Đôi điều về Hoàng Tử Bảo Long …
Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (chữ Hán: 阮福保隆; 4 tháng 1 năm 1936 - 28 tháng 7 năm 2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam, Ông là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, Ông có một em trai là hoàng tử Bảo Thắng, ba cô em gái là Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên và Công chúa Phương Dung tất cả đều ở Pháp, Bảo Long sinh đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936 tại điện Kiến Trung trong Đại nội Huế. Ngày 7 tháng 3 năm 1939, Bảo Long được phong hoàng thái tử khi mới 3 tuổi và bắt đầu học với nhà văn Ưng Quả, vị hoàng thân uyên bác thuộc phủ Tuy Lý Vương, người ta đồn rằng bà Nam Phương đã lén đem Bảo Long đi rửa tội và cho gia nhập Công giáo, điều này khiến cho quan hệ giữa Nam Phương và bà Thái hậu Từ Cung, vốn là Phật tử, không thuận gì cho lắm, nên về sau khi Bảo Đại cưới thêm bà phi theo Phật giáo là Mộng Điệp, Thái hậu Từ Cung không phản đối gì hế ,Bảo Long được thụ hưởng một nền giáo dục Pháp, khi Nam Phương hoàng hậu hay các quan trong triều muốn nói chuyện với Bảo Long cũng dùng tiếng Pháp; ngoài ra từ nhỏ ông ít khi tham gia các nghi lễ Phật giáo mà dự những nghi lễ theo lối Tây phương và nói chuyện với các quan Tây[2]. Vì lý do này nên mãi tới sau 1945, bằng nhiều cố gắng Bảo Long mới học thông thạo được tiếng Việt do trước ở trong nhà và sinh hoạt ông chỉ toàn nói tiếng Pháp[3].Sau ngày vua cha Bảo Đại thoái vị đánh dấu việc kết thúc nhà Nguyễn, ông cùng các em theo hoàng hậu Nam Phương về cung An Định sống và học tại trường Đồng Khánh cùng với các gia đình bình dân, năm 1947, Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra, Nam Phương đem Bảo Long và các anh chị em đến Thorenz tại Cannes, thuộc vùng biển Côte d’Azur, Pháp sinh song
Bảo Long qua đời
tại Bệnh viện Sens năm 2007, hưởng thọ 71 tuổi. Ông từ trần sau cha ông là vua
Bảo Đại gần đúng 10 năm (31 tháng 7 năm 1997) ,ông không có người thừa kế, nên
người em út của ông là hoàng tử Bảo Thắng (sinh 1943) được tiếp nhận tất cả tài
sản và những bảo vật của triều Nguyễn do Bảo Long giữ từ sau ngày mẹ ông là
hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963) đến nay,Sân vận động Huế (sân Tự Do) trước
mang tên Bảo Long vì nó cũng khánh thành cùng dịp vị hoàng thái tử này ra đời,
triều đình Huế hằng năm vào ngày sinh của Bảo Long đều tổ chức lễ Thiên Xuân
mừng sinh nhật rất long trọng ,khoảng năm 1953, hệ thống bưu chính của Quốc gia
Việt Nam có cho in một bộ tem với hình ảnh người trên tem thư là Bảo Long, nó
gồm có hai bộ: một bộ Bảo Long mặc áo dài và một bộ mặc quân phục Ngự Lâm Việt
Nam.
No comments:
Post a Comment