù anh có chết, anh cũng vui lòng. Anh viết cho em những dòng này với tất cả tình yêu và sự suy nghĩ chín chắn nên không ai, kể cả gia đình mẹ anh và các cô chú có thể nghĩ không đúng về em, em yêu!”. Gần một năm sau tôi nhận được một lá thư nàng buồn phiền phân bua với tôi rằng: “Vợ chồng mình đã có với nhau năm mặt con rồi mà anh chưa hiểu lòng em à. Anh biết không, nhận được thư anh em cảm thấy buồn bực ngỡ ngàng, buồn vì chồng còn nghi ngờ không hiểu mình nên đang học xuất sắc tụt xuống hạng tồi ... Anh làm khổ em nhiêu đó chưa đủ sao anh yêu!?”. Trời ơi, tôi có nghi ngờ gì nàng đâu, tôi yêu nàng và không muốn nàng khổ nên tôi mới viết như vậy. Tôi thành thật với lòng mình, muốn nàng dứt khoát tình tôi để nàng tự quyết định đời nàng. Từ đó tôi cố tình xem như nàng đã bỏ tôi không còn gì để luyến tiếc nên an tâm vui vẻ chấp nhận thân phận của một người tù chung thân khổ sai!


      Bây giờ tuy vợ chồng tôi đã chia tay vì hoàn cảnh ngoài ý muốn nhưng nàng vẫn về thăm tôi và lo đám cưới cho Quỳnh Trâm con gái tôi. Trong ngày vui của con, nàng đã lên ngâm một bài thơ “Đôi Bờ” của Quang Dũng. Nàng quá xúc động nên đang ngâm thơ bỗng dưng nghẹn ngào không ngâm được nữa, nàng bỏ lại tất cả quan khách còn đang ngỡ ngàng xúc động để vội vã ra đi che giấu những dòng nước mắt nghẹn ngào … 

Trong ngày vui của con nhưng vẫn không cầm được nước mắt, ôi giọt nước mắt cho một cuộc tình chia xa sao mà tuyệt vời đến thế, Tạ ơn em… Tạ ơn em muôn vàn ...


 Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa

Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ

Thoáng hiện anh về trong đáy cốc

Nói cười như chuyện một đêm mưa..! 

Xa lắc rồi anh người mỗi ngả

Bên này đất nước nhớ thương nhau ..

Em đi áo mỏng buông hờn tủi

Giọt lệ thơ ngây có nhạt nhoà!?      

Tôi vẫn yêu nàng thơ xứ Huế của tôi, bài thơ "Huế Thương" được viết trong một giây phút chạnh lòng như để cho chính mình, cho nàng và cho tất cả những ai có cùng một tâm trạng, một nỗi đoạn trường của riêng mình mà không thể chia xẻ được với ai:


 Tóc thề che phủ bờ vai

Áo dài e ấp nụ nhài đang xuân

Huế xưa, xa vẫn thật gần

Hương giang lờ lững ôm chân Ngự Bình ...

Nụ cười hàm tiếu xinh xinh

Để ai nhớ mãi cuộc tình năm xưa ..

Huế thương biết mấy cho vừa

Trải bao dâu bể Huế xưa vẫn còn ...

Lời thề sông núi sắt son

Hồn thiêng non nước nước non quê mình ...!

  NGÀY THÁNG ĐÓ!      

Thời gian qua thật mau, thế mà cũng đã ba mươi hai năm qua đi rồi các bạn ạ. Ba mươi hai năm nhìn lại để trong mỗi chúng ta chẳng thể nào quên:


               Ngày tháng đó suốt đời ta nhớ mãi ..
              Cả Sài Gòn phủ kín một màu tang ..!                                                                                     Cờ hạ xuống bao hồn thiêng u uất,                                                    Nước ngậm ngùi chứng kiến cảnh bể dâu!


      Sáng 30 tháng tư, phố xá Sài Gòn mang một bộ mặt khác thường, người qua kẻ lại hớt hãi vội vàng, phố xá ngổn ngang giày dép áo quần vất bỏ từng đống trên những con đường hoang tàn xơ xác của một thành phố chết. Người Sài Gòn vẻ mặt hốc hác sau mấy đêm dài mất ngủ, ngỡ ngàng ngơ ngác nhìn nhau. Rồi thì mạnh ai nấy tính, kẻ lo tìm đường vượt biển, người rầu rĩ khăn gói về quê, đổi chỗ ở tránh sự truy tìm lý lịch trả thù của Cộng sản.


      Buổi sáng hôm đó, tôi như kẻ mất hồn đi lang thang khắp Sài Gòn lúc vừa đến Tượng đài Thủy quân Lục chiến ở trước Hạ viện thì nghe súng nổ, bà con lại xôn xao nói về người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà nào đó đã móc súng tự sát trước tượng đài mà sau này biết ra là Trung tá Long Cảnh sát Quốc gia. Buổi trưa, sau khi từ Dinh Độc lập đi bộ lững thững về chợ Bến Thành, ngược trở lại Lê văn Duyệt tìm một quán cóc bên đường, kêu một ly cà phê đá rồi ngồi nhìn cảnh tượng hoang tàn mà lòng ngổn ngang trăm mối. Bàn bên cạnh mấy ông lớn tuổi mắt xớn xác nhìn ngang nhìn dọc rồi kể cho nhau nghe về chuyện mấy anh em thương phế binh ở Quân y viện Cộng Hoà bị Việt Cộng đuổi ra khỏi bệnh viện đã rút kíp lựu đạn để mấy anh em cùng chết, rồi một trung đội nhảy dù dưới quyền chỉ huy của viên Thiếu Uý đã anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng và họ đã chừa viên đạn cuối để tự kết liễu cuộc đời của những chiến sĩ hào hùng đó.


      Ngày tháng đó, tôi nhớ mãi những dằn vặt thao thức, những âu lo sợ sệt, những tức tưởi ngỡ ngàng căm thù uất hận:


                   Ta đứng đó lặng nhìn thành phố chết,
                  Bao hờn căm u uất bỗng dâng trào …                                                                               Lặng nghe lòng thổn thức những thương đau
                  Ôm mặt khóc, Trời ơi mình chiến bại!?      

