Friday, September 30, 2016

GHPGVNTNHK Cầu An Cho HT Không Tánh, Chùa Liên Trì
27/09/201600:00:00(Xem: 336)
GHPGVNTNHK Cầu An Cho HT Không Tánh, Chùa Liên Trì

SANTA ANA (VB) – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức lễ cầu an cho Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì vào chiều tối Thứ Bảy, ngày 24 tháng 9 năm 2016 tại Chùa Bát Nhã, địa điểm mới trên đường First Street, Thành Phố Santa Ana, với sự tham dự của chư tôn đức Giáo Phẩm, các vị dân cử Việt-Mỹ, các tổ chức Cộng Đồng người Việt tị nạn CS, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đồng hương Phật tử.

Được biết Chùa Liên Trì do Hòa Thượng Thích Không Tánh làm Trú Trì, tọa lạc tại Thủ Thiêm, Sài Gòn là một trong những cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một Giáo Hội không được chính quyền CSVN công nhận, đã bị chính quyền CSVN cưỡng chế hôm 8 tháng 9 năm 2016. Hôm xảy ra vụ cưỡng chế, Hòa Thượng Thích Không Tánh đã bị ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Buổi lễ được điều hợp tổng quát bởi Giáo Sư Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Pháp Chế Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK.



Các vị dân cử và tổ chức Cộng Đồng phát biểu trong lễ cầu an cho HT Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì.(Photo VB)

Mở đầu buổi lễ là nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Phật Giáo và phút nhập từ bi quán do ông Lê Quang Dật, đại diện Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam điều hợp.

Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện Chủ Chùa Bát Nhã, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, chào mừng quan khách và phát biểu khai mạc buổi lễ. Hòa Thượng cho biết đúng ra Giáo Hội đã tổ chức lễ cầu an cho Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì ngay sau khi Chùa bị chính quyền CSVN cưỡng chế, nhưng vì lúc đó Chùa Bát Nhã đang dời từ Chùa cũ sang Chùa mới không thể thực hiện. Hòa Thượng Nguyên Trí cho biết Hòa Thượng đã có giao tình pháp lữ từ mấy chục năm trước. Chùa Liên Trì lại là do một Sư Ông từ Phú Yên vào thành lập. Lúc trước Hòa Thượng vẫn thường hỗ trợ Hòa Thượng Không Tánh trong các công tác từ thiện xã hội. Hòa Thượng nhấn mạnh dù là Chùa nhỏ, nhưng Chùa Liên Trì vẫn gói gém tình tự dân tộc và đạo pháp ở đó từ 70 chục năm nay. Chính quyền CSVN cưỡng chế phá hủy Chùa Liên Trì như vậy là chà đạp tự do tôn giáo, là xúc phạm nơi thờ phượng tôn nghiêm của bao nhiêu Phật tử. Trước khi dứt lời, Hòa Thượng nói buổi lễ hôm nay để tất cả mọi người một lòng hướng về quê nhà cầu nguyện cho Hòa Thượng Không Tánh khỏe mạnh, cầu nguyện cho Chánh Pháp trường tồn và cho mọi người dân trong nước luôn có cuộc sống an cư lạc nghiệp.



Quang cảnh trong lễ cầu an cho HT Không Tánh và Chùa Liên Trì.(Photo VB)

Các vị dân cử Việt-Mỹ và các tổ chức Cộng Đồng người Việt tị nạn lần lượt phát biểu cảm tưởng về việc Chùa Liên Trì bị CSVN cưỡng chế. Tất cả đều lên án chính quyền CSVN đã cưỡng chế và phá hủy Chùa Liên Trì là cơ sở của GHPGVNTN xem đó như là hành động đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền tự do hành đạo của Hòa Thượng Thích Không Tánh. Các vị dân cử và đại diện Cộng Đồng cũng đã góp lời cầu nguyện cho Hòa Thượng Không Tánh và Chùa Liên Trì. Tất cả các vị phát biểu đề kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại cùng tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào trong nước đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Những vị phát biểu gồm có ông Phát Bùi, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove kiêm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California; Thị Trưởng Thành Phố Westminster Tạ Đức Trí; Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang thuộc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam; Ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai; ông Lê Quang Dật (Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo Nhân Quyền Việt Nam); Ứng cử viên Nghị Viên Thành Phố Westminster Kimberly Hồ; Kỹ sư Tạ Trung, Ứng cử viên Học Khu Huntington Beach; Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa thuộc Hội Đền Hùng Hải Ngoại; Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, v.v…




Hàng ghế đầu, từ trái, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Quảng Thanh, HT Thích Minh Nguyện trong lễ cầu an cho HT Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì.(Photo VB)

Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, trong phần phát biểu nói rằng Hòa Thượng đại diện GHPGVNTTG bày tỏ sự phản kháng CSVN đã phá bỏ Chùa Liên Trì. Hòa Thượng khuyên đồng bào Phật tử hãy giữ vững niềm tin và không sợ hãi để đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và toàn vẹn lãnh hải lãnh thổ Việt Nam. Hòa Thượng nói rằng chúng ta sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được cho công cuộc đấu tranh này.

Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn tại Hoa Kỳ, đại diện Hội Đồng Liên Tôn dâng lời cầu nguyện chư Phật gia hội cho Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì sớm thoát qua khoải đại nạn mà CSVN đã gây ra. Hòa Thượng cũng cầu nguyện cho tự do, dân chủ và nhân quyền sớm trở về trên quê hương Việt Nam.

Từ phải, HT Thích Nguyên Siêu, HT Thích Giác Sĩ, HT Thích Nhật Quang, TT Thích Tâm Bình trong lễ cầu an cho HT Thích Không Tánh và Chùa Liên Trì.(Photo VB)

Tiếp theo là nghi lễ cầu an và đốt nến cầu nguyện do chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đồng cử hành một cách trang nghiêm trọng thể.

Tham dự lệ cầu an còn có Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK; Hòa Thượng Thích Nhật Quang, Đệ Nhị Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK; Hòa Thượng Thích Giác Sĩ, Phó Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK; Thượng Tọa Thích Tâm Bình, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Nghi Lễ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK; Đai Diện Giám Sát Viên Andrew Đỗ, ông Hứa Trung Lập thuộc Liên Minh Quang Phục Việt Nam; ông Hoa Thế Nhân của Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa; ký giả Thanh Phong của Nhật Báo Viễn Đông, nhà báo Du Miên của Đài Truyền Hình VNA 57.3; phóng viên Phan Đại Nam của Đài SBTN; Thảo Nguyễn của Đài Little Saigon TV, v.v…

Thursday, September 29, 2016

https://youtu.be/2eYyg60Wy18

TUYÊN CÁO

Đất nước Việt Nam đang trải qua một thời kỳ bi thảm nhất đe dọa sự tồn vong của cả Dân tộc. Kể từ thời vua Hùng lập quốc qua các triều đại phong kiến nhưng chưa bao giờ trong lịch sử có triều đại nào cam tâm bán nước như những tên Thái Thú Xác Việt Hồn Tàu Phù trong bộ chính trị của tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước ngày nay.

Năm 1958, thi hành lệnh của Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng ký công hàm dâng biển cho Trung Quốc. Sau đó, Hồ Chí Minh chỉ thị cho Phạm Văn Đồng và viện Sử học sửa đổi lịch sử, xác nhận nước Văn lang mới thành lập vào thiên niên kỷ thứ 1 trước Dương lịch và chỉ bao gồm Bắc và Bắc Trung phần Việt Nam và 1 phần phía Nam tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc để nhường toàn bộ đất đai thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc cho Trung Quốc. Đây là hành động bán nước công khai trên sách sử của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt gian.

Ngày 30-4-1975, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vi phạm hiệp định Paris đem quân xâm chiếm miền Nam để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, mở đường cho Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Ngày 3-9-1990, sau khi Liên Sô sụp đổ thì tập đoàn Việt gian Cộng sản phải sang Thành Đô Trung Quốc ký "Mật Ước" Bán nước, cam kết trở thành một bang tự trị của Trung Quốc năm 2020.

Thực hiện mật ước bán nước từng bước một, tập đoàn Việt gian Cộng ký Hiệp ước phân định biên giới chính thức nhượng một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn và chính thức nhường cho Trung Quốc khai thác tài nguyên hơn 11.000 km2 trong vùng vịnh Bắc Việt.

Năm 2011 Việt gian Nguyễn Phú Trọng bắt các em thiếu nhi VN phải cầm cờ TQ có 6 ngôi sao để đón tiếp Tập Cẩm Bình và cho trình chiếu trên màn hình VTV4 lá cờ Trung Quốc được thêm 1 ngôi sao chư hầu để đón tiếp Tập Cận Bình.

