Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo
Một
sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở
triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền
Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là
các cư dân mạng.
Cuộc
triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng
đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị
cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất
15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng
ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.
Với
sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Cộng và Liên Xô, chiến dịch Cải cách
Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu
xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc
lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô
sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến
dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh
hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những
người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân
thường đạo lý.
Sự
khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:
Trong
số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người
thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận
chính sách này là một sai lầm.
Giới
trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay
nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc
triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia
trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu
sau gần 6 thập niên.
Để
các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên
hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng
là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo
Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị
khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói
tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn
đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng
vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet
phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng
đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều
người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp
chúng tôi được?
Trà
Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại nỗi đau chưa
lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học của chính mình.
Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam muốn né
tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn nhân dân phải quên
đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích nặng hơn. Không nhắc
thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên hiểu thế nào về những gì
ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận Việt Nam có quá khắc
khe hay không?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một vết nhơ xấu xa nhất
của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm. Mà triển lãm lại nói
phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen
thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông, chứ
giờ internet và Facebook đã là phương tiện truyền thông của mọi người.
Trà
Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên cũng có
người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn
giết, hành hạ người oan. Người qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để
đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong
tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa
chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh
ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo
lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà. Toàn tố
điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối. Gia đình
tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng
tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên
Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ
thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ
khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được.
Nếu họ triển lãm
trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của
mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy.
Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế. Khi
thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do thiếu
ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những địa chủ
phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm
là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí
Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng.
Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.
Trà
Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà nước lại
mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn hay muộn
hơn?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất
quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có
quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm
nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức
tỉnh.
Trà
Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc cách mạng
‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà báo Trần
Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước
cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc
tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người
tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống
trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại
vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ
làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước
triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải
lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải
cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một
cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng
khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.
Trà
Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ đen tối
trong lịch sử Việt Nam,
có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân
cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi
ngày Cải cách Ruộng đất trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký
ức còn đọng lại trong ông là gì?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã,
cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem
bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa
ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến
thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng
đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu
hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết.
Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp
trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn
hết.
Trà
Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân ông từng có
hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có hiểu vì sao
mình làm vậy không?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con
cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi
đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu
tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ
là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên
‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp,
bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này
thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố.
Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến
khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều
không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong
Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu
tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.
Trà
Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế nào không?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình
tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi
cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần.
Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình. Ngay cả
em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức
tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có
gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như
Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông
nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng
đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những
người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được
yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn.
Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi
thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy
tháng sau, ông chết.
Trà
Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt các thành
phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất cho bần cố
nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm máu và oan
sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ.
Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào
tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành
ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những
người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức,
không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu
ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng
do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.
Trà
Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải
phóng dân tộc…
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố
nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã.
Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm
1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu
thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc
ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con
người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô
cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.
Trà
Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của Cải cách
Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên sau?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất
nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy
ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về
với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp
này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng
đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất
nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị
lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng
ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.
Trà
Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông, Cải cách
Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà
văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố
mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ
tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được
vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như
chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau
thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể
nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là
phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà
Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho chúng tôi cuộc
trao đổi này.
Mấy
hôm nay trên các trang báo, các đài truyền hình, các websites, các blog và
facebook nổ tung một lượng thông tin rất lớn về cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng
Đất (1946 – 1955 tại Hà Nội, cơn bão thông tin như xới lên vết đau mà lâu
lắm rồi, 60 năm tưởng chìm vào quên lãng, chí ít là cũng tạm ngủ yên vì không
mấy ai nhắc đến nữa. Bao nhiêu cảm xúc được phơi bày cho thấy, quả thật là một
cuộc “cách mạng long trời lở đất” trong quá khứ còn hằn dấu cho đến hôm nay.
Phản ứng mạnh và sâu rộng như thế này không biết đến bao giờ biến cố tang tóc
này mới lắng xuống và trôi vào dĩ vãng?
Cuộc
cải cách ruộng đất những năm ấy ghi một dấu ấn sâu đậm vào cuộc sống gia đình
tôi, cách riêng cha tôi, mà cho đến giờ chết ông vẫn còn chưa nguôi ngoai nỗi
đau buồn. Không riêng gì nhà tôi, hầu hết các gia đình ở miền Bắc đa phần đều hứng
chịu, người cách này kẻ cách khác, kẻ cả những gia đình đã vào Nam trước nhưng
vẫn có liên hệ với họ hàng thân thuộc ở lại miền Bắc.
Năm
1945, khi Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền, cha tôi, đang còn là một thanh
niên, vội vàng bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con ở miền quê nghèo nàn của
mình, trốn lên thành thị để tránh bị ruồng bắt. Cha tôi chẳng làm gì để phải
mắc “nợ máu” với nhân dân, nhưng ông bị tìm bắt chỉ vì đã là chánh hội Nam
Thanh (hội Thanh Niên Công Giáo trong Giáo Xứ thời bấy giờ), bị xem là lực
lượng đối kháng với họ. Mẹ tôi kể “Bố vừa thoát ra khỏi nhà ban chiều, lúc sập
tối, thì nửa đêm họ ập vào nhà lục soát tra khảo mẹ”.
Sau
cái đêm kinh hoàng ấy, mẹ tôi đã tìm cách đưa đứa con trai đầu lòng trốn lên
thành Nam theo bố, ông Nội tôi thì giữ bằng được đứa con trai thứ hai ở lại quê
để “hương khói tổ tiên”. Mẹ tôi sẽ tìm cách trở về làng “đánh tháo” đứa con này
của mình, cha tôi sẽ đạo diễn “chiến dịch” ly kỳ ấy, vì không chịu được cảnh
“cứ xới cơm lên là mẹ lại khóc vì mất con”.
