CỘI NGUỒN TRĂM HỌ
Thực
tế đã minh nhiên lý giải ý nghĩa của sự việc lạ thường là mẹ Tiên sinh ra trăm
trứng nở trăm con để rồi mỗi người con đi khắp nơi phát cỏ lập ấp trở thành một
trăm chi tộc Việt mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Mỗi chi tộc do một
người con trai đứng đầu vâng lời bố Lạc đến một vùng đất mới khai phá đất đai,
phát cỏ mở đất để lập ấp sinh sống và lập ra một dòng họ. Chính từ đó mới có ý
niệm bách tính nghĩa là trăm họ của Việt tộc mà trước đây, sự nô dịch văn hoá
Hán khiến chúng ta cứ nghĩ là của Hán tộc. Đây chính là vấn đề cốt lõi ẩn chứa
trong huyền thoại mà tiền nhân ta thuở dựng nước đã gửi gấm cho thế hệ con cháu
Việt Nam ngàn sau.
Bách
Việt Ngọc Phả Truyền Thư viết: “Nhà thì
có gia phả cũng như nước thì có Quốc Sử. Phải ghi lại cho tinh tường để tổ quốc
ghi công. Non sông gấm vóc, đời này qua đời khác đến. Bên văn thì hiền lương,
bên võ thì lão luyện. Vị thế nước nhà thật rực rỡ. Đầu đuôi các thế hệ được ghi
chép, biên khảo để truyền về sau. Đầu tiên chỉ chép vị Tổ tối cao. Tổ quốc ta
được tính từ tổ xa xưa đó, vị tổ gốc rễ, vị tổ từ đất mẹ truyền đến chúng ta đã
hàng muôn nghìn đời giống như cây thì phải có gốc, nước thì phải có nguồn.
Trước mắt chúng ta hãy tính từ “Ba vua mở nước”. Vậy từ xa xưa, nước ta đã có các vua Hùng làm chủ nước non với bản đồ
hoa sen nở rộ, tính từ khi Kinh Dương Vương đứng đầu “Ba vua mở nước”.[1]
Theo
nhà nghiên cứu Bùi văn Nguyên thì bản “Bách Việt Ngọc Phả Truyền Thư” do trưởng
họ Nguyễn Đức ghi vào năm thứ tư đời Đinh Tiên Hoàng tức năm Tân Mùi 971 hiện
còn lưu giữ ở làng Vân Lôi Hà Tây mà xưa kia là làng Vân Nội thuộc phủ Thanh
Oai tỉnh Hà Nội. Từ đường họ Nguyễn gốc ở làng Vân Nội thờ từ Tổ Phục Hy gọi là
Đế Thiên và Thần Nông gọi là Đế Thần trở xuống cho đến các vua Hùng. Theo đương
kim Tộc trưởng ông Nguyễn văn Tằng thì đền thờ từ Kinh Dương Vương xuống tới
các vị vua triều Nguyễn. Trong từ đường có bức hoành phi và đôi câu đối do
triều Nguyễn tặng: “Quốc Ân Gia Khánh”. Đôi câu đối là “Muôn thuở phúc nhà lòng kính Tổ,
Chín trùng lộc nước áo vua ban”.
Sở dĩ
có họ Nguyễn gốc là vì tổ tiên ta lấy địa danh cái gò núi đất ở Vân Lôi xưa kia
là Phong Châu nơi họ Nguyễn sinh tụ. Chữ Nguyễn bên trái chữ phụ là cái gò đất,
bên phải là chữ nguyên nghĩa là đầu tiên. Trong khi đó, một nguồn thư tịch khác
cho biết là ngay từ thời cổ đại ở Cam Túc một tỉnh tiếp giáp với vùng Tam Giang
Bắc, trên đường thiên di của Việt tộc đã sinh tụ tại đây nên cổ thư đã nói tới
một nước Nguyễn (Rhuan). Về sau họ Nguyễn thiên cư dần xuống trung nguyên rồi
Hoa Nam và Việt Nam bây giờ.