Ngày 12-7-2016, khi tòa án trọng tài Quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "Đường Lưỡi Bò Trung Quốc" thì tập đoàn Việt gian Cộng sản không dám kiện Trung Quốc mà lại còn đàn áp người dân xuống đường phản đối Formosa và ủng hộ phán quyết của Tòa Án Trong Tài Quốc Tế La Haye. Đặc biệt, tập đoàn Việt gian CS đã đưa 2 chiếc máy bay ra biển Đông để cho Tàu Cộng bắn hạ, hy sinh 9 người lính không quân để lấy cớ hủy bỏ đường bay quốc tế ngoài biển Đông, thiết lập đường bay trong lãnh thổ để nhường lại vùng trời không phận vùng trời ngoài biển Đông cho Trung Quốc.

Đại họa mất nước bắt đầu từ khi Nguyễn Tất Thành lấy bí danh Nguyễn Ái Quốc đã “Rước voi Mác Lê về dày mả Tổ Hùng Vương” đến Trường Chinh, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Phú Trọng lại “Cõng rắn độc Trung Cộng về cắn gà nhà Việt Nam”. Đặc biệt, mới đây tập đoàn Việt gian CS đã bỏ môn lịch sử và bắt học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học chữ Tàu để Hán hóa, Tàu hóa dân tộc Việt. Tất cả đã chứng tỏ bộ mặt thật Việt Gian Hại dân Bán nước của tập đoàn Việt gian Cộng sản. Trước hành động phản quốc hại dân của tập đoàn Việt gian Cộng sản, Nhân danh toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước và ở Hải ngoại, chúng tôi long trọng tuyên cáo trước Quốc Dân Đồng Bào và Công luận Quốc Tế:

1. Tập Đoàn Việt gian Cộng sản Bất Nhân Hại Dân Bán Nước cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm, phải đền tội "Phản Quốc" trước toàn dân trong ngày Lịch sử phán xét tới đây.

2. Cái gọi là nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không do nhân dân bầu ra trong một cuộc bầu cử dân chủ tự do nên tất cả những ký kết với Trung Quốc đều vô giá trị.

3. Toàn thể nhân dân Việt Nam nhiệt liệt ủng hộ tiếng nói công chính, lương tri nhân loại của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế CPA với Phán Quyết không công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc.

4. Nhiệt liệt ủng hộ cuộc xuống đường biểu tình đòi tống cổ Formosa và truy tố những kẻ bao che đồng lõa gây tội ác với Formosa của hơn 30 ngàn giáo dân Địa phận Vinh dưới sự cai quản của Giám Mục yêu nước thương dân Nguyễn Thái Hợp.

5. Tha thiết kêu gọi đồng bào Việt Nam ở Hải Ngoại mỗi người ủng hộ 1 US Dollars để hưởng ứng phong trào "Một Triệu chén cơm cho đồng bào nạn nhân thảm họa Formosa và gây quỹ khởi kiện Tập đoàn Formosa trước Tòa Án Quốc Tế. Cùng với đồng bào trong nước, đồng bào Việt Nam chúng ta ở Hải ngoại không mua thực phẩm độc hại của Trung Quốc, thực phẩm Việt Nam dán nhãn hiệu Trung Quốc và Hạn chế tối đa việc gửi tiền về Việt Nam, chỉ gửi tiền khi thật sự cần thiết ... Kinh tế khủng hoảng, nợ công ngập đầu, ngân sách một số địa phương đã trống rỗng cạn kiệt nên chế độ CS Việt gian đang sống thoi thóp nhờ tiền của đồng bào chúng ta gửi về. Nếu không có số tiền hàng tỉ Mỹ Kim gửi về, chế độ CSVN sẽ sụp đổ không phương cứu chữa.

6. Cực Lực lên án hành động "Phá Chùa Chiếm Đất" của bạo quyền CS Việt Nam và đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ đưa nhà nước CHXHCN Việt Nam vào lại danh sách CPC.

7. Tha thiết kêu gọi đồng bào Việt Nam trong nước hãy đứng lên tranh đấu đồng loạt giành lại dân chủ tự do, giành lại quyền sống làm người góp phần cứu dân cứu nước. Đồng bào Hải Ngoại Quyết tâm đoàn kết một lòng, Yểm Trợ quốc nội, Diệt Kẻ Nội Thù, Chống quân Xâm Lược.

Làm tại Sanjose ngày 25-9-2016

1. Diên Hồng Thời Đại Việt Nam: Phạm Trần Anh.
2. Tập Thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Tây Bắc Hoa Kỳ: BS Phạm Đức Vượng.
3. Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali: Ô Mai Khuyên.
4. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California: Ô Phạm Hữu Sơn.

Monday, September 26, 2016

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT ĐỒNG HÀNH CÙNG NẠN NHÂN FORMOSA

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đồng hành cùng với bà con ngư dân khởi kiện Formosa

Đăng ngày 
GNsP (26.09.2016) – Thấu hiểu được nỗi khổ đau của bà con ngư dân Miền Trung đói khổ, mất cơ nghiệp, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã vội vã vượt khoảng 350 km, mất khoảng 6 giờ, để đi từ Đan viện Châu Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh cùng đồng hành với bà con ngư dân Miền Trung đang tham gia tiến trình khởi kiện Formosa, bắt đầu từ ngày 26.09.2016.
Phái đoàn Đức tổng Giuse đến giáo xứ Đông Yên mới vào lúc 15 giờ cùng ngày. Cha Phêrô Trần Đình Lai, Quản xứ giáo xứ Đông Yên, đã tiếp đón ngài trong sự kính trọng. Trong câu chuyện, cha Phêrô đã chia sẻ cho Đức Tổng Giuse biết những khó khăn mà con bà con ngư dân Miền Trung tham gia khởi kiện do cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, điều phối.
Sau đó, Đức tổng Giuse và phái đoàn xuống thăm giáo xứ Đông Yên cũ. Tại đây, khói đen nhả mù trời thoát ra từ các ống xả thải của khu công nghiệp Formosa hoạt động liên tục ngày và đêm. Formosa đã thừa nhận là “thủ phạm” gây ra vụ thảm họa cá biển chết trắng hàng loạt tại các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016 vừa qua, tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào cấm cản khu công nghiệp này ngưng xả các độc tố ra biển, môi trường không khí…
“Bảo vệ công lý là nhiệm vụ của mọi người”, là thông điệp Đức tổng Giuse gửi đến bà con ngư dân, người dân VN cũng như những người có trách nhiệm với sự tồn vong của Dân việt.
Một chuyên gia xin được giấu tên bình luận về khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Formosa không đơn thuần là khu kinh tế, nhưng đó có thể là chiến lược quân sự Châu Á Thái Bình Dương của Trung Cộng.
14459720_608277746019903_99738542_n
Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến đồng hành và ủng hộ bà con ngư dân Miền Trung khởi kiện Formosa. Cha Phêrô Trần Đình Lai, Quản xứ giáo xứ Đông Yên, đã tiếp đón ngài trong sự kính trọng.
14483928_608293912684953_392751336_n
Đức tổng Giuse và phái đoàn xuống thăm giáo xứ Đông Yên cũ và quan sát khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
14502083_608356432678701_1085794779_n
14463713_608310079350003_878462537_n
Khói đen nhả mù trời thoát ra từ các ống xả thải của khu công nghiệp Formosa hoạt động liên tục ngày và đêm.
14463773_608310039350007_866509442_n
Nhà cầm quyền vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào cấm cản khu công nghiệp này ngưng xả các độc tố ra biển, môi trường không khí… khi Formosa chính là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường biển tại các tỉnh Miền Trung, vào tháng 4.2016 vừa qua.
14459904_608360126011665_1500560120_n
Một chuyên gia xin được giấu tên bình luận về khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Formosa không đơn thuần là khu kinh tế, nhưng đó có thể là chiến lược quân sự Châu Á Thái Bình Dương của Trung Cộng.
 Pv.GNsP

Wednesday, September 14, 2016

ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG-KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA DÂN TỘC


Kính Thưa quý Độc giả


Thể theo đề nghị của các chiến sĩ Dân Chủ, Đồng Bào Dân Oan, Anh chị em Cựu Tù Nhân Chính Trị và các Chiến Hữu trong Liên Minh Dân Chủ Tự Do Việt Nam, kể từ ngày hôm nay, Chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải Toàn bộ tác phẩm "ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG-KẺ THÙ TRUYÊN KIẾP CỦA DÂN TỘC VIỆT".


CON ĐƯỜNG SỐNG CHO DÂN TỘC VIỆT     

 Kể từ thời lập quốc cách đây 4895 năm, chưa hề có một triều đại nào, một giới lãnh đạo nào bán nước hại dân như tập đoàn Việt gian Cộng sản ngày nay. Dân tộc Việt đang đứng trước một nguy cơ diệt vong, Đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới!


      Nhìn lại lịch sử, mầm mống đại họa cho dân tộc Việt bắt đầu từ khi Nguyễn Tất Thành gia nhập quốc tế Cộng sản, du nhập chủ nghĩa ngoại lai phi nhân, phản dân tộc vào Việt Nam. 

