Wednesday, January 7, 2015

TƯỞNG NIỆM NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN VĂN BÁ



Thơ Nguyễn An Ninh


SỐNG


Sống mà vô dụng, sống làm chiSống chẳng lương tâm, sống ích gì?Sống trái đạo người, người thêm tủiSống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹnSống mắt dường đui, dạ thấy kỳSống sao nên phải, cho nên sốngSống để muôn đời, sử tạc ghi.


CHẾT


Chết sao danh tiếng vẫn còn hoàiChết đáng là người đủ mắt taiChết được dựng hình tên chẳng mụcChết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãiChết đây, chỉ chết cái hình hàiChết vì Tổ quốc, đời khen ngợiChết cho hậu thế, đẹp tương lai.





SỬ VIẾT TÊN ANH, TRẦN VĂN BÁ
 
Hồi chuông gióng, lệnh tử hình - tin dữ
Áo sinh viên nhuộm thẫm máu hùng anh
Sông núi Việt, đất hồn thiêng bất tử
"Ta còn sống đây" vang động lũy thành
 
Giờ hành quyết Saigon buồn rưng rức
Tuôn lệ sầu theo dòng chảy cuồng phong
Dòng máu đỏ từ trái tim tràn ngực
Thấm máu đào dâng đất mẹ mênh mông
 
Hỡi bạn trẻ, tiếng lòng Anh hiệu triệu
"Mưa phải từ lòng đất mẹ mưa lên"
Cả thế giới sẽ nhìn và sẽ hiểu
Dân tộc mình đâu luồn cúi: Đứng lên!
 
Anh đã viết sử xanh bằng xương máu
Sử viết tên Anh - viên ngọc sáng ngời
Khi nước mất, tang trắng người đau đáu
Để tang Anh, dân tộc tiếc ngàn đời
 Như Thương
(Viết nhân ngày giỗ Anh Trần văn Bá
8 tháng 1, 2015)
 
TỰ DO PHẢI TRANH ĐẤU BẰNG XƯƠNG MÁU VÀ CẢ TÍNH MẠNG


Tưởng niệm Trần Văn Bá và chiến hữu của anh 


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcUFVWE1LX0czckE/view?usp=sharing


Anh là gương sáng nên thế hệ cùng thời với Anh hoặc thế hệ sau Anh, họ biểu lộ sự tiếc thương Anh bằng nhiều cách: nhưtheo bước chân Anh đi, hoặc bằng những thể hiện nho nhỏ như tham gia những cuộc biểu tình vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ, chống Cộng Sản phản dân hại nước, chống Nghị Quyết 36 của CSVN manh nha khống chế Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hải Ngoại, chống Việt Gian nối giáo cho Việt Cộng


Vụ án bịp bợm


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcFUyRm1qbmlzWVE/view?usp=sharing

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã đem ra xử 21 người thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Những người này đã bị bắt trong nhiều đợt từ 1981 đến 1984.
 
Phiên tòa trong nhà hát : 1 vở kịch











 Phiên tòa diễn ra ở công trường Lam Sơn tai nhà hát lớn của thành phố Sàigòn và được phóng thanh ra ngoài đường cho một công chúng đông đảo tụ tập lại theo dõi. Các hình ảnh của phiên xử được báo chí ngoại quốc phát ra làm chấn động dư luận thế giới và gây bàng hoàng trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Sau vài ngày xử ngắn ngủi, từ 14 đến 18 tháng 12, với các luật sư do chính nhà cầm quyền chỉ định, tòa án cộng sản đã tuyên án tử hình 5 người mà chúng nghĩ là chủ chốt :

1.Mai Văn Hạnh
2. Trần Văn Bá
3. Lê Quốc Quân
4. Huỳnh Vĩnh Sanh
5. Hồ Thái Bạch

2. Trần Văn Bá
3. Lê Quốc Quân
4. Huỳnh Vĩnh Sanh
5. Hồ Thái Bạch
 
Tưởng Nhớ Trần Văn Bá
14/05/1945 - 08/01/1985
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLTRIeGJxNkVQTXc/view?usp=sharing
Bài Thơ Xuôi Cho Trần Văn Bá
Dương Như Nguyện, những ngày đầu năm 2007
Tôi chưa biết anh mà đã gọi tên anh ...
Trần Văn Bá
Tôi chưa hề biết anh
Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát
Ðứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi thơ ngây chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa sĩ, như nhà phát minh cơ khí.
 