Cuộc
“bắt cóc” đứa con trai được thực hiện đúng ngày lễ Đức Mẹ lên Trời, bổn mạng
của Giáo Họ, mọi người vui vẻ tham gia cuộc rước kiệu, ông Nội tôi mải mê đọc
kinh đi theo kiệu, anh tôi thoát ra sau mật lệnh của thím út, hai mẹ con gặp
nhau ở bãi tha ma rồi cắm đầu chạy. Cuộc đào thoát diễn ra ban đêm, hai mẹ con
băng qua các cánh đồng chứ không dám chạy trên mặt lộ sợ bị bắt lại. Khi đến
được nơi an toàn là bến đò, hai mẹ con xuống núp ở một canô chở chiếu đi buôn.
Lúc này mẹ tôi mới phát hiện ra túi bánh kẹo cha tôi mua, dặn trao cho thím út
mang về làm quà cho mọi người, vẫn còn đeo nguyên bên người… Sau này, năm 1975,
các anh tôi phải đi tù cải tạo xa, nhiều tháng ngày không tin tức, một lần nữa
mẹ tôi lại nhiều phen băng rừng tìm con, bà lồng lộn lên như con thú bị mất
con, quyết tâm giành lại cho bằng được.
Di
cư vào miền Nam
rồi, ngày được tin ông Nội tôi mất, cả nhà bao trùm một bầu khí thê lương. Bố
tôi ngồi rầu rĩ không nói gì, mấy ngày trôi qua trong im lặng đáng sợ, chỉ có
tiếng thở dài của bố và của mẹ, thỉnh thoảng các chú tôi đến nhà, mấy anh em
lại ngồi vò đầu thở dài với nhau. Mấy ngày sau bố tôi tổ chức phát tang rồi đi
dâng lễ ở Nhà Thờ, tối tối đọc kinh trong nỗi buồn hiu hắt. Sau này nhờ Ủy Hội
Quốc Tế, các danh thiếp liên lạc Bắc – Nam cho chúng tôi biết rõ hơn về
cái chết của ông. Sau 30 tháng 4, chính cô tôi vào Nam kể lại nhiều chi tiết đau xót
hơn nữa.
Ông
tôi, một nông dân nghèo, sở hữu 2 công ruộng, bị xếp loại địa chủ lôi ra đầu
tố. Cả cuộc đời chân lấm tay bùn, cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình còn
không đủ ăn lấy ruộng đâu ra mà cho tá điền làm thuê? Tính tình ông nhân hậu,
cho người hàng xóm mượn vài yến thóc, thế cũng đủ là nguyên nhân để bị kết tội
địa chủ. Người ta vin vào việc ông có thóc cho vay, chính người hàng xóm từng
được vay thóc đã quay ngược lại vu cáo ông tôi, rồi mấy người trong xóm theo
phong trào, nhảy dựng lên mà kể tội, bảo “lắm của nhiều bạc nên mới phè phỡn
sáng chiều chỉ mỗi một việc đến nhà thờ đọc kinh”!?!
Tòa
Án Nhân Dân quyết định xử tử hình ông tôi. Đêm trước ngày thi hành án, cô tôi
nắm một nắm cơm bò vào sân đình nơi nhốt ông tôi để ông ăn đỡ đói, khi bò vào
đến nơi trói ông tôi, sờ vào người thì ông tôi đã mất rồi, người cứng đờ không
còn biết gì nữa, cô tôi sợ quá không dám phản ứng gì, lẳng lặng bò ra. Hôm sau
họ đem xác ông ra vùi ngoài bãi tha ma, đến con ruột cũng không dám thắp nén
hương cho bố, mãi sau này mới đem cải táng về chung trong lăng mộ của gia tộc.
Cũng
sau năm 75, người hàng xóm từng cầm đầu đám đông đứng lên đấu tố ông tôi tìm
vào Nam,
ông ta tìm đến thăm gia đình tôi và ngỏ lời xin lỗi, cha tôi lẳng lặng không
một lời trách cứ. Sau bữa cơm mời khách, cha tôi bảo mẹ tôi cho họ ít tiền xe.
Khách
về rồi, cha mẹ tôi bùng nổ xung đột, khi có khách bà nhịn không nói, khách đi
rồi, bà bảo sao lại có thể dọn cơm đãi đằng kẻ đã vô ơn bất nghĩa, đã góp phần
làm hại cha của mình cơ chứ. Cha tôi vẫn không một lời, gương mặt ông hằn lên
nỗi đau khổ. Sau này khi ông đau nặng, những ngày tôi kề cận bên ông, nghe ông
tâm sự, tôi mới hiểu ông bị dằn vặt về tội bất hiếu, đã vắng mặt trong những
ngày khốn khổ của cha mình.
Không
ai có thể đo được sự tàn phá của một chính sách tàn ác và sai lầm, nỗi đau len
lỏi vào tận từng tâm hồn con người nạn nhân, di chứng đến nhiều thế hệ. Cái
cách thi hành chính sách “cải cách ruộng đất” làm sụp đổ cả một hệ thống đạo
đức xã hội, phá tan tình làng nghĩa xóm, gia đình anh em họ hàng ruột thịt, nó
cắt nghĩa tại sao tội ác về sau này sẽ hoành hành hung tợn, con người sẽ chém
giết nhau không gớm tay.
Người
tin vào Chúa đứng trước thách đố vô cùng to lớn, nếu thật sự vững tin vào Chúa,
phải chứng minh được rằng Tin Mừng có sức hàn gắn, chữa lành và thay đổi mọi
sự. Mỗi người tùy theo lương tâm mách bảo mà dấn thân cho sự sống của dân tộc
mình, dấn thân để không chỉ mang lại sự sống, nhưng còn là Sự Sống dồi dào bất
diệt (x. Ga 10, 10).
No comments:
Post a Comment