Năm 1932, Nguyễn Tất Thành giả danh Nguyễn Ái Quốc chết thì Mao Trạch Đông cho Nguyễn Ái Quốc sống lại dưới bí danh Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam để từng bước một Hán hóa Việt Nam.[1] 

Hồ Chí Minh đội lốt Nguyễn Ái Quốc chính thức xuất hiện chủ trì phiên họp của Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại Pắc Bó thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh. Sau khi cướp chính quyền ngày 19-8-1945, Hồ Chí Minh từ Pắc Bó về Hà Nội ngày 2-9 năm 1945 với chiêu bài Việt Minh kháng chiến giành độc lập dân tộc nên tất cả tất cả người Việt Nam yêu nước đều tin theo ủng hộ.


      Năm 1956, Trung Cộng đánh chiếm đảo Tuyên Đức phía Đông của quần đảo Hoàng Sa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa thì ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ung văn Khiêm nói với Đại lý sự vụ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Li Zhimin rằng: “Về phương diện lịch sử, Hoàng Sa và Trường Sa là một phần đất của Trung Hoa”. 

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố quyết định hải phận trên biển Đông, thì ngày 14-9-1958 Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi thư cho Thủ tướng quốc vụ viện Chu Ân Lai: “Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc". 

Sau khi ký công hàm dâng biển năm 1958, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Phạm Văn Đồng và viện Sử học sửa đổi lịch sử để nhường toàn bộ đất đai thuộc lãnh thổ Văn Lang cho Trung Quốc. Đây là hành động bán nước đầu tiên của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt gian trong lịch sử. 

Gần đây, tập đoàn Việt gian Cộng sản còn hủy bỏ thi môn Lịch sử Việt Nam để học sinh quên hết lịch sử dân tộc. Để thi hành mật ước Thành Đô TQ năm 1990, Việt gian Nguyễn Phú Trọng cho trình chiếu trên màn hình VTV4 lá cờ Trung Quốc được thêm 1 ngôi sao chư hầu để đón tiếp Tập Cận Bình năm 2011, tất cả đã chứng tỏ bộ mặt thật Việt Gian Hại dân Bán nước của tập đoàn CSVN.


      Lịch sử đã chứng minh đảng Cộng sản Việt Nam đã đem một tà thuyết phi nhân, vong bản ngoại lai áp đặt, nô dịch dân tộc khiến luân lý đạo đức suy đồi trong một xã hội đầy rẫy áp bức bất công, nền văn hóa đồi trụy sa đọa, vong thân tha hóa, con người mất hết nhân tính không còn gì là bản sắc văn hóa, không còn gì là đạo lý làm người Việt Nam truyền thống muôn đời của nòi giống Việt. 

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng tập đoàn Việt gian Cộng sản đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân, cướp công kháng chiến để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản. Hồ Chí Minh, cán bộ của Quốc Tế CS đã đưa nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng vào hàng ngũ các nước Cộng sản ngày 31-1-1950 nên Hoa Kỳ, Anh và thế giới tự do đã công nhận chính phủ Quốc Gia do nhà vua Bảo Đại lãnh đạo ngày 7-2-1950. Đất nước Việt Nam chính thức trở thành nơi đối đầu của cuộc chiến tranh giữa 2 hệ thống ý thức Cộng Sản và Tư bản khiến hơn 4 triệu người Việt Nam vô tội phải hy sinh oan uổng. 

Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, tập đoàn Việt gian CS đã thỏa hiệp với thực dân Pháp chia đôi đất nước 20-7-1954. 

Ngày 20-12-1960 thi hành chỉ thị của Mao Trạch Đông thành lập cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam phát động chiến tranh xâm lược miền Nam. 

Ngày 30-4-1975, Việt gian Cộng sản xé bỏ hiệp định Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiến miền Nam nhuộm đỏ cả đất nước Việt Nam, đưa nhân dân Việt vào cảnh khốn cùng chưa từng có trong lịch sử. 

Tập đoàn Việt gian Cộng sản đã theo chỉ thị của Liên Sô đem quân sang Campuchia để rồi sau khi Liên Sô sụp đổ, tập đoàn Việt gian Cộng sản phải quay lại cúi đầu tùng phục Trung Quốc. Tháng 9 năm 1990, Phạm văn Đồng, nguyễn văn Linh, Đỗ Mười phải sang Thành Đô cam kết trở thành một bang tự trị của Trung Quốc khiến cựu bộ trưởng Ngoại giao Cộng sản Nguyễn Cơ Thạch đã phải thốt lên “Một thời đại Bắc Thuộc mới cực kỳ nguy hiểm đã bắt đầu…”.


      Tập đoàn Việt gian Cộng sản đã bán nước lại còn bóc lột thậm tệ, vơ vét tài sản, chiếm đoạt nhà cửa ruộng vườn của nhân dân khiến hàng triệu dân oan trên toàn quốc sống cảnh màn trời chiếu đất không chốn dung thân. Đã vậy, chúng còn bòn rút ngân khoản vay nợ công khiến gần 90 triệu người dân bất kể già trẻ lớn bé đều phải è cổ ra gánh chịu món nợ bình quân mỗi người phải trả hơn 26 triệu đồng mà tập đoàn Việt gian đã chia nhau bỏ túi. Trong khi đó, người dân phải làm lụng khổ sở, đổ mồ hôi sôi nước mắt vẫn không kiếm đủ ngày 2 bữa ăn qua ngày… 

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng sau 40 năm kể từ ngày Cộng Sản xâm chiếm miền Nam, thống trị toàn dân tộc, Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo nàn chậm tiến nhất thế giới. 

Đất nước Việt Nam đang trải qua một khúc quanh lịch sử, quyết định sự tồn vong của cả dân tộc. Trên thực tế, đất nước Việt Nam đã và đang mất nước dần vào đế quốc mới Trung Cộng với những tên Thái Thú thời đại “Xác Việt hồn Tầu” trong cái gọi là bộ chính trị của tập đoàn Việt gian Cộng sản bất nhân hại dân bán nước đang thống trị dân ta.


      Dân tộc Việt đang đứng trước một thảm họa diệt vong, đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới, nếu toàn dân chúng ta không quyết tâm đứng lên hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Cứu quốc.


      Để tìm ra một sinh lộ cứu nguy dân tộc, một con đường sống cho dân tộc, chúng ta phải hiểu rõ tại sao Đế quốc Đại Hán xâm lược ngày xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Thấy rõ thực tế này, dân tộc chúng ta mới xác định được thế đứng của chúng ta trên bàn cờ thế giới để từ đó, chúng ta phải nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng vùng lên đòi lại quyền sống làm người, cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi quyết tâm “Diệt Kẻ Nội Thù-Chống Quân Xâm Lược”.





[1] Tư liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết năm 1934 trong cuộc gặp Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh tuyên bố rằng “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một: Một dân tộc, một nền văn hóa, một phong tục và một Tổ Quốc”.

Monday, September 5, 2016

Chính mi bán nước Chí Minh ơi
Chính mi cõng rắn cắn nòi Việt Nam
Chính mi gây cảnh tương tàn
Nồi da nấu thịt ngập tràn máu xương


Gây bao nhiêu cảnh tang thương
Muôn dân đồ thán nhiễu nhương khốn cùng
Giờ lịch sử sắp cáo chung
Đào mồ quật mả gian hùng Chí Minh …

Xà Lim Đà Lạt 1978










CHÍNH MI !!!

     SAU NGÀY MẤT NƯỚC, đi đâu nhìn lên tường cũng nhìn thấy hàng chữ đỏ lòm “Đời đời nhớ ơn bác Hồ vĩ đại” khiến nhức đầu nhức mắt ấm ức vô cùng. Được rồi mày “Đời đời... nhớ bác Hồ” thì tao “ Muôn năm, muôn năm … hận cáo Hồ”.

                                Hai tay còng số tám,
                                Chân cùm kiểu Liên Sô
                                Đái ăn nằm một chỗ
                                Muôn năm hận cáo “Hồ” ...

     Không phải chỉ riêng tôi mà hầu hết nhân dân Việt Nam cả ngoài Bắc lẫn trong Nam sau này đều bị ám ảnh bởi 3 chữ “Mình Chí Hô Hồ Chí Minh”, mở miệng ra là Các Mác là Lê Nin, là Bác Hồ vĩ đại, là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà tôi cứ nghĩ là “rồ dại”, sống mãi trong sự “thất nghiệp” của chúng ta! Tự nhiên tôi nhớ tới lão tướng Phan Khôi trong Nhân văn Giai phẩm năm nào. Phải rồi Chính mi, chính mi Chí Minh ơi:

                  Chính mi bán nước Chí Minh ơi
                  Chính mi cõng rắn cắn nòi Việt Nam
                  Chính mi gây cảnh tương tàn
                  Nồi da xáo thịt ngập tràn máu xương ...