Tôi mua một ổ bánh mì thịt rồi kêu một xị “Nước mắt quê hương” ngồi nhâm nhi một mình. Ôi nước mắt quê hương tên gọi của rượu đế Việt Nam sao mà thấm thía đến thế … Nước mắt quê hương đang thấm dần vào người tôi, một cái xác không hồn, gật gà gật gù như đang suy nghĩ đăm chiêu nhưng thực ra lúc đó có nghĩ gì được đâu dù thỉnh thoảng một ý nghĩ thoáng qua trong cái đầu óc hoang mang. Họ là những anh hùng, anh hùng vô danh không tên tuổi nhưng thực sự là những anh hùng, anh hùng hơn những Tổng thống, tướng tá bỏ thành bỏ dân chạy quên tên tuổi, còn mình ngồi đây uống rượu chẳng biết tính sao đây? 


      Tôi không đủ can đảm để tự bóp cò súng bắn vào đầu nhưng chấp nhận chết đứng như một Từ Hải chứ không chịu bỏ chạy, không chịu xuống tàu khiến vợ con sau này buồn phiền trách móc không ít và đó cũng là một trong những lý do nàng đã chia tay mà tôi không hề phiền muộn hay trách cứ gì nàng!


      Buổi sáng ngày 29 tháng tư, khi từ nhà đến chỗ vợ con tôi ở thấy dòng chữ nguệch ngoạc viết vội trên cửa “Anh xuống tàu Long Hồ ở bến Bạch Đằng gấp. Em và các con đang chờ!”. Tôi choáng váng, đầu óc suy nghĩ lung tung. Nếu tôi đến không kịp thì vợ tôi đã bỏ tôi để ra đi … Tại sao lại phải đi? Bao nhiêu ý nghĩ quay cuồng trong đầu óc khiến tôi không tự chủ được với ý  nghĩ lẩm cẩm đầy tự ái của một anh chồng “Việt Nam” khiến tôi bực dọc, mà sau này tôi mới thấy là không đúng lúc của tôi. Tôi cũng ra bến Bạch Đằng khúc gần Hải quân Công xưởng thuê một chiếc xuồng nhỏ ra cập sát vào bên hông tàu. Cả gia đình bên ngoại vui mừng kêu tôi lên tàu nhưng thay vì bước lên thì tôi lại chỉ tay kêu vợ tôi xuống. Cả nhà chưng hửng, không hiểu tại sao tôi lại làm vậy, ngay cả bay giờ tôi cũng không hiểu nữa là … Vợ tôi biết rõ tính tôi nên bù lu bù loa vừa mếu máo vừa bế mấy đứa con tôi xuống. Mấy dì nó thấy vậy cũng leo xuống theo rồi ông ngoại mấy cháu cũng xuống theo. Bước lên bến, ông ngoại và mấy dì nó chẳng nói chẳng rằng bỏ đi một mạch. Tôi hiểu nỗi buồn giận mà chẳng biết ăn nói làm sao! 


     Mấy năm sau gia đình bên ngoại của tôi xuống Bạc Liêu mua thuyền đi đánh cá mới vượt biên được, vợ tôi dẫn thằng con trai lớn giả lấy củi ở bờ biển lên ghe được, còn dì Mỹ Nhung dẫn 4 đứa con gái còn nhỏ ngồi chờ nhưng bị động nên ông ngoại nó quyết định phải đi rồi tính sau. Nghe nói nhà tôi thấy mấy đứa con bị bỏ lại đã nhảy xuống bể, cậu nó phải vớt lên. Tội nghiệp vợ tôi, sang Mỹ rồi mà còn phải nằm ở bệnh viện tâm thần một thời gian khá lâu.  Mãi cho đến năm 1990, nhà tôi mới bảo lãnh được cho các cháu sang bên Mỹ, tôi mới như trút được nỗi ưu phiền, ân hận đeo đẳng bấy lâu ...


      Cho đến bây giờ và mãi mãi về sau, dù đã “Chia tay Hoàng hôn”, tôi gọi là chia tay hoàng hôn vì gần cuối cuộc đời mà lại chia tay nhưng tôi sẽ nhớ nàng suốt đời và không bao giờ quên được những ân tình mà nàng đã dành cho tôi!
 




Wednesday, April 27, 2016

Trong khi quân Cộng sản quấy rối khắp nơi thì tình hình chính trị miền Nam có nhiều rối loạn kể từ cuối năm 1960 với cuộc đảo chánh của tư lệnh lực lượng nhảy dù. Cuộc đảo chánh do các đảng phái quốc gia tổ chức tuy thất bại nhưng chứng tỏ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không được sự ủng hộ của toàn dân. 


     Ngay từ khi về nhận chức Thủ Tướng, ông Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của quân đội quốc gia và 1 triệu đồng bào di cư. Chính sự ủng hộ này khiến TT Ngô Đình Diệm và nhất là cố vấn Ngô Đình Nhu có những tính toán chủ quan sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất Cộng Hòa. Việc dẹp Bình Xuyên là cần thiết nhưng dẹp luôn các giáo phái khác và các đảng phái quốc gia nhất là áp dụng triệt để dụ số 10 ngăn cấm hoạt động của một số hội đoàn, các tôn giáo đã gây nên sự chia rẽ trong hàng ngũ quốc gia. Ngày 7-7-1963, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự vẫn trong tù để lại di chúc “Lịch sử” đắng cay cho những người quốc gia: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do”.


     Đầu tháng giêng năm 1963, Cộng quân tấn công ấp Bắc gây tiếng vang bất lợi cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ. Theo phúc trình của phái bộ  quân sự  Mỹ  Macv thì Cộng quân kiểm soát được gần một nửa dân số và lãnh thổ về ban đêm. Ngày 15-12-1964, bộ trưởng quốc phòng Mac Namara phải sang Việt Nam thị sát tình hình. Một kế hoạch có tên là Oplan 34A áp dụng biện pháp mạnh để thuyết phục Hà Nội vì lợi ích của chính họ mà từ bỏ ý định xâm lược miền Nam. Kế  hoạch chưa thi hành thì vụ Maddox xảy ra. Hạm trưởng chiến hạm Maddox loan báo chiến hạm bị các tiểu đĩnh của Cộng Sản dự định tấn công ngoài hải phận quốc tế từ ngày 2 đến 4 tháng 8-1964. Ngày 5-8-1964, sau cuộc họp với lãnh tụ lưỡng đảng quốc hội, TT Hoa Kỳ Johnson ra lệnh oanh tạc Bắc Việt. Nghị  quyết “Vịnh Bắc Việt” được quốc hội thông qua ngày 7-8 với đa số phiếu tuyệt đối ở hạ viện và 88/2 ở thượng viện cho phép quân đội HK được tham chiến mở đầu cho thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất tại Việt Nam từ 1965 đến 1973.