Ngày
nay, các nhà nghiên cứu đều ghi nhận rằng Việt Nam có 3 dòng họ lớn là họ Trần,
họ Lê và họ Nguyễn là đông nhất vì theo các nhà nghiên cứu thì họ Nguyễn đã
thiên cư dần từ Cam Túc, Thiểm Tây xuống Hoa Nam rồi Việt Nam. Mặt khác, đời
Trần vào thế kỷ 12 sau khi sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh,
Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ ông tổ họ Trần tên Lý nên bắt tất cả những ai mang
họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn. Chính vì vậy họ Nguyễn ngày càng đông hơn.[2]
Ngày nay, các nhà nghiên
cứu đều ghi nhận rằng Việt Nam có 3 dòng họ lớn là họ Nguyễn, họ Trần và họ Lê.
Trong 3 họ này, họ Nguyễn là đông nhất vì theo các nhà nghiên cứu thì họ Nguyễn
đã thiên cư dần từ Cam Túc, Thiểm Tây xuống Hoa Nam rồi Việt Nam. Mặt khác, đời
Trần vào thế kỷ 12 sau khi sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh,
Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ ông tổ họ Trần tên Lý nên bắt tất cả những ai mang
họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn. Chính vì vậy họ Nguyễn ngày càng đông hơn.
NHỮNG DÒNG
HỌ DỰNG NÊN CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG LỊCH SỬ VIỆT.
Theo
nhà nghiên cứu Gia phả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ thì Việt Nam có khoảng 140 dòng họ.
Khi nghiên cứu các dòng họ ở Việt Nam, người ta phải căn cứ vào lịch sử thiên
cư của Việt tộc, bao gồm các quốc gia Bách Việt và các triều đại trong lịch sử,
các chiến công lẫy lừng của các danh tướng, các anh hùng danh nhân văn hoá tựu
chung có thể liệt kê một số dòng họ chính nổi bật nhất như sau:
1. NHỮNG DÒNG HỌ DỰNG NÊN
CÁC TRIỀU ĐẠI
- Họ Hồng: Họ Hồng Bàng.
- Họ Lạc (Lị, Lộ, Ló ..): Họ của bố Lạc Long
Quân.
- Họ Âu (Ngu): Họ của mẹ Âu (Cơ).
- Họ Hùng: Hữu Hùng thị, được xem như họ của các
vua Hùng. Thời Hai bà Trưng cũng nhận là kế lại nghiệp Hùng nên lấy tên nước là
Hùng Lạc.
- Họ Triệu: Triệu Đà lên ngôi vua lấy hiệu là
Triệu vũ Vương thành lập quốc gia Việt. Về sau có vua Bà Triệu thị Trinh khởi
nghĩa năm 248 chống quân Ngô. Triệu Quang Phục lên ngôi lấy hiệu là Triệu Việt
Vương (549-571).
- Họ Trưng: Trưng Trắc, Trưng Nhị …
- Họ Khu: Năm 139, nhân dân Nhật Nam dưới sự
lãnh đạo của Khu Liên đánh chiếm huyện Tượng Lâm thành lập nước Lâm Ấp. Sử Tàu
chép là Lâm Ấp chính thức thành lập vào niên hiệu Sơ Bình 190-192.
- Họ Phạm: Phạm Văn, Phạm Phật làm vua nước Lâm
Ấp.
- Họ Lý: Nhà Tiền Lý từ năm 544 đến năm 602, Lý
Bí lên ngôi lấy hiệu là Lý Nam Đế, thành lập quốc gia Vạn Xuân. Lý Phật Tử
(571-673). Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ mở ra triều
đại nhà Lý dài 215 năm (1010-1215).
- Họ Mai: Mai Thúc Loan lên ngôi được suy tôn là
Mai Hắc Đế (722-725).