                  Gây bao nhiêu cảnh tang thương
                  Muôn dân đồ thán thê lương khốn cùng
                  Mai này Cộng sản cáo chung
                  Đào Lăng quật mộ gian hùng Chí Minh!

     Sau khi xử án chúng chuyển anh em chúng tôi về trại Đại Bình. Chúng tôi bị đưa vào dãy xà lim mới xây cất hết sức kiên cố mà chúng tôi thường gọi đùa là Tứ giác đài. Tiêu chuẩn xà lim kỷ luật là nhà nước “no” cho mỗi tháng 7 kí lô thực phẩm gồm cả gạo mốc mủn lẫn khoai lang, bắp, khoai mì mốc meo lên màu chạy chỉ đen có, xanh có xen lẫn vàng khè thì làm sao mà “lo” cho được? Làm sao có thể thưởng tượng được là trong tận cùng đau khổ, trong cái tận cùng của đáy địa ngục nơi mà “Mười người chết bảy còn ba, chết hai còn một mới … ra khỏi tù!” thế mà sống sót được cũng là một sự nhiệm màu!

     Chuyện kể hơi “mất vệ sinh” một chút nhưng cũng xin viết ra cho vui. Số là, những ngày mới vào xà lim là lo mọi chuyện trên đời kể cả việc đi vệ sinh lấy gì mà lau đây. Mình là người văn minh lịch sự mà nên chỉ có cách lấy răng xé cổ tay áo mà là áo cũ mới được chứ áo mới thì thông cảm đi. Thế nhưng mấy ngày sau, cả tuần rồi 2 tuần mới đi “Tham quan lăng Bác” là chữ anh em tù thường dùng vì quá căm thù nên cũng thông cảm. Lý do thật đơn giản là mỗi tháng chỉ có 7 ký lô gram thực phẩm, tính ra mỗi bữa chưa được lưng chén nhỏ thì ăn bao nhiêu tiêu hoá hết lấy gì mà thải ra mà nói ngọng kiểu dân địa phương ở miền Bắc là “no” với không “lo”...

     Viết đến đây tôi lại nhớ tới chuyện K’ Breo hồi còn nằm xà lim “Tứ giác đài” ở Đại Bình mà cười ra nước mắt. Chúng tôi 5 người nằm ngửa chờ chờ trong xà lim, hai chân bị cùm bằng chiếc cùm gỗ, kiểu cùm thời Trung cổ với 2 thanh gỗ trên dưới mỗi thanh dầy 20 cm, có khoét 2 lỗ nhỏ vừa sát với cổ chân bình thường nên ai chân to thì tha hồ mà khốn nạn. Thế rồi, mọi việc cũng qua đi, một thời gian chân teo lại thì vừa tuốt tuồn tuột ... khỏi lo. Khốn một nỗi, thời gian đầu mới cùm bị ngứa ngáy vô cùng, ấm ức vì cựa quậy không được nhưng ngứa quá thì cũng phải ráng mà nhúc nhích một chút. Đặc biệt của loại cùm này là hễ cử động nhúc nhích là bị trầy sát chảy máu làm lở lói khiến cả phòng ngửi thấy mùi tanh. Sở dĩ phải nằm ngửa chờ chờ vì 2 lỗ cùm cách nhau hơn nửa thước nên 2 chân banh ra, không bao giờ nằm nghiêng được gần bảy năm trời. Thế nên kẻ hèn này mới xuất khẩu thành thơ nhưng không phải “xuất” một lần đâu mà gần 7 năm sau mới ra mấy câu thơ con cóc “Bẩy năm mơ giấc ngủ nghiêng, ngày qua đêm tới xích xiềng cùm chân” đó quý vị ạ.

     Số là mấy hôm nay cứ nghe K’Breo nó kêu “Anh Hai, ai đi tham quan lăng Bác không đậy nắp sao mà thúi quá!”. Mỗi lần đi tham quan chúng tôi phải lấy 2 tay chống xuống sàn xi măng, anh bạn tù bên cạnh lấy tay đẩy cái hộp gỗ vuông mỗi bề 30 cm vào, bên trong đựng mọt cưa, cố gắng ngồi lên trên rồi tha hồ mà “làm thơ” xong rồi kéo ra đậy nắp lại. Quý vị thử xem có tưởng tượng nổi không nào? Thế mà, chúng tôi sống nhờ cái hộp phân trộn lẫn với mạt cưa đó. Hồi đó chúng tôi được vinh hạnh ngày ngày 2 lần cơm canh “Đại Dương” thì cụ Phạm Xuân Thái trước lo việc vệ sinh lấy thùng phân ra rồi đổ mạt cưa vào đem vào. Mỗi lần chỉ khoảng 5 phút là xong, khi bọn cán bộ trực trại ra rồi thì anh em vội mở nắp thùng phân ra, bơi móc dưới lớp mạt cưa lấy ra một khúc mì "Đầu thừa đuôi thẽo" dài khoảng 3-5 cm dính đầy mọt cưa lẫn “phân” chia nhau mỗi người một miếng rồi ăn tươi nuốt sống, bất kể. Nói thế là quý vị hiểu rồi. Cụ Thái, một con người lý tưởng, tiên phong đạo cốt, gầy gò như khô mộc đại nhân và cao lỏng khỏng trước từng làm bộ trưởng Thông tin thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông cụ chắc nay đã thành người thiên cổ rồi nhưng tôi biết một điều là cụ rất vui và tin tưởng vào ngày chiến thắng Cộng Sản vì đã thấy anh em chúng tôi đứng lên chống Cộng sản.

     Một buổi tối anh Đảo tự nhiên bị “thượng thổ hạ tả” vừa ói vừa đi cầu, chú Lựu lên tiếng báo cáo cán bộ có người đau nặng. Kêu gần khản cả tiếng mà chẳng thấy ma nào. Chúng tôi biết là chúng nó vẫn đứng đâu đó thôi, nếu thử trốn ra xem là nó bắn liền. Chú Lựu gào lên thì một thằng chèo mở cửa ra chửi chúng tôi “Địt mẹ chúng mày ai cho chúng mày ốm mà thuốc với men. Na lữa ông bắn bỏ mẹ bây giờ.”. Mấy anh em tức quá mình đau xin thuốc mà nó chửi ai cho mình đau, thật vô lý. Tôi bảo “Đóng cửa lại, nếu mai xảy ra chuyện gì thì cán bộ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cán bộ đừng ăn nói mất dậy như thế.”.

     Không biết nó báo cáo thế nào mà sáng hôm sau tên Thái trực trại vào đánh chúng tôi. Hai chân bị cùm thò ra ngoài, nó lấy chân đạp xuống rồi cái chốt cửa bằng sắt đánh xuống mắt cá, lát sau nó lại đạp chân đánh vào con khoai. Cái kiểu đánh tra khảo, vừa đánh từ từ hỏi rồi đánh tiếp đau đớn vô cùng đến độ vãi đái ra, tức quá nước mắt trào ra. Tôi ngồi bật dậy thì nó lấy chân đạp thẳng vào ngực té bật ngửa xuống sàn cùm. Tôi thách thức la lớn “đồ vô nhân đạo” hi vọng nó tức đánh vùi cho mình xỉu cho nhẹ tội nhưng không xỉu được mới đau chứ!.

     Mấy anh em lo vệ sinh đứng ngoài nghe thằng Thái đánh từng cái một theo lối tra khảo mà đau lòng chảy nước mắt. Tôi cắn răng chịu những cái đánh bằng chốt sắt cửa xà lim vào mắt cá, rồi con khoai. Hai chân sưng vù lên bầm tím mà tên Thái cán bộ trực trại còn cấm uống nước 3 ngày. Chúng tôi phải đái ra lấy tay thấm vào miệng cho đỡ cơn khát để còn lấy nước đái xoa bóp mắt cá con khoai. Ông cụ thấy tôi không chịu nhận khuyết điểm lớn tiếng với cán bộ tối hôm qua. Đợi khi tên cán bộ đi ra, ông cụ lau nước mắt nói vội với tôi: “Muốn lo đại sự ông phải biết uyển chuyển, linh động một chút. Đừng bao giờ lấy gươm báu mà chém bọn ruồi muỗi tôm tép này … ông chết đi thì ai lo đây, lúc đó ông là kẻ có tội chứ làm anh hùng gì chấp nhất gì với bọn tép riu này..!”.  Hai chân anh em tôi ai cũng sưng vù lên nhưng thật nhiệm màu cũng nhờ nằm cùm hai chân đi vớ dầy loại nhà binh nên không bị dập gãy gì. Cả tháng sau lấy tay ấn vào mắt cá như dẹp ra và còn thấy đau … Tôi còn nhớ cũng ở xà lim Đại Bình này còn có một ân nhân nữa là anh Yến, Phó Ty Thuế vụ Lâm Đồng và anh Liễn người Huế, y sĩ thiếu tá làm y tế trại đã nói nhỏ với tôi một câu ân tình: “Chừng nào có moi thì toi mới khai bệnh, chích thuốc nhé... Phạm Trần Anh!”. Tôi chợt hiểu và thâm tạ, vô cùng thâm tạ những quí nhân nơi tận cùng địa ngục này.

