LÊ ĐẠI HÀNH
“PHÁ TỐNG BÌNH CHIÊM"
Lợi dụng triều đình nhà Đinh đang bất hòa, Tống triều đem quân sang đánh nước ta. Trước sự an nguy của đất nước, triều đình tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành. Quân Tống hùng hổ tiến vào nước ta theo 2 đường thủy bộ nhưng cả hai đạo quân đều bị quân ta mai phục đánh cho tan tành không còn manh giáp. Hầu Nhân Bảo tử trận, Lê Đại Hành đích thân cầm quân đánh thẳng vào tỉnh Quảng Đông, tiêu diệt toàn bộ hậu cần quân Tống.
Năm 990, Tống Cảo mang "Chiếu Thư" của vua Tống đến nước ta đã thuật lại trong "Tống Cảo Hành Lục" như sau: “Lê Hoàn cho dàn thủy quân và chiến cụ ra gọi là “Diệu Quân”. Trong khoảnh khắc, đoàn tùy tùng tháp tùng Hoàn đến, làm lễ nghinh đón ngoài thành. Hoàn ghìm ngựa nghiêng mình hỏi thăm Hoàng Đế, rồi cùng với Sứ giả buông cương ruỗi ngựa, mang trầu cau ra mời, đó là phong tục biểu lộ sự quý trọng. Nơi đây không có dân cư ở, chỉ là trại lính, dinh thự chật hẹp, ngoài cửa đề chữ "Minh Đức". Hoàn nhận chiếu không chịu bái lạy, viện cớ năm gần đây đánh giặc bị ngã ngựa nên không làm lễ được. Đứng một lúc rồi trải chiếu xuống thết tiệc. Trong trại lính khoảng 3 ngàn lính, trên trán có khắc chữ "Thiên Tử Quân"…”.
Với cung cách của một Hoàng Đế ngang hàng với Bắc phương, lúc nhận sắc phong nhà vua không quỳ lạy chiếu mà còn nói với sứ Tống là lần sau có quốc thư chỉ việc giao nhận ở biên giới là được rồi. Việc không quỳ lạy chiếu chỉ của Hoàng Đế Tống triều mang một ý nghĩa ngoại giao trọng đại là bang giao giữa 2 nước bình đẳng chứ không phải Quận Vương Giao Chỉ như sách sử Trung Quốc viết.
Năm 993, để chứng tỏ quyền uy của nước lớn "Thiên triều", Vua Tống sắc phong vua Lê là Giao Chỉ Quận Vương. Năm 995, vua Lê Đại Hành cho 500 thuyền chiến đến đánh phá Trấn Như Hồng ở châu Khâm, mùa hè năm 995 cho 5 ngàn quân đánh phá châu Ung để biểu dương sức mạnh của Đại Cồ Việt và cảnh cáo triều Tống. Vua tôi Tống triều biết rõ nhưng không dám động binh mà chỉ sai sứ sang giao hảo và hỏi khéo việc chiến thuyền Đại Cồ Việt đánh phá Như Hồng. Vua Lê Đại Hành cười ha hả rồi nói: “Nếu Đại Cồ Việt có đánh thì trước hết phải đánh vào Phiên Ngung rồi đánh Mân Việt, há chỉ có trấn Như Hồng mà thôi ư?.”.
Trước sức mạnh của Đại Cồ Việt, Tống triều đã phải công nhận vua Lê Đại Hành là Nam Bình Vương. Đây là biến chuyển ngoại giao đầy ý nghĩa khi Tống triều phải thừa nhận Hoàng Đế Lê Đại Hành là vua phương Nam. Cung cách hành xử đón tiếp sứ giả Tống trong một trại quân cùng với khẩu khí của bậc anh hùng cái thế khiến viên sứ triều Tống là Lý Giác phải kính phục, làm 2 câu thơ để tặng Vua Lê Đại Hành hàm ý ngoài “thiên tử Hán triều” cũng có vị Hoàng Đế Lê Đại Hành của Việt tộc nữa:
“Ngoài Trời còn có trời soi sáng,
Vầng nguyệt trong in ngọn sóng đầm”.
Năm 982 vua Lê Đại Hành lại thân chinh đi đánh Chiêm Thành sau khi nước này bắt giữ 2 sứ giả của Đại Cồ Việt là Từ Mục và Ngô Tử Canh. Vua Lê chém tướng Chiêm là Bề Mi Thuế tại trận, quân Chiêm đại bại. Quân ta thu vàng bạc châu báu, đưa 1 nhà sư Thiên Trúc và hàng trăm cung nữ về kinh sau khi triệt hạ toàn bộ thành trì Chiêm Thành.
Năm 990, Tống Cảo mang "Chiếu Thư" của vua Tống đến nước ta đã thuật lại trong "Tống Cảo Hành Lục" như sau: “Lê Hoàn cho dàn thủy quân và chiến cụ ra gọi là “Diệu Quân”. Trong khoảnh khắc, đoàn tùy tùng tháp tùng Hoàn đến, làm lễ nghinh đón ngoài thành. Hoàn ghìm ngựa nghiêng mình hỏi thăm Hoàng Đế, rồi cùng với Sứ giả buông cương ruỗi ngựa, mang trầu cau ra mời, đó là phong tục biểu lộ sự quý trọng. Nơi đây không có dân cư ở, chỉ là trại lính, dinh thự chật hẹp, ngoài cửa đề chữ "Minh Đức". Hoàn nhận chiếu không chịu bái lạy, viện cớ năm gần đây đánh giặc bị ngã ngựa nên không làm lễ được. Đứng một lúc rồi trải chiếu xuống thết tiệc. Trong trại lính khoảng 3 ngàn lính, trên trán có khắc chữ "Thiên Tử Quân"…”.