- Họ Phùng: Phùng Hưng được nhân dân suy tôn là
Bố Cái Đại Vương sau khi khởi nghĩa đánh bại quân Đường giành quyền tự chủ cho
nước nhà (783-791).
- Họ Khúc: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm
906.
- Họ Dương: Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán.
- Họ Ngô: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
(937-965).
- Họ Đinh: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất nước nhà 967.
- Họ Lê: Lê Hoàn, Lê Lợi.
- Họ Trần: Trần Cảnh.
- Họ Hồ: Hồ Quý Ly, Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
- Họ Mạc: Mạc Đăng Dung.
- Họ Trịnh: Trịnh Kiểm.
- Họ Nguyễn: Nguyễn Hoàng.
Sau
khi Mã Viện thắng Hai Bà Trưng đã tàn sát dân ta, chúng còn bắt hàng trăm “Cừ
Soái” đem sang Tàu, số những người còn lại mang họ này phải tìm cách đổi họ
thay tên nên dòng họ Trưng, họ Thi, họ Chử, họ Hùng, họ Thục hầu như không còn
nữa.
2.
NHỮNG DÒNG HỌ LẬP NÊN
CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH TRONG LỊCH SỬ:
- Họ Chu: Năm 158, Chu Đạt lãnh đạo nhân dân Cửu
Chân nổi lên đánh chiếm Nhật Nam. Năm 163, Chu Cái cùng với -- Hồ Lan lãnh đạo
nhân dân nổi lên đánh chiếm huyện Quế Dương, Thương Ngô.
- Họ Bốc, họ Hồ, họ Phan: Từ 160-180, nhân dân
Thương Ngô dưới sự lãnh đạo của Bốc Dương, Phan Hồng, Lý Nghiêu, Hồ Lan, Chu
Cái nổi lên đánh chiếm Thương Ngô.
- Họ Lương: Tháng giêng năm 178, anh hùng dân
tộc Lương Long lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân các quận Hợp Phố,
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi lên đánh chiếm quận huyện, làm chủ đất nước
được 4 năm.
- Họ Ninh: Ninh Trường Châu nổi lên chiếm Uất
Lâm và Thủy An Quảng Tây bây giờ.
- Họ Lý: Lý Trường Xuân và Lý Tự Tiên khởi nghĩa
chống giặc Đường.
- Họ Dương: Năm 806, Dương Thanh nổi dậy giết Lý
Tượng Cổ và hơn 1 ngàn quân Đường.
Ngoài
những dòng họ Việt ở Việt Nam bây giờ, chúng ta còn phải kể tới những dòng họ
Việt cổ ở Hoa Nam mà sử sách Trung Quốc gọi là Bách Việt. Từ trước đến nay, các
sử gia Việt Nam do thiếu tài liệu nên thường cho rằng phần lớn họ Việt đều là họ
Tàu, từ Trung Quốc xuống Việt Nam. Sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm “Việt
Nam Sử Lược” viết về dòng dõi Lý Nam Đế như sau: “Lý Bôn có người gọi là Lý Bí, vốn dòng dõi người Tàu, tổ tiên đời
Tây Hán phải tránh loạn chạy sang Giao Châu, đến lúc bấy giờ đã là 7 đời, thành
ra người bản xứ …” hoặc “Nguyên họ Hồ
là dòng dòng dõi nhà Ngu bên Tàu nên đặt quốc hiệu là “Đại Ngu”.