     Trong xà lim gần 9 năm trời thì nói gì đến chuyện vệ sinh hay không, đại khái 9 năm không đánh răng đánh lợi gì cả, khoảng 1,2 tháng tắm rửa sạch sẽ một lần. Tha hồ mà thoải mái, thoải mái đến nỗi da mấy đầu ngón tay, đầu ngón chân do nằm trong bóng tối, không một chút ánh nắng mặt trời nên da mỏng dính, hơi gãi một chút là rướm máu liền. Đặc biệt phần da kế cạnh móng chân cứ ngày một dầy ra và thối kỳ lạ nên hấp dẫn mấy đồng chí dán kiến vô cùng. Có lần buổi sáng dậy, thấy hơi xót ở đầu ngón chân, cúi xuống thì thấy chỗ da đầu ngón chân đã vạt đi một miếng. Định thần cúi xuống nhìn cho rõ thì thấy rướm máu tươi, té ra mấy đồng chí dán thấy mùi hấp dẫn nên đến “chiếu cố” nhấm nháp thưởng thức thế thôi khiến tôi vừa cười vừa chửi: “Cha chả, chúng mày là loài sâu bọ tiếp tay cho Cộng Sản hành hạ chúng ông à!”.

     K’ Breo cứ kêu hoài, tìm mãi không hiểu vì sao có mùi “dễ ngửi” cho đến một hôm khoảng 2 tháng sau, cả xà lim được đi tắm và làm vệ sinh xà lim. Lúc làm vệ sinh hầm cầu, mở nắp ra thấy quá trời là mối. Tôi chợt hiểu té ra là mỗi chiều tối thỉnh thoảng có mấy chú mối bay vào, vô phúc cho chú mối nào bay gần K’ Breo là bị Breo chụp ấy đưa vào miệng sơi tái liền. Mấy chú mối này sau khi ăn no nê ở hầm phân bị nhét vào miệng nên chỉ mình K’ Breo thấy thối nhiều vì môi dính đầy phân!
     Bây giờ mới nghiệm ra là chuyện gì trên đời này mình tính nhưng thành bại đều do ý trời hết. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc vượt ngục sau mấy năm trời nghiên cứu tính toán. Chú Lựu bị cùm 1 chân, nằm sát cửa ra vào được giao nhiệm vụ thủ sẵn một cục xà bông, đợi khi nào tên cán bộ trực trại vừa mở cửa phòng thì ngồi dậy thò tay qua song sắt lấy chìa khóa đút vào cục xà bông lấy mẫu  liền. Xong rồi phải lau sạch chiếc chìa khóa cấp tốc nhét vào lỗ khóa trong chớp mắt. Lấy mẫu xong bỏ vào trong hũ phân để người anh em ở ngoài tìm cách đem ra ngoài làm chìa khóa xong rồi gửi vào trong xà lim cũng qua thùng phân đó.

     Tất cả đã sẵn sàng và hẹn nhau chờ trời đổ trận mưa đầu mùa là cả 4 phòng xà lim quyết định “du lưu” liền, chấp nhận đánh đổi cuộc đời cho số mệnh rủi may nhưng một buổi sáng, mưa đâu chưa thấy thì được lệnh dọn đồ chuyển trại. Tôi đưa mắt ra hiệu và vội vàng đẩy bao hành lý cá nhân đựng đầy đủ lương khô chuẩn bị cho cuộc vượt trại sang cho K' Briu nằm bên cạnh.  Mấy tháng sau, trong trại tù Z 30A nghe tin mấy anh em Thượng đã vượt trại, ra được ngoài rồi nhưng mấy ngày sau bị bắt lại trong rừng sâu do quá kiệt sức vì bị cùm còng lâu ngày. K' Briu bị bắn chết, K'Jip và 3 anh em nữa bị bắt. Anh em quen đi rừng mà còn bị kẹt huống chi thư sinh chân yếu tay mềm như tôi thì làm sao mà vượt thoát được, chắc là bỏ mạng sa trường đâu đó rồi. Nhắc lại chuyện cười ra nước mắt này lòng tôi xốn xang khi nghe tin chú em nó bị bắn chết khi vượt ngục. Thấy tội nghiệp nhưng cũng thấy như thế mà hay còn đỡ khổ hơn là bị bắt lại, bị tra tấn và cùm chân tay “mút mùa lệ thủy” sống thoi thóp ngắc ngoải trong xà lim nơi tận cùng địa ngục trần gian này … cho đến chết!