     Trước khi có những biện pháp quyết liệt, ngày 13-8 TT Johnson đã nhờ trung gian Seaborn trong phái đoàn Canada gặp Phạm văn Đồng một lần nữa để nhắc lại đề nghị của Mỹ hồi tháng 6 về việc “nhận viện trợ hay bị tàn phá?” thì Phạm văn Đồng nhẹ nhàng nhắc Seaborn rằng lần sau trở lại với những đề nghị mới của Mỹ nên dựa trên căn bản hiệp định Genève. Ngày 6-2-1965, Thủ Tướng Liên Sô Kossygin đến Hà Nội và lớn tiếng cảnh báo Hoa Kỳ chớ động đến Bắc Việt Nam. Không quân Liên Sô chuyên chở Hỏa tiễn Sam cùng các loại vũ khí tối tân, cố vấn và bộ đội chiến đấu phòng không đến Việt Nam dưới danh nghĩa chuyên viên. Ngày 7-2-1965, quân Cộng sản tấn công phi trường Pleiku, máy bay Mỹ từ đệ thất hạm đội tấn công cơ sở quân sự ở Đồng Hới. Chiến dịch “Sấm Rền” với hàng trăm phi cơ tấn công các kho đạn, các cầu đường ở miền Bắc.


      Sau khi đưa ra các đề nghị không được Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, ngày 8-3-1965 hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến đổ bộ Đà Nẵng để giữ an ninh cho phi trường. Cộng Sản Việt Nam tuy tuyên bố mạnh nhưng cũng hiểu rõ quyết tâm của Hoa Kỳ nên Phạm văn Đồng mới bắn tiếng đề nghi Hoa Kỳ thương thuyết trên căn bản hiệp định Genève. Khi Hoa Kỳ leo thang oanh tạc miền Bắc thì quốc tế Cộng Sản phải vận động tuyên truyền cho phong trào phản chiến trên toàn thế giới chống chiến tranh. Ngày 16-10-1965, những cuộc biểu tình chống chính sách Mỹ tại VN được tổ chức đồng loạt tại London, Copenhagen, Stockholm, Brussels, Rome và 40 thành phố ở Hoa Kỳ.


     Tính đến cuối năm 1965 thì số quân Mỹ tham chiến là 175 ngàn. Chi phí chiến tranh cũng tăng lên đến 2,9% của ngân sách quốc gia. Ngày 29-9-1967, Tổng Thống Johnson đọc diễn văn ở San Antonio hứa ngưng oanh tạc nếu Cộng Sản Việt Nam không lợi dụng việc ngưng oanh tạc để đưa thêm người và vũ khí vào miền Nam. Hà Nội bác bỏ đề nghị có điều kiện này để chờ tình hình bầu cử TT Hoa Kỳ năm 1968 sẽ thuận lợi hơn. Tình hình chiến sự năm 1967 cho thấy quân Cộng Sản đã không đương đầu được với lực lượng cơ động “Tìm và diệt” của quân đồng minh. Tuy đạt được vài thắng lợi nhưng sau đó bị tiêu diệt nên lực lượng bị tiêu hao dần. Chính vì vậy, Cộng Sản Việt Nam quyết định đốt giai đoạn phát động “Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa” để giành thắng lợi quyết định trước khi ngồi vào bàn hội nghị.


      Lợi dụng dịp tết Mậu Thân, Hà Nội kêu gọi hưu chiến 48 giờ. Chính phủ VNCH tuân thủ lệnh hưu chiến cho quân đội công chức về quê ăn tết. Ngày 30-1-1968, Hà Nội ra lệnh tổng tiến công Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 11-2-1968, Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh Tổng Động viên. Ngày 24-2-1968, quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm thành phố Huế. Theo thống kê thì 4.954 binh sĩ VNCH tử trận, 3.895 binh sĩ Hoa Kỳ và các nước đồng minh và 14.300 thường dân bị chết oan.


      Về phiá Cộng Sản đã thú nhận thất bại nặng nề vì “đánh giá cao lực lượng mình, đánh giá thấp lực lượng địch và do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh nên nhiều vùng nông thôn giải phóng của ta trước đây bị địch chiếm. Mục tiêu của cuộc tổng tiến công và tổng nổi dậy không đạt được đầy đủ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều với 111.306 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và chính trị ở miền Nam đã hy sinh và bị thương…”. 


     Sau cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân, về phương diện quân sự thì hầu như toàn bộ lực lượng quân giải phóng bị tiêu diệt. Về phương diện chính trị cũng hoàn toàn thất bại vì nhân dân miền Nam không những không ủng hộ mà còn chán ghét ghê tởm hành động dã man của cộng quân. Nếu đồng minh Hoa Kỳ và VNCH biết khai thác thời cơ, huy động các sư đoàn chủ lực thiện chiến như lực lượng nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt Động quân tung ra những trận đánh thẳng vào miền Bắc thì tình hình có thể đã thay đổi.


     Sự kiện tòa đại sứ Mỹ bị tấn công và hơn 3 ngàn quân nhân Mỹ tử thương đối với nhân dân và quốc hội Mỹ là một tổn thất hết sức nặng nề về mặt tâm lý. Người dân bất bình với chính quyền Johnson vì danh dự bị tổn thương, đời sống khó khăn hơn vì phải đóng thuế thêm 10% cho ngân sách quốc phòng. Ngay trong đảng dân chủ, TT Johnson bị nhóm chủ hòa phê phán chỉ trích. Ngày 31-10-1968, TT Johnson tuyên bố ngưng các cuộc tấn công trên lãnh thổ Bắc Việt trừ khu vực dưới vĩ tuyến 20 và đề nghị mở hòa đàm với Bắc Việt. Đồng thời TT Johnson tuyên bố sẽ không ứng cử và cũng không chấp nhận đảng dân chủ đề cử để hậu thuẫn cho Phó TT Humphrey tranh cử Tổng Thống. 


     Ứng cử viên Mac Govern của đảng dân chủ với lập trường chủ hòa, sẵn sàng lập chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam nên chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chịu tham gia hòa đàm. Trong khi ứng cử viên Nixon của đảng Cộng Hòa với lập trường cứng rắn tuyên bố úp mở rằng đã có kế hoạch bí mật để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã thắng cử với đa số phiếu cử tri đoàn (302/191) và 43,3%/ 42,7% số phiếu cử tri. 

TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM     


Việt Nam với bờ biển dài như hình chữ S nhìn ra biển Đông Thái Bình Dương, khống chế toàn bộ hải trình từ Đông sang Tây và ngược lại nên được xem như “ngã tư giao thương quốc tế”. Ngoài vị trí “địa lý chiến lược” hết sức quan trọng, Việt Nam còn có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một hải phận rộng 1 triệu km2 với trữ lượng dầu hỏa tiềm tàng đã khiến các cường quốc luôn tìm mọi cách xâm chiếm, can thiệp vào Việt Nam. Lịch sử cận đại chứng minh khu vực Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêng là một khu vực địa lý-chính trị và quân sự nên cuộc chiến tranh ở Việt Nam kéo theo cả Đông Dương (Việt, Miên, Lào) và cả khối Đông Nam Á trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng này.     


Ngày 3-2-1930 Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN đến tháng 10-1930 theo chỉ thị của Cộng sản quốc tế đổi tên là đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Như vậy, Việt Nam trên nguyên tắc đã chính thức độc lập kể từ ngày 11-3-1945 với chính phủ Trần Trọng Kim đầu tiên trong lịch sử. Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp mà Cộng Sản phát động dưới danh nghĩa giải phóng các dân tộc Việt Miên Lào trong thực chất là để bành trướng chủ nghĩa  Cộng Sản, nhuộm đỏ cả Đông Dương để mở đường cho Trung Cộng tiến xuống Đông Nam Á. 


Ngày 18-1-1950, Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 31-1-1950 Liên Sô công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á nên ngày 7-2-1950, Anh, Hoa Kỳ và các nước tự do công nhận chính phủ quốc gia Bảo Đại. Hồ Chí  Minh lãnh đạo chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chính thức đứng vào hàng ngũ Cộng Sản nên cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc đã trở thành chiến tranh ý thức hệ giữa Cộng Sản và tư bản, đưa dân tộc Việt Nam vào thế khốn cùng. Để lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân, ngày 11-11-1945, đảng Cộng Sản Đông Dương giải tán rồi thành lập đảng Lao Động (16-3-1951) trá hình của đảng  Cộng Sản để lãnh đạo phong trào Việt Minh.     


Ngày 2-6-1948, thành lập chính phủ Trung Ương Lâm thời do Nguyễn văn Xuân làm Thủ Tướng, ban hành Hiến chương Lâm thời của nước Việt Nam, chọn quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và bài “Thanh niên Hành khúc” sau khi đã đổi lời của Lưu Hữu Phưóc làm quốc ca. Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp gọi là Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết.     


Từ tháng 8-1945 đến 1-1946, Hồ Chí Minh đã gửi 8 bức thư cho TT Harry S Truman và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hoa Kỳ xin được công nhận và giúp ngăn quân đội Pháp trở lại Đông Dương. Thế nhưng, toán OSS cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Dương do Thiếu tá Thomas More và Đại úy Patty sống cùng với Hồ Chí Minh trong hang Pắc Pó đã báo cáo Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Ái Quốc, nhận chỉ thị của Đệ tam quốc tế CS nên vẫn sinh hoạt đảng, hát quốc tế ca, học tập chủ nghĩa Mác Lê. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh. Nếu là bất cứ người Việt Nam nào thì vận mệnh đất nước Việt Nam đã thay đổi ngay từ lúc đó, nếu không độc lập ngay thì cũng hưởng qui chế chế độ Ủy trị của Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt là sau thế chiến lần thứ hai, với sự ra đời của Liên Hiệp Quốc và nhất là chủ trương giải thực của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt đã mở đầu cho phong trào dân tộc tự quyết của các quốc gia Đông Nam Á. Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Philippines năm 1946, Burma giành lại độc lập từ tay người Anh năm 1948 và Pháp chính thức rút khỏi Đông Dương sau hiệp định Genève 20-7-1954. Người Anh đã trao lại độc lập cho Malaya năm 1957 và sau đó là Singapore, Sabah và Sarawak năm 1963 trong khuôn khổ Liên bang Malaysia     


Từ thực tế lịch sử trên, nếu Hồ Chí Minh không đem chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam thì đất nước chúng ta đã độc lập mà không phải hy sinh oan uổng hàng triệu người Việt Nam vô tội cho tham vọng xâm lược bành trướng của Cộng sản. Chính Cộng Sản Việt Nam đã phản bội kháng chiến để thỏa hiệp với thực dân Pháp, ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước trong lúc cao trào kháng chiến của toàn dân đang trên đà thắng lợi.      


Chính phủ quốc gia Việt Nam không đặt bút ký kết hiệp định Genève để phản đối sự cấu kết giữa Cộng sản và thực dân Pháp chia đôi đất nước. Nguồn sử liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này cho biết Trung ương đảng đã nhận chỉ thị của đảng Cộng Sản Trung Quốc phải ký kết chia đôi đất nước. Ngay khi vừa ký hiệp định, Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho 85 ngàn đảng viên chưa bị lộ rút vào hoạt động bí mật, chôn giấu hơn 1 vạn súng và nhiều điện đài. Đến năm 1955, bộ máy chỉ đạo của đảng từ xứ ủy, tỉnh ủy đến huyện ủy đã được sắp xếp xong và chuyển hướng hoạt động bí mật chờ thời cơ.     


Ngày 8-9-1954, Liên minh Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization gọi tắt là SEATO) được thành lập bao gồm 8 nước là Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippine, Thái Lan và Hoa Kỳ để ngăn chặn sự xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản xuống Đông Nam Á. Ngày 20-11-1954, Thủ tướng Pháp Mendès France viếng thăm Hoa Kỳ xác nhận: “Chấm dứt sự kiểm soát của Pháp về kinh tế, thương mại và tài chánh tại Việt Nam: Chuyển giao quân đội Quốc gia cho Việt Nam, chuyển giao trách nhiệm huấn luyện quân đội quốc gia cho Hoa Kỳ và rút hết quân đội Viễn chinh Pháp ra khỏi Việt Nam”. Ngày 9-8-1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố chính phủ của ông không ký hiệp định nên không bị ràng buộc bởi hiệp định Genève và việc bầu cử không thể  thực hiện được “Chừng nào mà chế độ Cộng Sản chưa cho phép người dân Việt nam được hưởng những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.”.      