Đặc
biệt là các nhà sử học Mác Lê viết sử theo nghị quyết của đảng CSVN nên viết
rằng nước ta chỉ nằm trong phạm vi Bắc và Trung VN hiện nay và cũng chép rằng
Lê Quý Ly, cháu 4 đời của Hồ Liêm, dòng dõi Hồ Hưng Dật người Triết Giang bên
Tàu. Gần đây, Lê Trung Hoa trong “Họ và
tên người Việt Nam” vẫn viết theo sách sử cũ: “Phần lớn các họ của người Kinh có nguồn gốc từ Trung Quốc như Trần,
Lê, Lý, Đỗ … Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và tiếp tục sau đó, nhiều quan lại
và thường dân Trung Quốc đã sang định cư ở nước ta, rồi sinh con đẻ cháu, dần
dần trở thành người Việt. Xin nêu ra một vài dẫn chứng như Trần Lãm, cha nuôi
của Đinh Bộ Lĩnh, vốn là con ông Trần Công Đức, quán ở Trấn Quảng Đông, từ
Trung Hoa sang hùng cứ ở Bố Hải Khẩu, nay là xã Kỳ Bố, huyện Vũ Tiên, phũ Kiến
Xương tỉnh Nam Định, mà tự xưng là Trần Minh Công…”.
Ngay
cả họ Nguyễn, một họ lớn nhất của người Việt chiếm 38% thì Lê Trung Hoa cũng
cho có nguồn gốc Trung Hoa vì: “Đời Tấn,
bên Trung Quốc có Nguyễn Tịch nổi danh với điển tích Mắt xanh. Đồng thời với
Nguyễn Tịch có Nguyễn Hàm, một nhà thơ nổi tiếng!”. Thực ra, tất cả đều là
họ của người “Trung Quốc gốc Việt cổ” ở Hoa Nam lãnh thổ Trung Quốc bây giờ.
Ông Tổ nhà Lý, Lý Công Uẩn là chi Hmong-Mien của Bách Việt, nhà Trần, nhà Hồ,
Nhà Tây Sơn đều là người Mân Việt (Min Yue) ở Phúc Kiến, Triết Giang nên đều là
người Việt trong đại chủng Bách Việt.
3. NHỮNG
HỌ VIỆT CỔ Ở ĐÔNG VÀ NAM TRUNG QUỐC
Ngày
nay sự thật lịch sử đã được phục hồi sau hàng ngàn năm bị che phủ bởi lý của kẻ
mạnh. Sự thật lịch sử đã xác nhận là lãnh thổ của nước Xích Quy rồi Văn Lang
của Việt tộc thời xưa còn ở lưu vực 2 con sông Hoàng Hà Dương Tử của Trung Quốc
bây giờ. Suốt dòng lịch sử Việt, người Việt cổ đã phải thiên cư rời bỏ địa bàn
sinh tụ trước kẻ thù Hán tộc xâm lăng phương Bắc chạy xuống phương Nam. Số còn
lại trải qua hàng ngàn năm thống trị của Hán tộc với chủ trương đồng hoá, buộc
họ phải theo phong tục tập quán Hán. Thế nhưng, trải qua hàng ngàn năm bị nô
dịch nhưng họ vẫn giữ bản sắc Việt nên tuy sinh hoạt giống như người Hán nhưng
không bao giờ hoá thành người Hán được.
Chính
vì vậy, tuy cùng gọi là người Trung Quốc nhưng người Nam TQ và người Bắc TQ
khác nhau hoàn toàn từ con người đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán.
Người Miền Nam Trung Quốc vẫn gọi nhau bằng họ như ông Trần, ông Lý… chứ không
gọi bằng tên chính để nhận biết, trân trọng cội nguồn Việt cổ của tổ tiên họ.
Như vậy, người dân ở miền Nam TQ hiện nay là người Trung Quốc gốc Việt cổ nên
họ của dân Hoa Đông, Hoa Nam chính là họ Việt như họ Lý, Lưu, Trương, Mai, Lâm,
Trịnh ... Ngay từ thời Chu khi Hồ Công lấy công chúa Chu, vua Chu cắt đất Trần
phong cho Hồ Công. Hồ Công lấy đất phong lập ra triều Trần của dòng họ Trần ở
lưu vực phía Đông sông Dương Tử.