Ngày mẹ đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc mà nghênh ngang,
cao vời mà nhân đạo,
cương quyết trong ân cần.


LÂM LỄ TRNH - MỞ LẠI HỒ SƠ TRẦN VĂN VăN, NGUYỄN VĂN BÔNG, TRẦN VĂN BÁ
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYTd1clJta1ZzV00/view?usp=sharing
(Nén hương cho sĩ khí Trần Văn Bá)
       
Nhiều năm đã trôi qua nhưng một số câu hỏi vẫn chưa được trả lời về hai vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn (1966) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (1971) cũng như án tử hình của nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp Trần Văn Bá (1985). Cả ba nạn nhân đều gốc Miền Nam Việt Nam. Vì những vụ này liên hệ đến lịch sử, đánh dấu ba giai đoạïn nhiễu nhương khác nhau của đất nước, nên người viết đã thu thập một số tài liệu, mong có thể giúp soi sáng phần nào một hồ sơ chứa đựng nhiều giả thuyết.

       
Nhiều năm đã trôi qua nhưng một số câu hỏi vẫn chưa được trả lời về hai vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn (1966) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (1971) cũng như án tử hình của nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp Trần Văn Bá (1985). Cả ba nạn nhân đều gốc Miền Nam Việt Nam. Vì những vụ này liên hệ đến lịch sử, đánh dấu ba giai đoạïn nhiễu nhương khác nhau của đất nước, nên người viết đã thu thập một số tài liệu, mong có thể giúp soi sáng phần nào một hồ sơ chứa đựng nhiều giả thuyết.


Lữ Anh Thư: Đầu năm nhớ anh Trần Văn Bá


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSE5MbmhXWDFzbjA/view?usp=sharing
 Đầu năm nhớ anh Trần Văn Bá
Năm Bính Ngọ một ngày cuối dương lịch
Anh xa lìa đất mẹ lắm đau thương
Quyết một lòng tiếp sự nghiệp phụ thân
Anh thầm hẹn một ngày về bảo quốc
DƯƠNG-NHƯ-NGUYỆN :LES PAROLES TO SIR WHO GOES TO PARIS
MME.NGÔ chuyển ngữ  LỜI CHO ANH
 
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZjZ5T0Z0Vi1GODg/view?usp=sharing
 
 LES PAROLES TO SIR WHO GOES TO PARIS
Leave your door open tonight, ‘cause I will creep in
I’ll talk to your heartbeat
Tales of the affair between Paris and L’Indochine
I’ll breathe onto your heart memories of girlhood
and paint onto your mind images of what I once saw
of my beloved Paris


LỜI CHO ANH


Để ngỏ cửa tối nay cho em đến.
Theo nhịp tim anh, em sẽ thì thầm.Em sẽ kể về mối tình say đắm
Giữa Paris và Đông Dương của mình.
Em sẽ thổi vào tim anh, 
Những kỷ niệm xanh của thời con gái
Và vẽ trong trí anh, hình ảnh em đã thấy
Ôi! Hình ảnh Paris yêu dấu vô vàn


Ls. Nguyễn Văn Đài - Làm sao để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh?
 (Diễn Đàn Sinh Viên Việt Nam)
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZTZxTktycnNoQ3M/view?usp=sharing


 Trong một buổi nói chuyện với các bạn sinh viên, một em sinh viên hỏi tôi về kinh nghiệm để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh. Tôi nói với em rằng: Nếu chúng ta đưa ngọn lửa đấu tranh vào trong trái tim của mình, nuôi dưỡng nó ở đó, biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của mình thì sẽ không giờ tắt. Nếu chúng ta để ngọn lửa đấu tranh bên ngoài trái tim, chưa trở thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của chúng ta, thì khi gặp phải khó khăn, thử thách, bắt bớ, tù đày, ngọn lửa đấu tranh đó sẽ bị tắt.

Nhân dịp đây, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình và của những người bạn để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh trong các bạn trẻ, các bạn sinh viên.

Nhân dịp đây, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình và của những người bạn để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh trong các bạn trẻ, các bạn sinh viên.


No comments:

Post a Comment