Ngay sau khi vừa đặt bút ký hiệp định Genève, Ban chấp hành trung ương đảng Lao Động trá  hình của đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp để chuẩn bị sách lược đấu tranh thống nhất đất nước. Các cơ sở đảng để lại sau hiệp định có nhiệm vụ phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi hiệp thương giữa 2 miền Nam Bắc, thực hiện tổng tuyển cử, phong trào hòa bình Sài Gòn Chợ Lớn đòi các quyền tự do dân chủ… Để đối phó với các hoạt động nằm vùng này, giữa năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm cho phát động chiến dịch “Tố Cộng” trên toàn quốc. Trước những thiệt hại nặng nề này, Cộng Sản Việt Nam quyết định tiến hành khủng bố và ám sát những viên chức địa phương, những giáo viên có lập trường quốc gia. Theo báo cáo của tòa Đại sứ HK thì cuối năm 1960 đã có 700 viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị sát hại. Tháng giêng năm 1959, đảng Lao Động (CSVN) ra nghị quyết kết hợp đấu tranh chính trị với lực lượng vũ trang, chuyển người và vũ khí vào miền Nam. Tháng 3 năm 1959, chính phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt Việt Nam Cộng Hòa trong tình trạng chiến tranh.     


Sau khi Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …” nên tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam. Ngày 20-12-1960, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch được thành lập với chiêu bài “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất tổ quốc”.      


Đầu năm 1961, quân đội giải phóng Miền Nam Việt nam hoạt động mạnh với 3 thành phần gồm đội quân chủ lực là binh sĩ miền Bắc và cán bộ tập kết trở về, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ hoạt động hiệu qủa ở miền Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra sách lược chống du kích do sir Robert Thompson người Anh cố vấn cho chính phủ Ngô Đình Diệm, đồng thời gia tăng quân số, vũ khí với sự giúp đỡ của cố vấn Hoa Kỳ. Giữa năm 1961, kinh tế gia Eugene Staley được phái sang cố vấn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ấp Chiến lược để tách rời dân chúng ra khỏi sự kiểm soát khống chế của quân Cộng sản. Ngày 11-10-1961, Thống tướng Maxwell Taylor được TT Kennedy cử sang nghiên cứu tình hình nghiêm trọng của VN về phúc trình lên TT là để ngăn chặn quân xâm nhập từ miền Bắc qua biên giới Lào cần ít nhất là 3 sư đoàn quân chiến đấu Mỹ. Bản phúc trình của bộ trưởng quốc phòng Mac namara và bộ trưởng Ngoại giao Dean Rush đều nhấn mạnh trách nhiệm của Hoa Kỳ là phải bảo vệ Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản. Bản phúc trình viết “… Chúng ta phải chuẩn bị để đưa lực lượng chiến đấu Hoa Kỳ vào Việt Nam nếu điều đó cần thiết để thành công. Tùy theo hoàn cảnh, có thể quân đội Hoa Kỳ cũng phải đánh vào nguồn xâm lược ở Bắc Việt”.



      Trước tình hình này, TT Ngô Đình Diệm ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc ngày 15-10-1961. Ngày 3-2-1962, thành lập ủy ban trung ương đặc trách ấp chiến lược do cố vấn Ngô Đình Nhu chỉ huy. Theo báo cáo kết qủa 1 năm thực hiện đã lập xong 5.917 ấp chiến lược qui tụ 8 triệu dân. Bộ chỉ huy yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV) được thành lập, số cố vấn quân sự tăng từ 700 lên 12.000 người vào giữa năm 1962.     Ngày 23-7-1962, Hiệp định Trung lập Lào được ký kết, phe tả đã đưa Pathet Lào vào chính phủ liên hiệp để không cho Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Lào. Đồng thời, quân Cộng sản vẫn sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh ở phiá Đông do phe Pathet Lào kiểm soát để chuyển vận ồ ạt vũ khí đạn dược vào chiến trường miền Nam. Từ năm 1962, đường mòn được mở rộng để cho những đoàn xe tải dài từ 50 đến 75 dặm (miles) di chuyển vào ban đêm dưới sự bảo vệ của trên 70 ngàn quân chính qui Cộng sản. Mỗi tháng có thể chuyển được 8 ngàn quân và 10 ngàn tấn vũ khí đạn dược cung ứng cho nhu cầu chiến trường ngày càng ác liệt. 