Sử
sách Việt ghi tổ tiên của Lê Quý Ly và Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm vốn họ Hồ
ở đất Trần là người Việt cổ. Hồ Quý Ly đặt tên nước là “Đại Ngu” hàm nghĩa là
dòng dõi vua Thuấn họ Ngu. Hồ Quý Ly nuôi tham vọng mở ra triều đại thanh bình
thịnh trị như thời Đường Ngu tức Nghiêu Thuấn thuở xưa nên mới đặt tên nước là
Đại Ngu. Theo các nhà nghiên cứu thì Ngu về sau trại âm ra là Âu, Ngu Cơ=>
(Ou Cơ) => Âu Cơ. Chữ Cơ có nghĩa là người con gái xinh đẹp nên truyền
thuyết Rồng Tiên với mẹ Âu Cơ nghĩa là
mẹ Âu xinh đẹp như tiên.
Trong
suốt trường kỳ lịch sử, Bách Việt ở Nam Trung Quốc luôn vùng lên giành lại đất
Tổ Trung Nguyên mỗi khi Hán tộc suy yếu. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, các quốc gia
Bách Việt của con Rồng cháu Tiên như Việt, Ngô rồi Sở nhiều lần đánh thắng các
nước lên ngôi Bá chủ Trung nguyên. Thế nhưng do ở rải rác khắp trung nguyên,
giới lãnh đạo vì quyền lợi cá nhân dòng họ đã gây chiến tranh chém giết lẫn
nhau để rồi cuối cùng bị đế quốc Tần tiêu diệt. Khi triều Tần xụp đổ, Hạng Võ
người Sở Việt cùng Lưu Bang người Hán quyết chiến một mất một còn giành quyền
làm chủ Trung nguyên. Hạng Võ ỷ tài “Lực bạt sơn hề khí cái thế”, anh hùng khí đoản
nên kiêu căng không nghe lời của quân sư Phạm Tăng nên bị Lưu Bang vây khốn
phải tự sát. Thế là chấm dứt thời kỳ “Hán Sở Tranh Hùng” nên Trung nguyên lại
về tay Hán tộc để lại bao thương tiếc cho người dân Sở Việt ở Hoa Nam.
Kẻ
thù Hán tộc phương Bắc vốn là một tộc người du mục đời sống buộc phải có tổ
chức, đoàn kết, sức mạnh võ biền, rất thạo việc chiến tranh, thiên về lý trí
nên tình cảm lạnh lùng đến mức khô cằn. Trong khi đó, các nước Bách Việt ở
phương Nam định cư rải rác khắp Trung nguyên là cư dân nông nghiệp đời sống
thiên về tình cảm, thịnh về văn hoá nhưng kém về võ lực nên Hán tộc thắng một
cách dễ dàng. Mặt khác, các quốc gia Bách Việt ở tản mạn khắp Trung nguyên nên
vì quyền lợi quốc gia, xem nhẹ tình đồng chủng nên không biết đoàn kết để thống
nhất sức mạnh mà thường đánh lẫn nhau để giành ngôi vị thủ lĩnh. Thời Xuân Thu
Chiến Quốc với sự hưng thịnh của Ngô, Việt, Sở vùng lên làm bá chủ Trung Quốc
một thời gian, sau đó Ngô lại đánh Việt, Việt diệt Ngô rồi Sở diệt Việt để rồi
cuối cùng lại bị Hán tộc thống trị như cũ.
Cuối
đời Đường, tình hình Trung Quốc tam phân ngũ liệt nên sử sách gọi thời kỳ này
là thời Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Bắc gồm 5 triều đại nối tiếp là: Hậu Lương,
Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu được xem là chính thống của Trung Quốc.
Trong khi đó ở miền Nam, cư dân Hoa Nam gốc Việt nổi lên giành độc lập và thành
lập 10 nước Bách Việt gồm:
- Nước Ngô do Dương Hành Mật lập ra ở An Huy.
- Nước Thục do Vương Kiến thành lập ở Tứ Xuyên.