Nguyễn Ðăng Thục: Quốc Học, Thâu Hóa và Sáng Tạo

thuc
 Trong bài thuyết trình tại Hội trường Khách sạn Hoàn mỹ ngày 24-11-1972 ở Saigon, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo có phàn nàn:
“Tinh thần Ðại học Việt nam là tinh thần Ðại học của một Quốc gia bị trị: mục tiêu chính của nó từ khởi thủy vẫn là để đào tạo những chuyên viên thừa hành, thì làm sao có thể kích thích sáng kiến hướng dẫn suy tư, góp phần quan trọng vào công tác hoạch định đường lối cho Quốc gia”.
Ở đoạn văn trên, chúng tôi ghi nhận: “chuyên viên thừa hành” và “kích thích sáng kiến” trong tinh thần Ðại học Việt nam hiện nay.
Lại trong bài diễn thuyết của Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt ở Ðại học Vạn Hạnh ngày 11-01-1972 về “Tương quan giữa Vấn đề Giáo dục và Xã hội Việt nam”, có thính giả đặt câu hỏi:
“Thời Pháp thuộc thì Ðại học có tinh thần ‘chuyên viên thừa hành’ văn hóa Pháp, thời ảnh hưởng Mỹ thì Ðại học không có tinh thần ‘chuyên viên thừa hành’ văn hóa Mỹ hay sao?”
Và diễn giả đã giải đáp một cách chính đáng là “chuyên viên thừa hành” hay không là tự ở nơi mình không có thể trách ở người khác được, không có một nước nào viện trợ cho nước khác vì nhân đạo không vì lợi cả. Học sao lợi cho mình, cho dân tộc mình, đấy là tự mình có biết học để thâu hóa của người hay không vậy”.
Ðấy là đặt vấn đề thâu hóa sáng tạo trong Ðại học Việt nam hiện nay mà Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo gọi là “kích thích sáng kiến”. Muốn có một nền giáo dục có khả năng “kích thích sáng kiến” hay là nói cho đúng là muốn có một nền Giáo dục có khả năng phát triển sự thâu hóa sáng tạo, thì điều tiên quyết cho một dân tộc từng có lịch sử của một “Văn hiến Chi bang” là phải trau dồi đề cao nền Quốc học, bởi vì tất cả điều chúng ta học hỏi thu lượm của người từ ngoài vào đều phải qua con người mình trước khi biểu hiện ra người chung quanh mình trong nhân quần xã hội. Cái mình đây là cả sinh lý lẫn tâm lý là cái lò nung nấu, hổn luyện, thâu nhận các vật liệu thôi phác để biến hóa thành sản phẩm mới, thành dụng cụ tùy theo hoàn cảnh mà ứng dụng hữu hiệu.
Vậy cái “mình” đây là gốc, là thân của cái cây, học vấn thâu nhận như đồ tưới bón, đất đai mà kết quả ngọn ngành là hoa quả. Gốc cây xấu thì hoa quả không ngon, gốc cây tốt thì hoa quả đẹp đẽ mỹ miều, như nhà Ðại cách mệnh dân tộc Việt nam cận đại, Phan Tây Hồ đã nói với đồng bào toàn quốc ở Saigon khi mới ở Âu Tây về:
“Có người hỏi luân lý ta mất thì ta đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có được không?
Tôi xin trả lời rằng: Không! Một nước luân lý cũ đã mất là nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?
Vẫn biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật nhưng nay đem một cây rất tươi tốt như cây luân lý ở các nước Âu tây kia mà chắp vào một cây đã cằn cộc luân lý ở Việt nam ta thì tưởng cũng không tài nào tốt đẹp, tưởng trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức lực bằng nhau đã. Tôi diễn thuyết hôm nay là cốt ý mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi sẽ đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy”. (1)
Ðấy là lời kêu thống thiết của một nhà ái quốc thấu triệt quán thông văn hóa Ðông Tây, một nhà chiến sĩ cho lý tưởng tự do, dân chủ của dân tộc, hy sinh tận tụy cho đến phút cuối cùng. Lời kêu gọi ấy cho tới nay vẫn chánh xác, chí lý bảo chúng ta hãy ý thức lấy mình trước đã, đừng tưởng có thể thoát xác Việt nam để học thành Tây hơn Tây, Mỹ hơn Mỹ.
Cổ nhân Ðông phương bảo “tri kỷ tri bỉ”, phải biết mình trước rồi mới có thể biết được người, vì chúng ta chỉ có thể biết được người qua mình thôi. Sở dĩ như thế đối với vấn đề học vấn của chúng ta ngày nay là vì chúng ta không muốn mãi là đứa học trò, hết học thầy Tầu đến học thầy Tây, hết thầy Tây sang thầy Mỹ. Chúng ta muốn thành người trưởng thành tự do, độc lập chứ không muốn:
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.
(Tản Ðà)
Tóm lại đã đến lúc trí thức Việt nam cần cái học “Thâu hóa sáng tạo”. Muốn sáng tạo thì những kiến thức thu lượm vào phải được tiêu hóa đi, không phải là một mớ kiến thức hổn độn, góp nhặt bắt chước máy móc nguyên văn của người; “người làm sao bào hao làm vậy”, mà rồi:
“Hẩu tố, Mét xì thông mọi tiếng
Chẳng sang Tầu cũng tếch sang Tây!”
(Tú Xương)
Cách đây hơn ba mươi năm, một nhà cai trị người Pháp là E. Vayrac đã  nghiên cứu và xây dựng tiền đồ quốc học Việt nam có viết kết luận như sau:
“Cái chương trình người An nam nên theo (để có một nền văn học đặc biệt) đã bày ra đấy. Có thể tóm lại ba câu như sau:
  1. Nghiên cứu văn hóa Âu châu.
  2. Nghiên cứu văn hóa cổ điển Trung Hoa.
  3. Ðừng bỏ phần quốc túy của mình.
“Phải nên dịch cho thật nhiều các sách Tây và Tầu. Lại phải cẩn trọng mà thu thập lấy cái kho báu của tổ tiên để lại, không những văn chương thành sách hay văn chương truyền khẩu mà cả những truyện cổ tích xưa, phong tục, tập quán, những sự tư tưởng sai lầm nữa: nói tóm lại là hết thảy cái gì do hồn chung của nước tự nhiên sản xuất ra và đã qua đời nầy sang đời khác gồm cả sự sinh hoạt của dân tộc về đường lối trí thức tinh thần vậy. Khi nào các phần việc dự bị như thế tiệm thành thì bấy giờ các nhà văn An nam mới xuất hiện. Tài liệu đã sẵn sàng, có thể ra tay sáng tạo nên một nền văn chương đặc biệt. Ba cái nguồn văn đã biết rõ, sẽ lấy vật liệu ở đấy, dung hóa hổn hợp lại mà kết cấu ra sách vở. Nhưng cái mạch văn có đặc sắc hơn nhất là cái kho báu những truyện xưa tích cũ cùng là tục ngữ ca dao, xưa nay thường không hay chú ý đến. Ấy là cái kho vô tận, nếu biết khéo lợi dụng thì cũng đủ tài liệu làm nên văn chương hoạt bát hùng hồn. Chính nhờ đó mà văn chương Việt nam sau này sẽ có một giọng mới lạ, trong rừng văn học thế giới chưa từng nghe thấy bao giờ”.(2)
Trong cái văn chương Việt nam ấy, chúng ta có thể tìm hiểu được cái tâm hồn của xã hội nông nghiệp gồm tới 90% nông dân. Ðấy là bắt đầu tìm hiểu về mình để vun tưới cho cái gốc cây luân lý Việt nam trở nên tươi tốt mạnh mẽ trước khi tìm chắp vào nó cái cây luân lý Tây phương theo luận điệu Phan Tây Hồ. Ðấy là phương pháp giáo dục Việt nam ngày nay nhằm mục tiêu “Thâu hóa sáng tạo”. Và đấy chính là thuộc vào một chương trình Quốc học Việt nam hay là Việt học, vì Quốc học là cái học về Quốc sử Quốc văn và Tư tưởng hay Quốc hồn Quốc túy mà chúng ta bỏ mất cái sợi dây truyền thống từ ngày nước mất chủ quyền cho một chính quyền ngoại lai ở Âu Tây đến, hoàn toàn xa lạ với văn hóa của mình. Bị cắt đứt liên hệ tự nhiên với bối cảnh lịch sử văn hóa Ðông phương, vốn đã từ bao thế kỷ hun đúc nên văn hiến của mình, để phải thâu nhận một thứ văn hóa phương tiện su thời, cho nên chúng ta chỉ mới thâu hóa, chưa kịp tiêu hóa thì còn làm sao mà sáng tạo. Cho tối 1945, nền giáo dục Ðại học Việt nam là một giáo dục vô hồn vì không có Văn khoa để đem lại cho ta cái hồn dân tộc. Cái hồn Ðại học phải sang bên Pháp để mượn hồn Gaulois đặng lắp vào cái thân Lạc việt, cũng như ngày nay chúng ta phải mượn hồn Văn khoa của các nước ngoài, nhất là Âu mỹ vậy.
Về cuối thời Trần, khi Nho học đã bắt đầu thịnh, các nho sĩ Việt trứ danh như Lê Bá Quát, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu bị cái học Tống nho chưa tiêu hóa làm cho tự ti mặc cảm đối với Tầu mà quên mất mình, bị nhà Vua Trần Minh Tông trách mà cảnh cáo “Quốc gia tự hữu thành hiến, Nam Bắc các dị”, nghĩa là “Nước nhà tự có hiến pháp rồi, phương Nam với phương Bắc khác nhau”.
Lời cảnh cáo bọn Nho sĩ vọng ngoại bấy giờ của vua Trần Nghệ Tông còn gay gắt minh bạch hơn nữa:
“Tiên triều lập quốc, tự hữu pháp độ, bất tôn Tống chế, cái dĩ Nam Bắc các đế kỳ quốc, bất tương tập dã. Ðại trị gian bạch diện thư sinh dụng sự, bất đạt lập pháp vi ý, nãi cử Tổ Tông cựu pháp khắp hướng Bắc tục thượng an bài, nhược y phục nhạc chương chi loại, bất khả mai cử.”(3)
Nghĩa là:
“Các triều đại trước lập nên nước đã tự có chế độ pháp tắc, không tôn sùng chế độ nước Tống, bởi phương Nam phương Bắc đều tự chủ lấy nước mình, không nên bắt chước lẫn nhau. Kể từ niên hiệu Ðại Tri (1358) vì bọn Nho sĩ non nớt cầm quyền chính, không hiểu cái ý tứ sâu xa lập pháp của Tổ Tông mới đem tất cả phép cũ mà đổi theo như phép của nhà Tống bên Tàu, ví như về y phục, âm nhạc, và nhiều việc khác nữa không thể nói ra”.
Và chính bọn “bạch diện thư sinh” ấy như Lê Bá Quát, Trướng Hán Siêu đã nhai lại chủ thuyết Tống nho “tịch dị đoan” bài bác các học phái khác với mình nghĩa là Lão học và Phật học để làm bài văn bia chùa Thiên phúc (Bắc gian) muốn đả kích đạo Phật ở Việt nam mà phải thú nhận đương thời “Ðạo Phật cảm động lòng người, sao mà được người ta tin thâm sâu và bền vững thế”.
Và chính trong giới nho sĩ “bạch diện thư sinh” ấy có cái học vọng ngoại nô lệ vô hồn cho nên mới có những “kẻ sĩ” như Trần Thiên Bình sang Tàu cầu khẩn vua nhà Minh đem quân xâm chiếm nước nhà lấy cớ phù chính nghĩa nhà Trần, dẹp ngụy quyền nhà Hồ. Quả nhiên quân Minh đã biến Việt nam thành quận huyện Tàu, và nếu không có anh hùng áo vải trong giới nông dân nổi lên như Lê Lợi đứng ra gọi hồn nước mà đoàn kết nhân tâm, triệu người như một, nếu không có nho sĩ Nguyễn Trãi trung thành với cái Hồ Quốc học của Trần Thái Tông để phò giúp “Bình Ngô”, thì Việt nam đã theo gót Quảng đông, Quảng tây từ thế kỷ XV thành một tỉnh của Trung quốc, người Việt đã thành dân Tàu.
Và cũng chính “kẻ sĩ” bạch diện thời hậu Lê đã sang Tàu mời Tôn Sĩ Nghị chiếm đóng Thăng long gọi là để phù chính nghĩa Lê Chiêu Thống mà dẹp ngụy quyền Quang Trung.
Ðấy là hậu quả của cái nền Giáo dục Quốc gia không có tinh thần Quốc học “thâu hóa sáng tạo” vậy. Quốc học như trước đây nhà học giả Nguyễn Trọng Thuật, trong bài “Ðiều đình cái ân Quốc học” đã giải thích trong khi tri thức Việt nam đương thời phân vân về ý nghĩa Quốc học. Ông đã viết: “Học thuật các nước trên thế giới đến ngày nay là hoàn bị và tinh tế, song lấy quốc tính mà phân ra thì có hai loại là Quốc học và Thế giới công học. Quốc học là cái học riêng chỉ một mình nước ấy có. Thế giới công học là cái học chung của các nước học lẫn nhau. Xem Á Tuyền thị ở Trung Quốc thời Quang tự giải thích như sau đủ hiểu Họ Á Tuyền có dịch một quyển sách Hóa học của Nhật bản rồi tự viết lấy bài tựa nói: “Có cái học độc hữu của một nước, có cái học công hữu của thế giới. Như lịch sử, địa lý, quốc văn, chính trị, pháp luật v.v… nước nào có tính chất của nước ấy, là cái học độc hữu của một nước đó. Như học về tự nhiên giới, học về nguyên lý, ấy là cái học công hữu của thế giới đó. Song song trong cái học công hữu của thế giới, cũng có cái học độc hữu riêng của một nước. Như về vật lý thì nói tường đến cái sở sản của bản quốc hơn. Về lý hóa thì nói tường đến những nghề nghiệp phẩm vật của bản quốc hơn; rồi đem những tài liệu của bản quốc mà chứng tỏ, lấy tiếng chữ bản quốc mà ghi chép cho nó thích hợp với tính chất riêng của nước mình. Ấy như thế thì tuy là cái học công hữu của thế giới mà thực là cái học độc hữu của một nước.”
Nguyễn Trọng Thuật lại nghiên cứu cái tinh thần thâu hóa sáng tạo của Nhật bản ngày nay nhờ có sự chấn hưng Quốc học mà trở nên cường thịnh.
Gia Khang (người dựng họ Giang thệ Mạc Phủ trường trị) trong 256 năm (1611-1967) dẹp yên các phiên rồi xếp việc võ, tu việc văn mà văn học mới hưng thịnh hơn trước, Nho với Phật chiếm cứ cả cõi tư tưởng của người trong nước. Bấy giờ có người xướng lên đêm quốc giáo thần đạo, quốc văn, cổ điển hợp làm một môn học gọi là Quốc học để đối với Nho học và Phật học mà không quên Quốc túy vậy. Cho nên sử chép: “Bản cư Tuyền tràng xướng ra Quốc học” (Bản cư Tuyền trường năng ngôn quốc học). Ấy cái danh từ Quốc học nghĩa mới xuất hiện ra học giới Nhật bản từ đó. Từ đó về sau mấy môn cốt yếu của Quốc học, người ta tìm thêm mãi ra. Thần đạo thì mượn nghĩa lý của Nho, Phật mà nhuận sắc vào. Cuối đời Ðức Xuyên có Bình Ðiền Ðốc Giận phát huy nghĩa cổ ra mà nói rằng: “Thiên Hoàng là thần nhân hiện ở thế gian (Thiên Hoàng vi hiện thế nhân thần) thì tế tự với chính trị phải nhất trí. (Tắc tự đương tế chính nhất trí). Nay nhà làm tôn giáo sử gọi lối Thần đạo này là Quốc thể Thần đạo có chép rằng: “Quốc học giả phục xướng thủ Quốc thể Thần Ðạo, dĩ tôn sùng cổ điển, cảnh ngưỡng kiến quốc sơ niên chĩ tế chính nhất trí). Nghĩa là: “Phái Quốc học lại xướng ra lối Quốc thể Thần đạo để tôn sùng cổ điển, trông lên nhớ phép tế tự với chính trị nhất trí, từ thủa mới dựng nước khi xưa”.
Cũng nhờ đó mà kết quả giúp cho Vua Minh Trị được phục chính, thành được nghiệp Duy Tân. Người Nhật bản nay thâu thái văn hóa Thái tây làm nên phú cường mà vẫn giữ được Quốc chính, Quốc hồn cũng lại nhờ có khoa Quốc học ấy nó thường thưởng hoán tỉnh vậy”(4)
Xem thế đủ biết Nhật bản mà có được khả năng thâu hóa sáng tạo văn hóa Âu Mỹ ngày nay, không mất quốc tính là nhờ họ chấn hưng Quốc học của họ vậy. Nước ta, cái tinh thần Quốc học ấy đã cực thịnh ở thời nhà Lý nhà Trần là hai triều đại thịnh vượng hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc. Tuy Viện Quốc Học được dựng lập vào thời đầu nhà Trần năm 1253 do Trần Thái Tông xướng ra và thi hành trong nước, mở khoa thi chung cả ba truyền thống giáo lý lớn Ðông phương là Phật, Nho, Ðạo vào năm 1251 như còn ghi chép rõ rệt trong các sử sách.
“Nguyên phong nguyên niên, thu bát nguyệt thi Tam giáo chư khoa.
“Nguyên phong tam niên, hạ, lục nguyệt lập Quốc Học Viện – Thu bát nguyệt giảng Vũ đường, cửu nguyệt chiếu thiên hạ nho sĩ nghệ Quốc tử Viện giảng Tứ thu Ngũ kinh. (5)
Nghĩa là: “Năm Nguyên phong thứ I, mùa thu tháng 8 mở khoa thi chung cả ba giáo lý lấy người ra làm quan. Năm Nguyên phong thứ III mùa hè tháng 6 dựng ra Viện Quốc học. Mùa thu tháng 8 mở trường Võ, tháng 9 sắc cho nho sĩ trong nước đến Viện Quốc học nghe giảng Tứ thu Ngũ kinh là kinh điển Nho giáo”
Ðặc biệt là từ thời Lý, vua Lý cho dựng miếu thờ Thần Ðồng Cổ Sơn ở tại kinh đô đển cho quân dân vua quan hằng năm đến để làm lễ hết sức nghiêm trang “uống máu ăn thề”, thề rằng:
“Vi thần tận trung, vi quân thanh bạch!”
“Người làm bầy tôi hết lòng vì nước!
“Người làm quan chức giữ trong sạch!”
Như thế đã chứng minh tinh thần lập quốc của triền Lý, triều Trần, đề cao chủ quyền Quốc gia Dân tộc, suy tôn Quốc thể, hợp nhất chính trị với tín ngưỡng tôn giáo, Ðời với Ðạo lấy làm tinh thần Quốc học thâu hóa sáng tạo. Bởi vì học là học cho mình cho nên trước hết phải ý thức lấy mình, nhất là đối với các dân tộc từng mất chủ quyền, bị ngoại lai đô hộ thì công việc trở về phản tỉnh về mình, về dân tộc ở quá khứ trong một nền Quốc học lại càng khẩn thiết. Khi nhà Lý mới xây dựng một quốc gia dân tộc thoát ly khỏi hơn một ngàn năm Bắc thuộc, ở vào hoàn cảnh địa lý văn hóa và chủng tộc giao lưu, đứng giữa bao nhiêu thế lực mâu thuẫn xugn đột phức tạp vô cùng, Thiền sư Vạn Hạnh đã lấy thực nghiệm tâm linh để đạt tới cái Nhất tính sáng tạo (l’Unité créatrice) tức là cái ý thứ Nhất quán ở điểm gặp gỡ hay chưa phân hóa Thời gian Không gian gọi là “Dung Tam Tế”, hợp ba cỏi quá khứ, hiện tại, vị lai tại Tâm Thiền vậy. Và nhà Lý đã có được cái ý thức hệ Ðại việt là cả một Vũ trụ qua kết quả của thâu hóa cái học thế học của Trung hoa do Khổng Mạc và Lão Trang đại biểu với cái học siêu thế gian của Ấn Ðộ do Phật đại biểu, hợp vào Thần Ðồng Cổ Sơn bản xứ, đại biểu cho Tổ quốc, để sáng tạo ra cái cơ cấu tổ chức Quốc gia Xã hội:
– Thần – Phật
– Ðình – Chùa
– Ðời – Ðạo
Ðể điều hành và bản vệ lâu bền thế quân bình cuả cái quốc gia xã hội ấy, nhà lãnh đạo phải có được cái tâm Thiền “dung tam tế”.
Tâm Thiền “dung tam tế” là cái ý thức vũ trụ “Thiên Ðiạ chi tâm”, là cái ý thức đại đồng mà Vạn Hạnh đã đạt tới bằng phương pháp Thiền định, tiêu trừ biên giới cá nhân để nối vào nhịp điều lý vận hành của nguồn sống vô biên, cho nên bảo là “nhậm vận”. Giữa ý thức cá nhân với ý thức vũ trụ không còn biên giới nữa là cái tinh thần Duy nhất chưa phân hóa ra thời gian và không gian cùng với những ý niệm Có hay Không của danh lý và tri giác quan. Ðấy là cái ý thức nhân bản toàn diện hợp tình, hợp lý mà Daniel Rops đã giới thiệu gọn như là:
“L’expression compliète de l’homme en fonction d’une part des conditions transitoires du temps et du sol sur lequel il vit et, d’autre part, de la réalité transcendante de son être par laquelle il dépasse ces conditions mêmes”. (6)
“Biểu diễn đầy đủ của con người tùy theo một mặt những điều kiện biến đổi của thời gian và đất đai ở nơi nó sinh sống, và một mặt khác, tùy theo cái thực tại siêu nhiên của bản tính tồn tại nhờ đấy nó vượt lên trên chính những điều kiện kia”.
Cái nhân bản toàn diện trên đây là một nhân bản khai phóng chứ không phải trí thức khái niệm như một hệ thống đóng cửa vì ở đây là một quá trình thực nghiệm tâm linh của Thiền Tông đặc biệt Việt Nam là Thiền hành động nhập thế vào đời để quên mình cho đoàn thể dân tộc như Thiền sư Phù Vân đã khuyên vua Trần Thái Tông “lấy tâm thiên hạ làm tâm, lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn”. (Dĩ thiên hạ tâm vi tâm, dĩ thiên hạ dục vi dục” – Thiền Tông chỉ nam tự). Vậy nhân bản Thiền là nhân bản khai phóng lấy thực tại nội tại siêu nhiên (immanent transcendant) làm cơ bản hợp sáng cho nên có khả năng thâu hóa sáng tạo, không bài ngoại một phương diện nào của sinh tồn, trọng các khuynh hướng khác với mình mà cảm thông để cộng sinh tiến hóa như Mâu Tử đã tuyên bố trên đất Giao chỉ đầu thế kỷ nguyên Dương lịch: “Các tư tưởng khác nhau như là mặt trời mặt trăng, đều sáng cả, mỗi đàng có chỗ soi chiếu riêng của nó”.
Hay là như Thiề sư Ngộ Ấn nói: “Vô thượng Pháp vương tại thân vi Phật, tại khẩu vi Pháp, tại tâm vi Thiền, tuy thị tam ban kỳ qui tắc nhất. Dụ như tam giang chi thủy, tùy xứ lập danh, danh tuy bất đồng, thủy tính vô dị.” Nghĩa là: “Ðấng vô thượng Pháp vương hay là Chủ tể tối cao ở tại thân mình là Phật nhập thể, ở miệng nói giáo lý, ở tại trong tâm lý là Thiền hay là ý thức siêu trí thức. Tuy là ba phương diện mà đều hướng về một mối. Ví như nước ở ba dòng sông, tùy địa phương mà có tên gọi, tên gọi tuy có khác nhau nhưng bản tính của nước thì giống nhau cả”.
Ðấy chính là tinh thần tôn giáo đại đồng mà hiện đại Thánh Ramakrishna đã thực hiện và truyền cho Vivekananda” Sú mệnh của Sư phục tôi cho nhân loại là: “Hãy thành tâm linh và thực hiện chân lý vì mình.” Người mong ở chúng ta hy sinh để cứu vớt đồng loại. Người mong ở chúng ta chấm dứt nói suông về tình yêu thương con nhỏ của ta mà phải hành động đi để xác chứng cho lời nói của mình. Ðã đến lúc phải hỷ xả, phải thực hiện và bấy giờ sẽ thấy sự hòa điệu của các tôn giáo trên thế giới. Các vị sẽ thấy không có chi cần phải cãi cọ, và chỉ đến bấy giờ các vị mới thấy sẵn sàng giúp đỡ nhân loại. Sứ mệnh của Sư phụ tôi là để tuyên bố và chứng minh rõ ràng cái đồng nhất tính cơ bản trong tất cả tôn giáo. Các tôn sư khác đã dạy những giáo lý riêng biệt mang tên tuổi của mình, nhưng vị Ðại Tôn sư này của thế giới thế kỷ XIX không có đòi hỏi chút gì cho riêng mình cả. Ngài không từng đụng chạm vào một tôn giáo nào, Ngài hoàn toàn tôn trọng tất cả bởi vì Ngài đã thực hiện thấy sự thật các tôn giáo đều là bộ phận và phần tử thuộc vào một Tôn giáo vĩnh cửu”.(7)
Văn hóa thâu hóa sáng tạo càng khác nhau thì nguyên lý nhất quán sáng tạo càng phải sâu rộng bấy nhiêu, và nếu sự thâu hóa chưa nhất quán thì tức là chưa tiêu hóa được những kiến thức đã thu lượm ở ngoài vào để biến thành máu tủy của mình, thì làm sao mà sinh hóa ra các tế bào mới? Việt Nam chúng ta ngày nay không những đứng ở giữa ngã ba các trào lưu văn hóa Ấn Hoa như thời nhà Lý ở trên đấn Giao chỉ. Chúng ta hiện đứng ở trung tâm Ðông Nam Á châu là nơi có các ngọn gió bốn phương thổi lại, đất lý tưởng cho sự thâu hóa sáng tạo của một ý thức khai phóng về văn hóa thế giới đại đồng mà Lê Quí Ðôn đã tuyên bố cái ý tưởng dẫn đạo “Ðồng qui nhi thù đồ”, “Ðường lối khác nhau mà cùng về một mối” (l’Unite dans la Diversité). Ðấy là cái ý thức “Dung Tam Tế” của Vạn Hạnh, “Tối thượng Pháp vương” của Ngộ Ấn, hợp Tịnh với Thiền, tình cảm với ý chí và lý trí thực hiện mà tác phẩm kiến trúc Chùa Một Cột là tiêu biểu cho khả năng sáng tạo vậy.
Dân tộc Việt nam đã thành tựu trong ngót hai ngàn năm quốc sử cái quốc hồn quốc túy phong phú mạnh mẽ, giầu tiềm năng, chúng ta cần phải trở về phản tỉnh để làm sống lại thì sự thâu hóa mới có sáng tạo. Ðứng ở chỗ gặp gỡ của ba sắc thái văn hóa độc đáo và chính yếu của thế giới là sắc thái xã hội của Trung Hoa, sắc thái tâm linh của Ấn Ðộ, sắc thái khoa học thiên nhiên của Âu Mỹ. Về quá khứ, dân tộc đã thâu hóa có sáng tạo sắc thái văn hóa Trung hoa và Ấn độ thành cái truyền thống tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”. Ngày nay vấn đề ấy được đặt ra cho chúng ta đối với sắc thái văn hóa khoa học thiên nhiên Âu Mỹ. Ðấy là cả một vấn đề phối hợp phong phú khả năng sáng tạo giữa Ðạo học Ðông phương với Khoa học Tây phương vậy, Như Huston Smith đã kết luận bài tiểu luận của Ông nhan đề “Accents of World’s philosophies”. (Những đặc sắc của triết học thế giới):
“Chúng tôi đã gợi ra ý kiến rằng mỗi một trong ba đại truyền thống văn hóa (Trung hoa, Ấn độ, Âu Tây) đã thành tựu được những kết quả đáng kể đối với những vấn đề căn bản của nhân loại. Nhưng chúng cũng đã đưa đến miệng vực hủy hoại vì một trong ba truyền thống không đủ để tâm đến hai truyền thống còn lại. Kết luận hiển nhiên là một nền văn hóa thích đáng phổ cả ba thanh âm thành một bản hòa tấu. Trong sự phát triển bản hòa tấu ấy của một nền văn hóa thế giới thì ba truyền thống được xem như bình đẳng. Mỗi một truyềng thống đều có điều trọng yếu để cống hiến cho nhau và có điều để học hỏi lẫn của nhau.”(8)
Ðấy là đại khái định hướng cho vấn đề Quốc học Việt nam ngày nay đối với một nền Giáo dục Quốc gia thâu hóa sáng tạo vậy. Thâu hóa sáng tạo như hạt thóc kia rắc xuống, ở đấy nó thu hút vô số các chất liệu mầu mở khác nhau nào nước, nào không khí, nào phân bón, bào ánh nắng… hàng trăm thứ khác nhau để rồi nẩy thành cây lúa mà hạt thóc thì tiêu hủy đi, biến thành bông lúa với trăm ngàn hạt thóc mới. Ðấy là định luật của sự sống, vì sống là tiến hóa không ngừng, sống là thâu hóa sáng tạo, thâu hóa của người mà sáng tạo tự nơi mình và cho mình. Khoa học chú ý vào phương diện đặc thù của sự sống, Ðạo học chuyên tìm phương diện phổ quát của sự sống. Hợp cả hai phương diện thì mới có được đời sống đầy đủ viên mãn, nhân bản toàn diện khai phóng vậy.
(1) Ðạo đức luân lý Ðông tây, Saigon 19-11-1925
(2) Nguyên Pháp văn của E.Vayrac, T.C. dịch N.P số 140)
(3) Sử ký Toàn thư
(4) (Nam Phong đã dẫn trên số 167)
(5) (Ðại Việt sử ký toàn thư)
(6) Ce qui meurt et ce qui nait – p. 46 Plon
(7) Swami Vivekananda – “My Master”
(8) Huston Smith, Philosophy East and West, Hawaii University, July 1957, p. VII, 1,2.
Feature image: TT Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh trao bằng Tiến sĩ Danh dự tới Gs. Nguyễn Đăng Thục. (Hình do Hội Ái hữu Cựu sinh viên Đại học Vạn Hạnh cung cấp)