Tuesday, April 26, 2016

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

      Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu bản chất của cuộc chiến hay nói cách khác, hiểu rõ ý đồ của các thế lực quốc tế toan tính những gì trên xương máu mồ hôi và nước mắt của toàn dân Việt Nam, từ đó chúng ta mới thấy rõ toàn bộ vấn đề. Để hiểu rỏ bản chất cuộc chiến Việt Nam, với tư cách một người nghiên cứu lịch sử trên quan điểm dân tộc, chúng tôi chỉ đưa ra những nhận định trung thực không nhằm mục đích tuyên truyền cho một chế độ nào, một đảng phái chính trị nào. Chúng ta cùng lược duyệt các sự kiện lịch sử trọng yếu, các hiệp ước quốc tế liên quan đến Việt Nam đối chiếu với thực tế chính trị sau đây: - Hiệp Ước Patenôtre 1884 ký kết ngày 6-6-1884 giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp qui định Nam Kỳ Tự trị và Pháp chính thức áp đặt chế độ bảo hộ Bắc và Trung Việt Nam. - Ngày 9-3-1945, Quân Phiệt Nhật lật đổ Thực dân Pháp. Ngày 11-3-1945, Cơ Mật Viện triều Nguyễn họp khẩn cấp và ra tuyên bố “Huỷ bỏ Hiệp ước 1884 và Khôi phục chủ quyền cuả  Việt Nam”. Ngày 12-3-1945, Cao Miên tuyên bố độc lập và ngày 15-4-1945, Lào tuyên bố độc lập. Ngày 8-5-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố chương trình Hưng Quốc, lá cờ “Quẻ Ly” được chọn làm quốc kỳ và bài “Đăng Đàn” của triều đình nhà Nguyễn được chọn làm quốc ca.
 - Ngày 17-8-1945, Tổng hội giáo giới tổ chức cho công chức Hà Nội biểu tình để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc biểu tình diễn hành qua các đường phố thì cán bộ CS trương cờ đỏ sao vàng biến cuộc biểu tình của công chức thành biểu tình ủng hộ mặt trận Việt Minh. Ngày 19-8-1945, biểu tình lớn tại nhà hát lớn Hà Nội, mặt trận Việt Minh xuất hiện cùng với cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều nơi. Việt Minh “Cướp Chính quyền”, chiếm các công sở trong thành phố. Ngày 22-8-1945, Mặt Trận Việt Minh chính thức xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. - Ngày 2-9-1945, Hồ Chí  Minh độc “Tuyên ngôn Độc lập” và trình diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội. Ngày 11-11-1945, Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán để trở thành “Nhóm Nghiên cứu Mác Xít”. - Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký kết hiệp ước sơ bộ với Pháp cho phép quân Pháp đổ bộ vào Bắc bộ thay thế quân đội Trung Hoa hậu thuẫn cho Việt Nam Quốc Dân Đảng để rảnh tay tiêu diệt đối thủ là VNQD. Ngày 19-12-1946, Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ bắt đầu từ Hà Nội.
 - Ngày 5-6-1948 công bố bản Tuyên ngôn Vìệt Pháp trên chiến hạm Duguay-Trouin tại vịnh Hạ Long giữa Cao Ủy Pháp Émile Bollaert và Thủ tướng Lâm thời Nguyễn văn Xuân. Tuyên ngôn vịnh Hạ Long minh định Pháp quốc thừa nhận Việt Nam là một quốc gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia liên kết. - Ngày 18-1-1950, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc chính thức thừa nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ngày 31-1-1950, Liên bang Sô Viết thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chính thức đứng vào hàng ngũ các nước cộng sản nên Trung Quốc bắt đầu công khai viện trợ vũ khí tối tân cho VNDCCH. - Ngày 7-2-1950, Hoa Kỳ, Anh quốc thừa nhận quốc gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa CS xuống Đông Nam Á. Kể từ thời điểm này, cuộc chiến Việt Nam không còn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.
 - Ngày 20-7-1954, Ký kết thỏa ước ngưng bắn giữa Giữa Pháp và Việt Minh. Tuyên bố chung kết Hội nghị Genève qui định các điều khoản chính trị về việc tạm thời chia đôi đất nước và tổ chức Tổng tuyển cử được Anh, Pháp, Ai Lao, Trung Quốc, Liên Sô, Cambodia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận. Tuyên bố Chung kết không được thi hành vì Hoa Kỳ không thỏa thuận và không hỗ trợ Tuyên bố Chung này. Ngay khi các bên vừa đặt bút ký kết hiệp định, Ngoại trưởng Trần văn Đỗ khóc và tuyên bố “Chính phủ Quốc Gia Việt Nam phản đối việc ký kết hiệp định đình chiến trái với nguyện vọng độc lập và thống nhất của dân tộc Việt Nam cũng như sự lạm quyền của Tổng tư lệnh Pháp tự ý ấn định ngày tổng tuyển cử… Tuy nhiên, Việt Nam cũng cố gắng hoan nghênh mọi nỗ lực để tái lập hòa bình và không dùng võ lực để cản trở việc thi hành hiệp định”. - Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố quyền làm chủ biển Đông. Ngày 14-9-1958, Thủ tướng VNDCCH gửi thư cho Thủ tướng quốc vụ viện Chu Ân Lai “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
 - Mao Trạch Đông tuyên bố trắng trợn ý đồ xâm chiếm Miền Nam Việt Nam như sau: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, chúng ta phải chiếm cho bằng được …”. CSVN nhận chỉ thị phát động cuộc chiến tranh “Giải phóng” miền Nam VN. Tháng 4 năm 1959, Ủy ban Trung ương đảng họp lần thứ 15 quyết định dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam Ngày 20-12-1960: Hà Nội công bố Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam do LS Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. - Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh và Tái Lập Hòa Bình tại Việt Nam. Vào lúc ký hiệp định, Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát 75% lãnh thổ và 85% dân số. Trong đó, điều 15 qui định "Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận".



NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Cuộc chiến Việt Nam đã xem như chấm dứt được bốn mươi năm nhưng vẫn còn để lại những “Hội Chứng Việt Nam” trong lòng tất cả con dân nước Việt. Cho đến ngày nay, kể cả những người từng tham dự cuộc chiến, cầm súng chiến đấu vẫn không nhận chân được vấn đề là bản chất của cuộc chiến Việt Nam? Chiến tranh Việt Nam có phải là cuộc chiến để giành độc lập dân tộc như Cộng Sản Việt Nam vẫn rêu rao tuyên truyền? Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp.

Trong khi đó, Đồng bào trong Nam thì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ để ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ miền Nam tự do. Đối với đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày ...” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần ... thịt da nát tan!” khiến hơn 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa. Sở dĩ tập đoàn Việt gian Cộng sản còn tồn tại tới giờ này vì đa số đảng viên CS tuy thất vọng về tập đoàn lãnh đạo Việt gian CS nhưng vẫn còn biện minh, bám víu vào luận điểm cho rằng Hồ Chí Minh và đảng CSVN có công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Một khi biết rõ sự thật lịch sử thì họ sẽ cùng với toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã cùng với TT Hoa Kỳ ký kết “Tầm Nhìn Chung Việt-Mỹ”. TBT Đảng CSVN đã tuyên bố “Cuộc chiến Việt Nam được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thế nhưng cuộc chiến đó không nhằm chống lại đất nước Hoa Kỳ và càng không phải chống lại nhân dân Hoa Kỳ”. Đây là một sự kiện chuyển biến lịch sử nên lần đầu tiên, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chính thức tổ chức lễ Tưởng Niệm 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh vì lý tưởng Tự do trong cuộc chiến Việt Nam.

Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư năm 1975 sau khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút về nước theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, là cuộc chiến tốn nhiều giấy mực và không biết bao nhiêu tranh cãi cũng như bất đồng về sự tham chiến của người Mỹ 50 năm trước. Đã có 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ bỏ mình trên chiến trường Việt Nam, hàng trăm ngàn người trở về với thương tích trên thân thể và nỗi đau trong tâm hồn của người lính bị cho là tham dự không chính đáng vào một cuộc chiến ở một đất nước khác ngoài Mỹ quốc.

Thế nhưng, lời tuyên bố của TBT Đảng CSVN mới đây đã phủ nhận toàn bộ cái gọi là “Cuộc Chiến Chống Mỹ Cứu Nước” mà họ tuyên truyền mấy chục năm nay. Lời tuyên bố trên cũng thừa nhận sự sai lầm của đảng CSVN đã hy sinh hơn 4 triệu đồng bào cho một cuộc chiến phi nghĩa, mặt khác nó thừa nhận một sự thật bi thảm phũ phàng mà cố TBT đảng CSVN Lê Duẫn đã thú nhận tập đoàn Việt gian CS là công cụ tay sai khi tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc”.