- Ngô Việt do Tiền Cù thành lập ở Triết Giang.
- Sở do Mã Ân lập ra ở Hồ Nam.
- Mân do Vương Thẩm thành lập ở Phúc Kiến của
Mân Việt.
- Nam Hán do Lưu Ẩn thành lập ở Quảng Đông. Thực
ra tên nước lúc ban đầu lấy tên rặng núi Ngũ Lĩnh ở Hoa Nam là Đại Việt đặt tên
nước, rồi về sau đổi là Nam Hán vì ở phía Nam sông Hán.
- Nam Bình do Cao Bảo Dung thành lập ở Hồ Bắc.
- Hậu Thục do Mạnh Trí thành lập ở Tứ Xuyên.
- Nam Đường do Lý Thắng thành lập ở Giang Tô.
- Bắc Hán do Lưu Sùng thành lập ở vùng Sơn Tây
phía Bắc sông Hán.
Thực
tế này được nhà Trung Hoa học, học giả H. Wiens nhận xét một thực trạng đau
lòng là “Bao nhiêu cuộc trổi dậy của Bách
Việt đều thất bại vì người Lĩnh Nam tự phá lẫn nhau…”. Lịch sử đã chứng
minh khi các chi Việt thuộc các nước Ngô, Việt, Sở bỏ Hoa Nam chạy xuống Bắc và
Trung Việt Nam hợp nhất với Lạc Việt và các chi Việt khác định cư tại đây từ
trước tạo nên một sức mạnh tổng lực nên đã đánh thắng bao cuộc xâm lược của Hán
tộc để tồn tại mãi tới ngày nay.
Thế
là từ huyền thoại đến hiện thực lịch sử đã minh nhiên xác định Việt tộc bao gồm
rất nhiều chi tộc như Lạc Việt, Âu Việt, Mân Việt, Dương Việt, Đông Việt, Liêu
Việt, Quỳ Việt, Điền Việt, Kiềm Việt, La Việt... Sử gia Tư Mã Thiên trong bộ Sử
Ký đã viết: “Nước Sở, nước Việt đều là
dân Việt. Dân nước Sở họ Mị, dân nước Việt họ Tự (Từ)”. Nhà nghiên cứu
Tscheppe ghi nhận Phù Sai, Hạp Lư, Câu Tiễn đều là họ Việt. Người Mường là
người Việt cổ sơ còn giữ được một vài họ cổ là họ Ai, họ Kem, họ Khói, họ Sa,
họ Xạ. Hiện nay đồng bào Mường còn giữ một số họ như Bạch, Bùi, Cao, Đinh, Hà,
Hoàng, Lê, Phạm, Quách, Trịnh Xa trong đó Đinh, Quách, Bạch, Hoàng là nhiều
nhất.
Cổ sử
Trung Quốc cho biết Hoàng Đế Li Vưu, cổ thiên tử là thủ lĩnh của Tam Miêu chính
là đồng bào Hmong Mien gồm đồng bào Dao và Miêu (Mèo) trước đây một thời làm
chủ Trung nguyên. Tất cả đồng bào thiểư số đều là những chi tộc Việt, là anh em
cùng chung một bào thai của mẹ Âu nên chúng ta vẫn gọi nhau một cách thân
thương là đồng bào, là bà con cô bác, chú dì, anh chị…
[1]. Theo “Bách Việt Ngọc
phả Truyền thư” thì sau chiến thắng lẫy lừng Đống Đa đẩy lùi 20 vạn quân Thanh
xâm lược vị Hoàng Đế anh minh lỗi lạc của dân
tộc đã thân hành đến nói chuyện thân mật với các vị bô lão, hương chức
và dân làng Vân Lôi.
[2] Bùi Văn Nguyên: Việt Nam
và Côi Nguồn Trăm Họ, NXB Khoa Học Xã Hội 2001 tr 261.
No comments:
Post a Comment