Năm mươi năm sau, ngày 8 tháng Bảy 2015, bốn hôm sau Lễ Độc Lập July 4th, quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tổ chức buổi lễ kỷ niệm chính thức, mời những cựu chiến binh Hoa Kỳ thuộc các binh chủng từng chiến đấu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1960, để nói lên lời cảm ơn đồng thời ghi nhận sự hy sinh cao cả của những lính chiến đó.

Mở đầu buổi lễ, chủ tịch hạ viện John Boehner mời tất cả những cựu chiến binh hiện diện trong khán phòng đứng dậy. Trong tiếng vỗ tay vang dội của gần một ngàn người tham dự, ông John Boehner ngỏ lời tri ân những chiến sĩ mà nay tuổi đã xế chiều. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp, kéo dài và gây nhiều tranh luận nhất, ông nói, những chiến sĩ hải lục không quân cũng như bộ binh Mỹ khi còn là những thanh niên trai tráng đã can đảm nghe theo mệnh lệnh quân ngũ dấn thân vào một cuộc chiến đắt giá trên nhiều nghĩa. Theo ông, đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn một thế hệ trẻ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng tự do mà giá trị của nó luôn được ghi nhận.

(Trích LƯỢC SỬ VIỆT NAM II của Phạm Trần Anh)

LikeShow more reactions
Comment

Sunday, April 17, 2016

BẢN CÔNG BỐ THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM

NHẬN ĐỊNH RẰNG:

1.     Sau khi vi phạm Hiệp định Paris để xâm chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, Cộng Sản Việt Nam thống trị toàn thể dân tộc Việt:  một chế độ độtài toàn trị bạo ngược, tước bỏ mọi quyền tự do căn bản của người dân được long trọng quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-1948.

2.  Nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tự cho mình là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước. Cái gọi là “Quốc Hội” và “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” do đảng Cộng sản chỉ định trong một cuộc “Đảng Cử, Dân Bầu”. Quốc Hội bù nhìn, nhà nước hại dân này không được toàn dân tín nhiệm, chính giới quốc tế thường xuyên lên án gay gắt chế độ phi dân chủ. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam liên tục khủng bố trấn áp thô bạo tất cả những ai tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền, tranh đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

3.   Nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, các công ty nhà nước là ưu tiên, mọi tài nguyên đất đai là sở hữu của nhà nước. Nền kinh tế ngày càng lụn bại, tài chánh ngày càng kiệt quệ, nợ công ngày càng dâng cao và cuộc sống nhân dân ngày càng điêu đứng. Hàng triệu công nhân bị bóc lột sức lao động, hàng chục triệu nông dân bị cướp ruộng cướp đất, hàng triệu thị dân bị cướp nhà cướp cửa. Thực lực kinh tế quốc gia và điều kiện sống của công dân đứng hàng gần chót thế giới.    

4. Nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chủ trương khống chế tinh thần của toàn thể xã hội và toàn th công dân, độc quyền thông tin, độc quyền giáo dục, khuynh loát mọi hình thức văn hóa và mọi tổ chức tôn giáo. Đặc biệt trong lĩnh vực tâm linh, đảng cộng sản Việt Nam đã và đang tiêu diệt các tôn giáo chân truyền, thành lập các tổ chức tôn giáo quốc doanh nhằm phục vụ chế độ vô thần, đi ngược với truyền thống của dân tộc.Chính vì thế dối trá tràn lan, bạo lực tung hoành, văn hóa nghệ thuật chẳng có mấy công trình, khoa học kỹ thuật chẳng có mấy thành tựu, thế hệ trẻ lớn lên trở thành công dân mất tự do và vô trách nhiệm, không có trí tuệ và đạo đức. Các tôn giáo không đóng được vai trò lương tâm và giáo dục cho xã hội.

5. Nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chủ trương chế độ độc tài độc đảng, giai cấp thống trị là những lãnh chúa, cường quyền đỏ mặc sức bạo hành, tham nhũng khiến nợ công lên cao đến mức báo động, bắt dân lành nghèo khó phải gánh trả bình quân mỗi người 26 triệu đồng một cách vô lý. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sử dụng lực lượng công an là công cụ bạo lực của đảng, trấn áp và cướp bóc nhân dân, xem mạng sống của người dân như cỏ rác, tùy tiện giết người vô tội. 

Nhà Cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc về ý thức hệ và chính trị, về kinh tế và tài chánh, về thương mại và kỹ thuật.  “Đại hội đảng cộng sảViệt Nam lần thứ 12”  vừa qua đã bầu ra một tậđoàmới để thực hiện cái gọi là "Mật Ước Thành Đô", đang từng bước dâng đất nhường biển cho Trung Cộng, đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc Việt.

6. Bộ mặt thật của đảng Cộng sản Việt Nam đã phơi bầy trước nhân dân và lịch sử là một tập đoàn tham quan hại dân bán nước làm cho văn hóa suy đồi, kinh tế lụn bại, tài chánh kiệt quệ, xã hội bất công đồi trụy sa đọa, tài sản của nhân dân bị cường quyền cưỡng chiếm. Giai cấp thống trị làm giàu trên xương máu của người dân, cướp nhà chiếm đất, đẩy hàng triệu “Dân Oan” vào cảnh khốn cùng, màn trời chiếu đất không chốn dung thân. Cái gọi là “Kinh tế thị Trường Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” đã để lại một hậu quả năng nề, đất nước Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chậm tiến không theo kịp đà tiến hóa văn minh của nhân loại.

     Thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn dân trong và ngoài nước, trong phiên họp ngày 28-1-2016 giữa nhiều lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, nhiều đại diện các tổ chức trong và ngoài nước, Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam được thành lập để đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của lịch sử: "Tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền-chống đế quốc mới Trung Cộng xâm lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". 

NAY, HỘI ĐỒNG LIÊN KẾT QUỐC NỘI HẢI NGOẠI VIỆT NAM
long trọng công bố trước quốc dân và công luận quốc tế:

1. Hội đồng Liên kết Quốc nội và Hải ngoại Việt Nam là một tập hợp của đồng bào trong nước và cộng đồng Người Việt ngoài nước nhằm mục đích:

 Tranh đấu khôi phục Nhân quyền và Dân quyền tại Việt Nam, thực thi đúng lý tưởng cao đẹp của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và hai Công ước Liên Hiệp quốc về các quyền Chính trị,Dân sự, Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966.

 Bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của Tổ quốc và sự trường tồn của Dân tộc.

2. Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại quyết tâm thựhiệcámục tiêu:          
   
a-   Góp phần tích cực, tạo sức mạnh tổng hợp của dân tộc trong công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ cho đồng bào và vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.

b-   Tạo được niềm tin cho các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các tổ chức xã hội dân sự, các phong trào Dân oan, Công nhân và Tín đồ trong nước, khiếhọ sẽ tranh đấu tích cực hơn nhờ được Hội đồng Liên kết nói riêng và đồng bào hải ngoại nói chung quan tâm và hỗ trợ.

c-  Đáp ứng nguyện vọng của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, đang mong muốn một phong trào vì dân chủ và nhân quyền dâng cao và thành tựu tương tự như Liên minh vì Dân chủ của Miến Điện đã thành công gần đây.

d-  Vận động Liên Hiệp quốc, chính phủ các nước tự do và các tổ chức nhân quyền quốc tế yểm trợ, làm áp lực chặn đứng những hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền, can thiệp kịp thời cho bất cứ người dân Việt Nam nào bị sách nhiễu, đánh đập, bắt bớ, giam cầm, xử án bất công.

Kính thưa toàn thể Đồng bào, 

Hơn bốn mươi năm qua, Cộng sản Việt Nam đã rước voi Mác Lê giầy mả Tổ, cõng rắn độc "Trung Cộng" cắn gà nhà Dân Tộc, khiến đất nước  trải qua một thời kỳ bi thảm ô nhục nhất trong lịch sử. 

Toàn dân Việt Nam phải sống dưới ách thống trị bạo tàn của chủ nghĩa Cộng Sản phi nhân, phản dân tộc, thế sự đảo điên, xã hội bần cùng, lòng người ly tán, nhân tâm uất hận. Tập đoàn cầm quyền đè đầu cưỡi cổ người dân, bóc lột thậm tệ, cướp nhà chiếm đất, bắt bớ tùy tiện, đánh người cướp của, xem mạng sống người dân như cỏ rác. Đã thế, tập đoàn cầm quyền lại cam tâm khuyển mã ươn hèn tủi nhục, cúi đầu thần phục, xin làm chư hầu cho phương Bắc,  đem lại "Đại Họa" cho Dân Tộc.  

    Tiền nhân đã viết lên những trang sử oanh liệt hào hùng bằng xương máu của biết bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Một Lý Thường Kiệt đã đánh tan tành Trung Quốc năm 1075, Lê Đại Hành Phá Tống Bình Chiêm, Vua tôi nhà Trần 3 lần chiến thắng đạo quân Mông Nguyên hung hãn nhất trong lịch sử, Quang Trung Đại Đế đã “Đánh cho được để đen răng, Đánh cho được để dài tóc, Đánh cho xe giặc tan tành, Đánh cho quân thù tơi tả… Đánh cho Sử tri Nam Quốc Anh Hùng chi hữu chủ…”. Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo: "Chỉ Nước Đại Việt ta từ trước, Mới có nền Văn hiến ngàn năm... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng hào kiệt đời nào cũng có..”. Tập đoàn cầm quyền Cộng sản hèn với giặc ác với dân nhưng toàn dân Việt khí thế hào hùng bất khuất sẽ đứng lên đáp lời sông núi diệt kẻ nội thù, chống quân xâm lược. 

Trước tình trạng Tổ Quốc Lâm Nguy Sơn Hà Nguy Biến, toàn thể nhân dân Việt nam trong và ngoài nước, không phân biệt nam nữ, sắc tộc, tôn giáo, địa phương, đảng phái, chính kiến, đoàn kết một lòng, quyết tâm thể hiện lòng yêu nước bảo vệ giang sơn gấm vóc.

Thanh niên sinh viên, Đồng bào dân Oan, Công nhân bị bóc lột đồng loạt đứng lên tranh đấu để giành lại tự do, đòi quyền sống, quyền làm chủ đất nước. 

Kính Thưa toàn thể đồng bào,

Là con dân đất Việt lẽ nào chúng ta cam chịu cúi đầu khuấphục chấp nhận thân phận nô lệ, sống kiếp ngựa trâu, để tập đoàn Việt gian phản quốc ngang nhiên dâng hiến đất đai của Tổ Quốc, Dân Tộc bị tiêu diệt, Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, thế hệ hôm nay sẽ đắc tội với Tổ Tông, với con cháu muôn đời sau. 

- Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay khi 90 triệđồng bàsống trong ngụtù Cộng Sản!

- Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi  giặc Tàu - Cộng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, biển đảo của chúng ta!

- Toàn dân hãy đứng lên giành quyền làm chủ của nhân dân, để chuyển đổi lịch sử, đón mừng mùa xuân dân tộc trên quê hương Việt Nam thân yêu. .

Toàn dân Việt phải tự quyết định số phận của chính mình
và vận mệnh của đất nước chúng ta.

Đại Nghĩa Tất Thắng Hung Tàn
Chí Nhân Phải thay Cường Bạo
Nguyện cầu Hồn Thiêng Sông Núi
phù trì Dân Tộc Việt Nam
Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn
Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt.

Việt Nam Ngày 16-4-2016 

Nhằm ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 10-3 Âm Lịch

Đồng Chủ Tịch:

- HT Thích Không Tánh, Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn VN.

- LM Phan Văn Lợi, Đồng ChủTịch Hội Đồng Liên Tôn VN.

- CTS Hứa Phi (Cao Đài Chơn Truyền), Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn VN.

- Nhân sĩ Lê Văn Sóc (PGHHTT), Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn VN).

- MS Nguyễn Hoàng Hoa (Tin Lành) Đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn VN.

- BS Võ Đình Hữu, Chủ Tịch HĐĐB Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ.

- BS Đỗ văn Hội, Chủ Tịch HĐCH Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ.

- Nhân sĩ Lưu văn Tươi, Chủ Tịch HĐGS Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ.

- Nhân sĩ Nguyễn văn Tánh, Chủ Tịch UB Diễn Hành Văn Hóa, Cố Vấn CĐNVQGLB Hoa Kỳ.

- Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh, CT Phong Trào Diên Hồng Thời Đại.

- Phó TS Trần Viết Hùng, TTK Liên Hiệp Hội Thánh Em và Tín Đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh Hải Ngoại.

- Nhân sĩ Cao Xuân Khải, PCT Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Tôn Giáo Việt Nam.

- Nhân sĩ Trần văn Đông, TTK Liên Hội Người Việt Canada.

- Nhân sĩ Trần Văn Bính, Hội Người Việt Tự Do Vancouver Canada, Ban Yểm trợ Truyền Thông Khối 8406.


- BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, CT Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Hòa Liên Bang Đức.